Bạn đã biết lễ hội 5 làng Mọc được tổ chức ở đâu chưa?
Thực tế, 5 làng Mọc là tên gọi chung của 5 ngôi làng cổ nằm ven bờ nam sông Tô Lịch, về phía Tây Nam của Hoàng Thành Thăng Long trong quá khứ. Trước đây, khu vực này được gọi là vùng Kẻ Mọc, gồm 7 làng là Thượng Đình, Hạ Đình, Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang. Trong đó, 5 làng Mọc bao gồm các làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang đã kết nghĩa anh em với nhau. Sau này, khi hai làng Cự Lộc và Chính Kinh được sát nhập lại với nhau nên vùng Kẻ Mọc chỉ còn 5 ngôi làng, được gọi là 5 làng Mọc.
Đều đặn mỗi 5 năm một lần, lễ hội 5 làng Mọc sẽ được tổ chức
Theo định kỳ mỗi 5 năm, lễ hội 5 làng Mọc lại được tổ chức. Mỗi lần tổ chức, một làng trong số đó sẽ đảm nhận vai trò chính. Nơi diễn ra lễ hội chính là tại các đình của các làng Mọc, bao gồm đình Phùng Khoang, đình Quan Nhân, đình Cự Chính và đình Giáp Nhất. Mỗi đình thờ một vị thánh riêng của làng đó.
Tại đình Cự Chính được thờ Đức Thành Hoàng là Lã Đại Liệu – một vị tướng của vua Ngô Quyền ngày xưa, được phong làm Tả tướng Quân. Ông cũng là một trong 12 sứ quân chiếm cứ miền Tế Giang trước đây. Đình Quan Nhân thờ Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng công cùng Thánh Bà Trương Mỵ Nương, con gái của làng Quan Nhân. Trong khi đó, đình Giáp Nhất thờ Thành Hoàng làng Phùng Luông – một vị tướng cùng anh hùng dân tộc Phùng Hưng chống lại nhà Đường đô hộ vào thế kỷ VIII. Đình Phùng Khoang là nơi thờ Thượng Đẳng Phúc Thần Đoàn Thượng, một vị tướng thời nhà Lý.
Nguồn gốc của lễ hội 5 làng Mọc
Theo truyền thuyết, ngày xưa, do thiên tai nên người dân xung quanh vùng phải chịu đói khổ. Trên đường là xác người khắp nơi. Ngoài ra, dịch bệnh lan tràn khiến người dân càng khốn khổ hơn. Lúc đó, người dân ở làng Phùng Khoang được vua phát cơm nắm và cháo cho người dân. Một cậu bé khi nhận được nắm cơm đã chia cho bốn cậu bé khác để cùng ăn. Sau này, năm người này đã thành anh em, cùng lập nghiệp ở vùng này và xây dựng thành những ngôi làng phát triển, trở thành 5 làng Mọc sau này.
Do đó, lễ hội 5 làng Mọc được hình thành từ thói quen kết nghĩa giữa năm làng: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang với ý nghĩa kết thân và hỗ trợ lẫn nhau. Lễ hội được tổ chức tại bốn đình thuộc hai quận, bao gồm Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân ở phường Nhân Chính và Phùng Khoang ở phường Trung Văn.
Vở múa con đĩ đánh bồng được biểu diễn trong ngày diễn ra lễ hội
Lễ hội 5 làng Mọc là một sự kiện lớn, từ xưa chỉ vào những năm có thành tựu lớn mới tổ chức. Từ năm 1992, người dân 5 làng đã thống nhất tổ chức hội một lần mỗi 5 năm. Lễ hội diễn ra vào hai ngày 11 và 12 tháng Hai, mỗi làng sẽ lần lượt đảm nhận trách nhiệm tổ chức. Trong những năm không phải năm hội lớn, mỗi làng vẫn tổ chức lễ theo tập tục.
Ý nghĩa sâu sắc của lễ hội 5 làng Mọc
Lễ hội 5 làng Mộc là một sự kiện quan trọng, là dịp để người dân tưởng nhớ những vị tiền bối có công với làng và dân tộc. Ngày nay, lễ hội vẫn giữ được nhiều phong tục, nghi lễ của cư dân vùng ven đô, là minh chứng cho sự oai hùng của lịch sử dân tộc trong quá trình chống giặc ngoại xâm và nỗ lực giữ nước của cha ông.
Lễ hội 5 làng Mộc được tổ chức như thế nào?
Các bước chuẩn bị cho lễ hội 5 làng Mộc
Trước ngày diễn ra lễ hội 5 làng Mộc, cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương sẽ họp bàn để chuẩn bị. Người dân sẽ chọn những cá nhân đảm nhận vai trò chính trong lễ hội như bầu hậu (điều hành lễ hội, là người cao tuổi và am hiểu về nghi lễ của làng, được người dân tin tưởng). Họ cũng sẽ bầu ông Khởi chỉ - người phục vụ lễ hội, ông bà Tổng cờ, đội tế, đội múa bài bông, đội rước kiệu, v.v. Nhóm người được chọn phải là những người khỏe mạnh, không vướng tang để tập luyện trước lễ.
Ngoài ra, người dân cũng sẽ chuẩn bị lễ vật để dâng Thánh, gồm mâm lễ chung do cụ Từ chuẩn bị, bên cạnh những mâm lễ riêng của các xóm do các cụ già, các dòng họ, và các gia đình tự sắp xếp. Mỗi làng cũng sẽ chuẩn bị một kiệu gồm xôi, thịt lợn, bánh, quả để đưa đến làng đăng cai.
Lễ hội thu hút sự chú ý của nhiều người dân đến từ 5 làng và xa hơn nữa
Đoàn rước sẽ diễn ra trong tiếng kèn, trống và đi chậm trước khi đến đình
Hai bên đường là người dân đứng chờ đón đoàn rước
Lễ hội là dịp để những người con xa xứ trở về thăm quê hương