Có thể nói, Part 2 là phần mang yếu tố quyết định trong bài thi IELTS Speaking, vì khoảng thời gian thí sinh độc thoại liên tục trong 2 phút cho phép cho phép giám khảo đánh giá cụ thể và chính xác nhất khả năng nói thí sinh và từ đó định hình phần lớn điểm của thí sinh. Tuy nhiên, một bộ phận người học có những định kiến sai lệch về bài thi Part 2 (do đọc các bài viết sai lệch trên mạng, do thông tin truyền miệng đồn thổi vô căn cứ bởi những thí sinh khác hay bởi một số giáo viên thiếu trình độ…), gây ảnh hưởng đến khả năng khai triển nội dung, diễn đạt ý tưởng, sử dụng từ vựng cũng như phát âm. Bài viết này sẽ phân tích 5 lầm tưởng phổ biến trong IELTS Speaking Part 2 và từ đó đưa ra các Phân tích 5 lầm tưởng phổ biến trong IELTS Speaking Part 2 và đưa ra các tips for IELTS Speaking Part 2 giúp thí sinh đạt điểm cao , giúp thí sinh có thể phát huy tốt nhất khả năng nói của mình và đạt điểm cao trong bài thi IELTS Speaking.
Common misconceptions and strategies for IELTS Speaking Part 2
Must respond to all suggested questions on the cue card
Trong Part 2, thí sinh sẽ bốc 1 cue card, gồm chủ đề nói và một số câu hỏi gợi ý (bắt đầu bằng các từ để hỏi như What, When, Why, How).
Ví dụ:
Describe a prize that you want to win
You should say:
What the prize is
What you need to do to get it
How you know about it
Why you want it
Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý rằng các câu hỏi này đơn thuần là các gợi ý để giúp thí sinh khai triển ý tưởng và xây dựng cấu trúc cho bài nói của mình. Thí sinh không bắt buộc phải đề cập đến tất cả các nội dung này.
Tương tự, thí sinh cũng không bắt buộc phải đi theo trình tự của các câu hỏi gợi ý, hay dành các khoảng thời gian bằng nhau cho mỗi gợi ý. Với mỗi câu hỏi, thí sinh cũng không cần trả lời quá chi tiết cho mỗi câu hỏi hay liệt kê các thông tin một cách quá thành thật và máy móc.
Tips for IELTS Speaking Part 2: thí sinh nên chỉ tập trung vào 1-2 khía cạnh mà mình có nhiều ý tưởng nhất hay có thể sử dụng từ vựng, thành ngữ (idioms), cách diễn đạt tự nhiên và phù hợp nhất. Khác với bài thi Writing, bài thi Speaking không đánh giá nội dung ý tưởng của thí sinh (what is said), mà chỉ tập trung đánh giá cách thí sinh diễn đạt, trình bày nội dung đó (how it is said).
Ví dụ Describe a memorable trip that you had
You should say
Where you went
When you had the trip
What you did
Why it was memorable
Một thí sinh bắt đầu câu trả lời như sau:
“Last year, my family went to Dalat for 10 days from the 20th of June to the 30th of June. First, we went on the plane, which was a Vietnam Airlines plane. The flight took 1 hour and a half. After we arrived, we checked in, went to a restaurant to have lunch, then went to a little cafe nearby. After that, we went to a large temple called Truc Lam….”
Câu trả lời này dù chứa rất nhiều thông tin, đã trả lời rất chi tiết và đầy đủ cả 3 gợi ý đầu, nhưng cả từ vựng và ngữ pháp được sử dụng đều rất cơ bản. Thực tế, việc đưa ra các thông tin chi tiết như “20th of June to the 30th of June”, “ which was a Vietnam Airlines plane”… không giúp thí sinh có được thêm điểm.
