
Sứa ma khổng lồ đã được ghi nhận xuất hiện ở biển cả khoảng 100 lần kể từ khi con người phát hiện ra chúng vào năm 1899. Tuy chúng có phân bố rộng rãi ở hầu hết các đại dương trên thế giới (trừ Bắc Cực), nhưng đây chỉ là lần thứ 9 mà các nhà nghiên cứu tại MBARI đã bắt gặp chúng.

Loài sứa này thường sống ở vùng nước được gọi là 'vùng bóng tối', nơi có độ sâu từ 1.000 mét đến 4.000 mét dưới bề mặt đại dương. Vùng nước này không được chiếu sáng từ ánh sáng mặt trời, và những sinh vật sống ở đây thường có hình dạng kỳ lạ và đáng sợ, và sứa ma khổng lồ không phải là ngoại lệ. Chúng có thân rộng hơn 1 mét và xúc tu dài đến 10 mét. Hình ảnh của chúng khiến cho người ta phải suy nghĩ về việc xúc tu dài như vậy có thể quấn lấy mọi thứ trong tầm với, và miệng lớn của chúng có thể tiêu hóa được gì...
Các nhà nghiên cứu tại MBARI cũng đã quan sát được một chú cá bơi gần sứa ma khổng lồ. Trong khi 'vùng bóng tối' thường trở nên trống rỗng, không có nơi trú ẩn cho các loài cá nhỏ tránh khỏi những sinh vật săn mồi lớn, thì sứa ma khổng lồ trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho chúng, cho phép các loài cá nhỏ có thể ẩn mình vào những con sứa này... miễn là chúng tránh được xúc tu và miệng ăn của chúng.
Theo MBARI, Gizmodo