Khi học viết IELTS Writing task 2, người học thường được dạy cần phải đưa vào bài các ví dụ nhằm làm sáng tỏ hơn luận điểm người học đang trình bày. Tuy nhiên, liệu người học đã hiểu được đầy đủ mục đích và tầm quan trọng của việc lấy ví dụ trong IELTS Writing Task 2 chưa? Hay người học liệu đã biết cách lựa chọn ví dụ như thế nào cho hợp lí chưa? Mong rằng qua bài viết này, tác giả sẽ phần nào giúp người học trả lời được 2 câu hỏi trên.
Key Takeaways
Việc đưa ví dụ vào bài là một trong số các tiêu chí mà giám khảo nhìn vào khi chấm bài viết của thí sinh, vì thế nên việc cung cấp các ví dụ để làm rõ cho luận điểm rất được giám khảo khuyến khích.
Khi đưa ví dụ vào bài thì người học cần chú ý một vài điểm sau
Nêu các ví dụ có tính bao quát, áp dụng được cho nhiều đối tượng, hạn chế lấy các ví dự từ kinh nghiệm sống cá nhân mà không khái quát hoá chúng.
Có thể “sáng tạo” các báo cáo, khảo sát để cho thành ví dụ, tuy nhiên không nên đưa vào các ví dụ đó các số liệu quá cụ thể.
Cần phải nêu ra được sự liên kết giữa ví dụ và luận điểm chứ không chỉ viết ví dụ xong để đó mà không có sự đào sâu phân tích.
Tầm quan trọng của việc thể hiện ví dụ trong IELTS Writing task 2
Cuối mọi đề bài IELTS Writing task 2 đều có câu sau:
Give reasons for your answer and include any relevant examples from you own knowledge or experience.
Write at least 250 words.
Có thể thấy người học bên cạnh việc đưa ra lí do và lập luận cho ý kiến của mình mà còn cần phải đưa ra các ví dụ liên quan từ kinh nghiệm và kiến thức của bản thân. Có thể thấy ví dụ là 1 trong những yếu tố có thể coi là bắt buộc và vô cùng quan trọng trong quá trình viết bài.
Bên cạnh đó, 1 trong 4 tiêu chí chấm điểm của phần IELTS Writing Task 2 chính là “Task Response”, hay có thể hiểu là khả năng người học có thể hoàn thành được đúng yêu cầu mà đề bài đưa ra. Cụ thể, trong band descriptors từ IELTS, để đạt được điểm Task Response từ 6 trở lên, người học cần phải đáp ứng được yêu cầu sau:
Band 6: ‘presents relevant main ideas but some may be inadequately developed/unclear.’
(Các luận điểm đưa ra có liên quan đến chủ đề, tuy nhiên một vài luận điểm vẫn còn chưa được phát triển đầy đủ hoặc còn mơ hồ, chưa rõ ràng)
Band 7 task response: ‘presents, extends and supports main ideas, but there may be a tendency to overgeneralise and/or supporting ideas may lack focus.’
(Đưa ra, mở rộng và phát triển được các luận điểm, tuy nhiên vẫn còn xu hướng tổng quát hoá quá mức (hay còn gọi là tình trạng “vơ đũa cả nắm”) hoặc/và các luận cứ còn chưa thực sự làm rõ được luận điểm)
Band 8 task response: ‘presents a well-developed response to the question with relevant, extended and supported ideas.’
(Xử lí được yêu cầu của đề bài bằng các luận điểm có liên quan, mở rộng và có các luận cứ hỗ trợ)
Có thể thấy việc có các “luận cứ” (supporting ideas) là tiêu chí phân biệt giữa thí sinh đạt band 7 hay 8 với các thí sinh đạt các band thấp hơn. Nếu như người học chỉ viết các “luận điểm” (main ideas) mà không hề có những luận cứ, hay cụ thể là các lập luận và ví dụ, giúp làm sáng tỏ thì bài viết của thí sinh sẽ không thể đạt được điểm tiêu chí Task Response được quá 5.0.
