Bánh trôi tàu (sủi dìn)với vỏ có màu vàng của bí đỏ và nhân vừng (mè) đen | |
Tên khác | Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn thực |
---|---|
Xuất xứ | Trung Quốc |
Vùng hoặc bang | Trung Quốc Đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Đông Nam Á |
Thành phần chính | Gạo nếp, đậu xanh, đậu phộng, gừng, vừng,đường, hạt sen, táo tàu,... |
Biến thể | bánh chay Chè khoai dẻo |
Thông tin khác | Tết Hàn thực |
|
Sủi dìn | |||
Phồn thể | 湯圓 or 湯團 | ||
---|---|---|---|
Giản thể | 汤圆 or 汤团 | ||
Bính âm Hán ngữ | tāngyuán or tāngtuán | ||
| |||
Nguyên Tiêu | |||
Tiếng Trung | 元宵 | ||
Bính âm Hán ngữ | yuán xiāo | ||
| |||
Tên tiếng Trung thay thế thứ 2 | |||
Phồn thể | 圓仔 or 米圓 | ||
Giản thể | 圆仔 or 米圆 | ||
Bính âm Hán ngữ | yuánzǐ or mǐyuán | ||
|
Sủi dìn (tiếng Trung: 湯圓; bính âm: tāngyuán; Việt bính: tong1jyun4) hay còn được biết đến với tên Chè thang viên hoặc bánh trôi tàu. Đây là một loại bánh trôi có nguồn gốc từ Trung Quốc, được làm từ bột gạo nếp với nhân đậu xanh hoặc vừng đen. Bánh thường được phủ lớp vừng đen và nấu trong nước gừng nóng, thêm chút dừa nạo lên trên. Các loại nhân của sủi dìn rất phong phú, trong đó nhân vừng đen và hạt sen nấu với táo tàu khô là ngon nhất.
Món này rất phù hợp với thời tiết lạnh của mùa đông, thường được bán kèm với chí mà phù và lục tàu xá.
Sủi dìn đã được du nhập vào Việt Nam qua các tỉnh phía Bắc cùng với người Hoa, và đã được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền.
Ý nghĩa tên gọi
'Sủi dìn' là cách gọi trong tiếng Quảng Đông của món Thủy viên (水圓: seoi2 jyun4, đọc là 'sởi yuỳn'). Từ 'sủi' có nghĩa là nước và 'dìn' chỉ hình tròn. Vì vậy, sủi dìn (bánh trôi tàu) đã được du nhập vào Việt Nam và biến tấu thành bánh chay trong dịp Tết Hàn thực. Từ 'sủi dìn' đã được các dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam Việt hóa. Ngược lại, người Triều Châu gọi món này là chè ỷ. Chè ỷ thường có kích thước nhỏ hơn, với nhiều loại nhân như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ nghiền, đậu phộng. Món chè được nấu trong nước đường có gừng, rắc mè rang vàng thơm khi ăn. Trong ngày cưới, người Hoa cũng nấu chè này để chúc phúc cô dâu và chú rể.
Thành phần nguyên liệu
Nguyên liệu chính bao gồm bột gạo nếp, vừng đen, đậu xanh, dừa nạo, gừng tươi, đường và các hương liệu đặc trưng. Có thể thay thế các loại nhân đậu xanh, vừng đen bằng các nhân khác như đậu đỏ, khoai lang, hạt dẻ, khoai môn, hạt sen, sô cô la, táo tàu khô,... hoặc thậm chí là trứng muối, trứng chảy (gọi là bánh trôi kim sa - 流沙汤圆). Viên sủi dìn cũng có thể được nhuộm màu tự nhiên từ dành dành, hoa đậu biếc, lá dứa, hoặc nước ép từ trái cây như dâu tây, việt quất.
Cách thức chế biến
Sủi dìn có vẻ bề ngoài tương tự như bánh chay truyền thống của Việt Nam, do công thức và nguyên liệu tương đồng, nhưng lại mang những đặc trưng riêng biệt từ Trung Quốc. Món này được làm từ bột nếp, với nhân vừng đen rang thơm lừng, trộn với dừa nạo để tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị và độ béo ngậy. Vỏ bột nếp có độ giòn, không dễ bị vỡ. Nước dùng để chế biến sủi dìn có màu vàng cánh gián đặc trưng, nhờ vào gừng tươi giã nhỏ nấu với nước đường mía. Mặc dù sủi dìn dễ làm, công đoạn chuẩn bị nguyên liệu khá công phu vì bột nếp cần phải xay với nước để mềm, dẻo. Khi làm, cần chú ý để nhân không bị rơi ra ngoài và nấu vừa đủ để bánh không bị nát.
Một cách làm khác là trộn 300 gam bột nếp với 100 gam bột tẻ trong một tô lớn. Rót từ từ nước ấm vào và nhào bột đến khi mịn không dính tay. Chia bột thành các viên nhỏ, vo tròn hoặc dài theo sở thích. Đun 2 nồi nước: một nồi để luộc bánh, nồi còn lại cho 200 ml mật mía, gừng thái sợi, và táo tàu sấy khô. Khi nồi nước luộc sôi, thả các viên bánh vào, đợi bánh nổi lên khoảng 1 phút, sau đó chuyển sang nồi nước mật mía gừng, ninh nhỏ lửa trong 5-10 phút để bánh ngấm vị ngọt.
Biến tấu
Ẩm thực Hải Phòng |
---|
Các món ăn, uống đặc trưng[hiện] |
Nguyên liệu, sản vật[hiện] |
Liên quan[hiện] |
Tại các tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, viên sủi dìn thường không có nhân và được nhuộm màu bằng gấc và nghệ.
Người Tày ở Việt Nam có món bánh Coóng phù với nhân đỗ xanh xào đường hoặc lạc rang giã nhỏ nấu với đường đỏ. Nhân bánh được đặt vào miếng bột mỏng, cuộn lại thành viên tròn. Nấu nước đường phèn với gừng cho thơm, rồi thả bánh vào nồi nước đường đang sôi. Khi bánh nổi lên là đã chín. Cho bánh vào bát với nước đường, thêm dừa nạo và lạc rang, rưới dầu chuối lên để tăng hương vị, thưởng thức khi còn nóng.
Bánh trôi mặn của người Tày, còn gọi là phoóng dăm, có nhân thịt mộc nhĩ và thường được ăn kèm với rau cải cúc tần, xương sườn và canh xương.
Bánh ngào của tỉnh Nghệ An là một biến thể của sủi dìn, kết hợp giữa bột nếp thơm và mật mía ngọt lịm, thêm lạc rang và gừng. Gừng là nguyên liệu quan trọng để tăng hương vị trong những ngày đông lạnh. Đặc biệt, khâu nặn bánh rất quan trọng vì độ tròn ảnh hưởng đến sự phồng và nở của bánh khi nấu.