Đặc biệt, việc phải ghi nhớ nhiều cụm thông tin như trên có thể khiến thí sinh bị quá tải, làm giảm khả năng kiểm soát bài nói và có thể làm mất điểm ở tiêu chí Trôi chảy (Fluency)
Thay vì đơn thuần liệt kê các hoạt động đã làm như trên, thí sinh có thể tập trung miêu tả chi tiết một hoạt động mà mình có nhiều từ vựng để diễn đạt hơn, ví dụ:
“Last year, my family went to Dalat for a short holiday, which I really enjoyed. We visited many spectacular sights, most memorably an ancient temple called Truc Lam, which was just a stone’s throw away from our hotel. We spent a whole afternoon there learning about the local culture and the history of Buddhism, which really broadened my horizon…” (tập trung vào diễn tả hoạt động tại chùa Trúc Lâm)
All off-topic content will result in point deductions
Trong bài thi Speaking, giám khảo không đánh giá các ý tưởng của thí sinh. Thay vào đó, họ chỉ đánh giá liệu thí sinh có đưa ra câu trả lời phù hợp với câu hỏi hoặc đề bài.
Vì vậy, thí sinh hoàn toàn có thể khéo léo chuyển các đề bài “khó” về các chủ đề thân thuộc hơn với bản thân mình mà không sợ bị trừ điểm vì “lạc đề”. Ví dụ với đề bài “Describe a hero that you admire” (Miêu tả một anh hùng mà bạn ngưỡng mộ), nếu bản thân không thần tượng một nhân vật xuất chúng hay một siêu nhân nào đó trong phim, truyện, thí sinh có thể hoàn toàn kể về những người thân thuộc hơn, ví dụ như cha mẹ mình.
Một câu trả lời mẫu có thể như sau: “To me, my dad is the greatest hero in my life because he always works hard to provide a better future for his kids. Despite many hardships, he always keeps a smile on his face and he has taught me a lot about perseverance and optimism…”. Việc có đủ ý tưởng để nói liên tục 2 phút về 1 người xuất chúng xa lạ sẽ khó hơn rất nhiều so với việc nói về người thân thuộc.
Lấy ví dụ khác, một thí sinh gặp đề bài “Describe your favorite book” nhưng lại ghét đọc sách, nên việc tự tưởng tượng ra 1 cuốn sách và nói liên tục 2 phút về nó sẽ là rất khó khăn. Thí sinh đó lại rất thích xem tin tức, và trước đó cũng đã từng nói về chủ đề xem tin tức. Thay vì cố gắng vắt óc nghĩ về một chủ đề mình không hề có ý tưởng gì, thí sinh đó có thể khéo léo xử lý đề bài khó thành dễ như sau:
“To be completely honest, I don’t have a favorite book because I’m not much of an avid reader. Rather than reading books, in my free time, I prefer to watch the news on the TV or to read the online news on my phone. The reason I’m not a fan of reading is because it is not engaging enough for me. Watching the news is much more exciting because I can be instantly updated about what is happening around the world…”
(Thành thật mà nói, tôi không có một cuốn sách yêu thích nào vì tôi không phải là người ham đọc nhiều. Thay vì đọc sách, trong thời gian rảnh rỗi, tôi thích xem tin tức trên TV hoặc đọc tin tức trực tuyến trên điện thoại. Lý do tôi không phải là người thích đọc sách là vì nó không đủ hấp dẫn đối với tôi. Xem tin tức thú vị hơn nhiều vì tôi có thể được cập nhật tức thì về những gì đang xảy ra trên khắp thế giới …)
Lưu ý: Dù không bị đánh giá về nội dung, thí sinh cũng nên khéo léo khi xử lý đề bài để câu trả lời được tự nhiên hơn. Ví dụ, thí sinh bắt đầu bằng 1 câu dẫn nhập từ đề bài gốc (Ví dụ: “To be completely honest, I don’t have a favorite book because I’m not much of an avid reader. Rather than reading books, in my free time, I prefer to watch the news on the TV or to read the online news on my phone.”), chứ không đột ngột nói về 1 chủ đề hoàn toàn khác (Ví dụ: “Today I’m going to talk about watching the news”).