Chính vì vậy, khi viết bài, người học cần phải chú ý phát triển các luận điểm một cách sâu nhất có thể bằng các ví dụ hay các lập luận của bản thân thay vì chỉ đưa ra một loạt luận điểm nhưng lại không đào sâu vào bất kì một luận điểm nào.
Những điều cần lưu ý khi đưa ra ví dụ trong bài viết của bản thân
Sau khi đã biết được tầm quan trọng của việc đưa ví dụ vào bài viết, câu hỏi tiếp theo sẽ là “Vậy thì thế nào là một ví dụ hay và phù hợp để cho vào bài viết?” Nhằm trả lời được câu hỏi này, tác giả sẽ đưa ra một vài lưu ý người học nên nhớ mỗi khi có ý định đưa ví dụ vào bài viết của mình để bản thân người học có thể lựa chọn và đánh giá đâu là ví dụ nên cho vào, đâu là ví dụ nên loại bỏ cũng như biết được cách đưa ví dụ vào bài viết như thế nào cho hợp logic nhất có thể.
It is advisable to present examples beyond personal experiences that learners can observe, while refraining from citing examples solely from their own circumstances.
Xét ví dụ sau đây:
On the one hand, it is true that an employee’s personal life can sometimes affect their professional one. People who are married with children might need more time off for family commitments. For example, last month I had to take a week off of work to look after my sick son. …(nguồn: blog.myieltsclassroom.com)
Có thể thấy người viết đã thêm một ví dụ từ kinh nghiệm sống của chính bản thân mình để làm rõ cho luận điểm tại sao cuộc sống cá nhân lại ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của họ.
Về mặt lí thuyết, không giám khảo nào cấm người học đưa vào các ví dụ từ chính cuộc sống thường ngày của mình. Tuy nhiên, do đây là một bài viết học thuật, các ví dụ nêu ra nên có tính áp dụng cho nhiều đối tượng hơn là chỉ bản thân người viết. Vì vậy nên việc đưa vào bản thân mình hay cha mẹ, con cái, thú nuôi của mình vào bài sẽ khiến bài viết mang hơi hướng cá nhân, giảm đi tính học thuật và “formal”.
Vậy trong trường hợp người học không nghĩ được ví dụ nào khác thì làm thế nào để người học có thể “tổng quát hoá (generalize)” những ví dụ cá nhân trên. Rất đơn giản, người học chỉ cần thay những đại từ, tân ngữ, từ sở hữu mang tính cá nhân (ví dụ như “I”, “my”) thành các từ mang tính chung hơn (ví dụ như “people”, “they”, “them”, “their”). Ngoài ra, với những ví dụ sử dụng thì quá khứ đơn (diễn tả sự kiện đã xảy ra), người học nên đổi sang thì hiện tại đơn (diễn tả một sự thật nào đó).
Vậy thì ví dụ trên có thể được chuyển thành như sau:
On the one hand, it is true that an employee’s personal life can sometimes affect their professional one. People who are married with children might need more time off for family commitments. For example, many parents/people have to take time off work so that they can look after their children when they are sick. …(nguồn: blog.myieltsclassroom.com)
Có thể thấy trong câu trên, ví dụ người viết đưa ra đã mang tính học thuật hơn, khách quan hơn, khái quát hơn, hướng về nhiều đối tượng hơn (many parents) mà không bị mắc lỗi khái quát hoá quá đà, hay còn gọi là “vơ đũa cả nắm” do ví dụ chỉ ghi là “nhiều bậc cha mẹ” (many parents) chứ không nói về “tất cả các bậc cha mẹ” (all parents).
Avoid concocting examples containing specific numerical data.
Việc “sáng tạo” ví dụ là điều hoàn toàn được chấp nhận trong IELTS Writing Task 2 do giám khảo sẽ không thể kiểm tra độ xác thực của chúng. Người học hoàn toàn có thể sáng tạo một cuộc điều tra của chính phủ, một bài báo cáo từ một toà soạn báo nào đó, một bài nghiên cứu từ trường đại học,… để giúp làm sáng tỏ ý kiến của mình, miễn sao là những ví dụ đó phải “đáng tin cậy”.
