Sao băng - mảnh meteor
Hãy cùng khám phá điều bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sao băng là hiện tượng ánh sáng xảy ra khi một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất và bay hơi do ma sát với khí quyển, nhanh chóng nóng chảy. Tảng đá trên đó là một thiên thạch và ánh sáng được tạo ra khi thiên thạch di chuyển qua bầu không khí, được biết đến là sao băng hoặc shooting star (ngôi sao băng).
Dưới đây là một trận mưa sao băng nổi tiếng Perseids được chụp từ sa mạc Black Rock tại Nevada. Bức ảnh này thực tế là một sự kết hợp của nhiều bức ảnh, thể hiện 29 sao băng:
Perseids là một trận mưa sao băng liên quan đến sao chổi Swift – Tuttle. Trevor Bexon [CC by 2.0]/Flickr
Meteoroid - mảnh thiên thạch
Thiên thạch có nguồn gốc từ sao băng trước khi bay vào khí quyển của Trái Đất. Kích thước của nó chỉ bằng một viên sỏi, tuy nhiên một số thiên thạch có đường kính lên tới một mét. Chúng thường là đá hoặc kim loại và thường là các mảnh của các tiểu hành tinh hoặc các sao chổi lớn hơn. Kích thước của các thiên thạch từ 10 micromet đến 2 milimet được gọi là micrometeoroids (tạm dịch: các tiểu thiên thạch) và bất cứ thứ gì nhỏ hơn thì được gọi là bụi không gian. (NASA đã chỉ ra rằng, Trái Đất đã và đang bị trút xuống với hơn 100 tấn bụi và các hạt nhỏ mỗi ngày).
Vẫn thạch – thạch sắt
Vẫn thạch là một thiên thạch tan rã không hoàn toàn khi bay vào khí quyển và rơi xuống một nơi nào đó trên bề mặt hành tinh. Có ba loại vẫn thạch: vẫn thạch đá, vẫn thạch sắt (thường bao gồm sắt – niken) và đá – sắt chứa chứa hỗn hợp cả hai. Khoảng 94 % các vẫn thạch là đá và 6% còn lại là hỗn hợp sắt hoặc đá – sắt.
Dưới đây là một vẫn thạch sắt:
Ma sát trong khí quyển đã làm biến dạng thiên thạch
Đây là phần bên trong của một vẫn thạch sắt – đá bao gồm các tinh thể olivine vàng – xanh được bọc trong chất nền sắt – niken.
Một lát cắt và đánh bóng của thiên thạch Esquel. Bảo tàng Hoàng gia Ontario
Tiểu hành tinh – asteroid
Xét về mặt kỹ thuật, tiểu hành tinh là những hành tinh nhỏ quay quanh Mặt Trời. Có hàng triệu tiểu hành tinh chủ yếu là đá và nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Chúng không mang đầy đủ đặc điểm của các hành tinh (do trọng lực không đủ lớn) hay sao chổi. Ngoài ra, chúng có kích thước thay đổi từ 10 mét đến 1000 kilomet. Universe Today viết: “Nếu chỉ xét các tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 100 mét trong Hệ Mặt Trời, thì có hơn 150 triệu. Hãy đếm những vật thể nhỏ hơn và số lượng sẽ còn nhiều hơn nữa”.
Trong tương lai, khi nhân loại bắt đầu đưa các phi hành gia đến những hành tinh khác và thậm chí xây dựng căn cứ ở đó, một số người cho rằng các tiểu hành tinh sẽ đóng vai trò như “các trạm xăng trong không gian”.
Vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc có thể thấy bằng màu trắng
Sao chổi – comets
Sao chổi là một thiên thể băng (đá, kim loại hoặc cả hai), khi đến gần Mặt Trời, nó nóng lên và bốc hơi một phần, tạo ra một bầu khí quyển nhỏ bao gồm bụi và khí. Đôi khi, sao chổi có thể được thấy giống như một cái đuôi. Với quỹ đạo hình elip dẹt, sao chổi tiếp cận Mặt Trời rồi lại rời xa trong khoảng thời gian dài. Một số quỹ đạo này đã tồn tại từ nhiều năm trước, thậm chí là hàng triệu năm.
Một ngôi sao chổi nổi tiếng nhất có tên là Halley, nó có thể nhìn thấy từ Trái Đất bằng mắt thường mỗi 75-76 năm một lần. Sự ghé thăm của sao chổi này được ghi lại từ năm 240 TCN, bao gồm cả các nhà quan sát thời Trung cổ. Tuy nhiên, đừng mất thời gian chờ đợi vì nó đã xuất hiện lần cuối trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986 và sẽ không quay trở lại cho đến năm 2061.
Đây là bức ảnh sao chổi Halley được chụp vào năm 1986:
Sao chổi Halley sẽ chỉ quay trở lại vào năm 2061
Chúng đẹp phải không? Thật tiếc là chúng rất hiếm khi xuất hiện