It's advisable to memorize sample answers
Việc làm quen trước với các chủ đề chính trong bài thi Speaking, cũng như xem qua các bộ đề dự báo có thể giúp thí sinh có phần chuẩn bị tốt hơn cho bài thi của mình. Tuy nhiên, thí sinh nên trang bị một vốn từ vựng cơ bản về các trường chủ đề lớn, hay gặp như tả con người (ngoại hình, tính cách, cảm xúc…), sự vật, cảnh quan, trải nghiệm, sở thích…, chứ không nên học thuộc các câu trả lời mẫu đến từng câu từng chữ.
Việc chuẩn bị trước cho mọi đề bài mang nhiều rủi ro, vì vậy, thí sinh không nên học tủ hay dành thời gian học thuộc lòng các câu trả lời mẫu. Một mặt, việc học thuộc sẽ tạo ra rất nhiều áp lực cho thí sinh, khiến thí sinh dễ bị hoảng hay tệ hơn là không thể trả lời nếu gặp phải đề lạ, chưa từng chuẩn bị trước. Mặt khác, các giám khảo sẽ rất dễ dàng nhận ra một câu trả lời được học thuộc trước vì nó sẽ nghe máy móc, thiếu tự nhiên và phần lớn thí sinh sẽ ngắc ngứ, lúng túng nếu lỡ quên 1 từ/câu nào đó. Nói tóm lại, việc học tủ, học thuộc lòng từng câu chữ thường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm Fluency (trôi chảy) của thí sinh.
Thay vào đó, thí sinh nên dành thời gian luyện kỹ năng xử lý đề, xoay chuyển các chủ đề khó về các chủ đề thân thuộc hơn như đã hướng dẫn bên trên, giúp thí sinh tự tin rằng dù gặp đề nào cũng có thể nói được. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tâm lý và từ đó giúp thí sinh thể hiện tốt nhất trong phần thi.
Speaking quickly will lead to higher scores
Một số thí sinh lầm tưởng rằng càng nói nhanh điểm sẽ càng cao. Tuy nhiên, không có tiêu chí nào đánh giá tốc độ nói của thí sinh (trừ khi thí sinh nói quá chậm, rời rạc hoặc khoảng trống giữa các từ quá lớn) và việc nói quá nhanh còn dễ dẫn đến các vấn đề khác như vấp, líu lưỡi, phát âm không rõ, nuốt âm, gây khó hiểu cho giám khảo, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm thi.
Thực tế, phần lớn thí sinh khi đi thi sẽ nói nhanh hơn vì lo lắng. Các thí sinh có ngôn ngữ mẹ đẻ theo hệ tiếng (syllable-timed) như tiếng Việt (khoảng thời gian phát âm mỗi từ là dài bằng nhau) cũng sẽ thường nói nhanh hơn các thí sinh có ngôn ngữ mẹ đẻ theo hệ trọng âm (stress-timed) như tiếng Anh (Dauer 1982).
Tips for IELTS Speaking Part 2: thí sinh nên điều chỉnh tốc độ nói vừa đủ, không quá chậm cũng không quá nhanh. Đôi lúc, việc nói chậm lại một chút sẽ giúp thí sinh có thêm thời gian để suy nghĩ ý tưởng cho các câu văn tiếp theo, tránh trường hợp nói xong câu trước nhưng chưa kịp nghĩ câu sau nói gì, ảnh hưởng đến điểm trôi chảy (Fluency).
Examiners will not ask questions in Part 2
Although Part 2 is the candidate's solo performance, in most cases, examiners may ask 1-2 follow-up questions related to the candidate's previous response before moving on to Part 3. For example, with the topic “Describe a special occasion in your life”, examiners may ask additional follow-up questions such as
Explain how you manage your study time.
What do you consider essential for achieving happiness?
In reality, some candidates are surprised by these questions and are unable to react and respond adequately. For such questions, the tips for IELTS Speaking Part 2 are that candidates should respond similarly to questions in Part 3, with each answer lasting about 20-30 seconds.