Một trong những cách người học sử dụng để tăng “độ tin cậy” của ví dụ mà họ sáng tạo là đưa số liệu vào. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này sẽ làm giảm đi “độ tin cậy” và đôi lúc còn càng khiến giám khảo nhận ra là người viết đang “bịa” số liệu.
Xét 2 ví dụ sau:
“For instance, a recent report in Business weekly magazine indicated that the number of shoppers making purchases online has risen by 61% due to low costs and free delivery.”
“For instance, a recent report in Business weekly magazine indicated that the number of shoppers making purchases online has risen considerably due to low costs and free delivery.” (nguồn: ieltsfocus.com)
Có thể thấy ví dụ thứ 2 không sử dụng số liệu, tuy nhiên đây lại là ví dụ đáng tin hơn và được đánh giá cao hơn là ví dụ đầu tiên do 2 yếu tố sau đây:
Người học chỉ được cho 40 phút để viết bài mà không được tiếp cận với bất cứ nguồn tài liệu ngoài nào. Vậy thì làm thế nào mà người học có thể đưa ra số liệu chính xác thế này được nếu như trên đề bài không có số liệu gì như trong IELTS Writing Task 1? Chính vì vậy giám khảo thường sẽ mặc định cho rằng đây là một ví dụ do người viết tự sáng tạo ra.
Đây là một bài luận thiên về nêu ý kiến cá nhân, không phải là một bài khoá luận hay là một bài nghiên cứu chuyên môn, vì vậy việc đưa số liệu vào sẽ khá thừa. Ngoài ra, trong task 2 giám khảo thường sẽ chấm về cách sử dụng từ ngữ trong ví dụ hơn là các số liệu người học đưa vào. Vì vậy, bằng cách dùng “risen considerably”, người học có thể đánh giá được cách sử dụng từ ngữ và dạng từ trong tiếng Anh của thí sinh tốt hơn là một con số phần trăm nào đó.
Examples must be contextually relevant to the argument.
Sau khi người học đã có cho mình những ví dụ phù hợp để cho vào bài viết, một việc mà người học cần phải làm là chỉ ra ví dụ liên quan thế nào đến luận điểm đã nêu trên. Hay nói cách khác là trả lời cho câu hỏi “đã có ví dụ rồi thì sao?”. Kể cả trong trường hợp mối liên kết đó có hiển nhiên như thế nào, người học cũng cần phải thể hiện ra mối liên kết đó trong bài viết của mình. Người học chỉ cần một câu văn “cột” lại ví dụ với luận điểm là đủ để tăng tính logic và tính rõ ràng cho ý kiến mình đang làm sáng tỏ.
Ví dụ:
“However, I concur with those who argue that there exist numerous additional motives for acquiring proficiency in a foreign language. Above all, the acquisition of a foreign language during formal education is obligatory in most nations, thereby serving the purpose of fostering a comprehensive education. Indeed, there are individuals who may solely engage in activities such as reading literature or watching films in their chosen second language. Furthermore, scientific studies have demonstrated that individuals who are multilingual experience a decelerated progression of degenerative illnesses like Alzheimer’s, as the utilization of multiple languages stimulates increased brain activity and the release of hormones that retard the advancement of such conditions.” (source: blog.myieltsclassroom.com)
In the aforementioned example, the author provides an instance illustrating that individuals proficient in multiple languages exhibit a slower deterioration of cognitive functions. Nevertheless, the author fails to explicitly indicate the relevance of this example to the topic of the passage - the reasons why individuals should learn foreign languages, although the implicit connection is perceptible. In this scenario, learners could supplement a concluding statement to establish a link between the example and the passage's theme, thereby enhancing the author's argumentation with greater coherence, logic, and organization, thereby avoiding the pitfall of providing examples devoid of analysis and elaboration:
“… Additionally, empirical evidence has confirmed that the advancement of degenerative diseases like Alzheimer's is attenuated in multilingual individuals, owing to the cognitive stimulation and hormonal regulation associated with the utilization of multiple languages. Consequently, an increasing number of individuals in their middle age are opting to learn a new language as a proactive measure to safeguard their future mental well-being.”