Từ Khi Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ Công Bố Luật Cấm Phá Thai, Cho Phép Các Tiểu Bang Mỹ Áp Dụng Đạo Luật Này Để Thay Đổi Luật Của Bang Mình Về Vấn Đề 'Phụ Nữ Có Được Ban Cho Quyền Tự Phá Thai Hay Không?'. Điều Này Đã Kích Thích Ra Hàng Loạt Cuộc Biểu Tình, Gây 'Bùng Nổ' Trên Toàn Nước Mỹ.
Vậy Việc Đảo Ngược 'Roe v. Wade' Cũng Đã Chứa Đựng Hàm Ý Về Việc Phá Thai Hay Không Phá Thai Của Một Người Phụ Nữ Không Còn Là Quyết Định Thuộc Về... Cá Nhân Đó Nữa.
Dân Chúng Rất Phẫn Nộ! Đặc Biệt Là Những Nhà Hoạt Động Nữ Quyền Vẫn Đang Ngày Đêm Miệt Mài Cổ Vũ Người Phụ Nữ Trên Toàn Thế Giới Có Thể Tự Mình Đứng Lên, Trở Nên Độc Lập Qua Suốt Bao Nhiêu Bao Nhiêu Thế Kỷ.
Thế Rồi Một Đất Nước Được Coi Là Văn Minh - Tiến Bộ Nhất Thế Giới, Một Nơi Mà Quyền Tự Do Cá Nhân Nói Riêng Và Quyền Tự Do Con Người Nói Chung Thường Xuyên Được Giương Cao Cũng Phải... 'Bất Lực' Khi Chính Nó Đã Để Cho Những Người Công Dân Của Mình Phải Gào Lên Qua Loa Phóng Thanh Trong Cuộc Biểu Tình Ở Thủ Đô Washington Rằng: “Cơ Thể Của Tôi, Quyền Lựa Chọn Của Tôi'.
Ít ai biết rằng, cả một đám đông người biểu tình đã lan rộng khắp nước Mỹ, tụ tập ngoài trụ sở Tòa án Tối cao ở Washington, cầu nguyện dưới ánh nến,... và cả những phụ nữ quả cảm bị tạm giam là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ và đầy khó khăn mới có thể mang lại cho nữ giới. Đó là quyền lợi mà ta tưởng chừng như rất đơn giản và hiển nhiên như: được phép nói lên ý kiến, biểu tình, đòi quyền lợi bằng cách kiện chính phủ, như trường hợp của Norma McCorvey (xem chú thích sự kiện 'Roe v. Wade'),...
Những nỗ lực không ngừng nghỉ, hàng loạt sự cố gắng đã được tích luỹ từng chút, từng chút một để sau cùng mang lại cho nữ giới (ở mọi tầng lớp, chủng tộc, quốc gia, tôn giáo,...) những quyền lợi cơ bản như quyền bầu cử, quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền giữ lại số tiền mà họ lao động kiếm được, quyền học cao đẳng, đại học, làm nghề phi công (như trường hợp nổi tiếng của Amelia Earhart - nữ phi công đầu tiên thực hiện thành công chuyến bay một mình qua Đại Tây Dương), trở thành một bác sĩ chuyên nghiệp có bằng cấp, tham gia tranh luận tại tòa án, và phục vụ trong bồi thẩm đoàn,...
Tuy nhiên, phong trào nữ quyền dường như phải đối mặt với một thách thức mới! Thách thức này nảy sinh từ tự cung của phụ nữ (nói một cách trực tiếp). Nếu việc giành được quyền bầu cử trở thành một cuộc chiến tranh với thứ mà 'tôi xứng đáng có nhưng chưa có', thì bây giờ, xã hội đang áp đặt lên giới nữ sứ mệnh 'quyền lợi tự nhiên' của họ - điều mà phụ nữ mang theo như một bản án (một số sẽ hạnh phúc chấp nhận, nhưng với những người khác sẽ là gánh nặng) từ khi sinh ra: 'quyền làm mẹ'.
Dường như cách phân biệt giới hiệu quả nhất là dựa vào tính cách sinh học của họ (mặc dù tiêu chí này đã lỗi thời!). Người ta đã định nghĩa một cách cực kỳ đơn giản và lạc quan về giới: 'Đàn ông không sinh con, đàn bà có'. Và từ đó, bánh xe lịch sử vẫn quay một cách mạch lạc như vậy. Dù ở đâu, vào thời điểm nào đó, đột nhiên xuất hiện một số 'trở ngại', nhưng dù thế nào, chúng vẫn chưa đủ để ngăn chặn sự lăn bánh của thứ quy luật tạm bợ mà phụ nữ đã 'được gán nhãn' từ lâu! Bánh xe lịch sử vẫn quay...
Bà Mạc Tú Anh bị ép phải kết hôn từ khi còn nhỏ vì lý do gia đình, sau 6 năm chung sống, bà vẫn chưa thụ thai. Gia đình chồng dù đã thử nhiều cách nhưng bụng của bà vẫn im ắng. Thấy vậy, họ quyết định từ bỏ cô con dâu 'không biết sinh con'. Bà Mạc bị gia đình chồng đuổi ra khỏi nhà mà không cho mang theo bất kỳ tài sản nào. Cuộc đời của bà Mạc chỉ là một phần của hàng ngàn câu chuyện không hoàn thiện khác. May mắn thay, bà không bị 'quyền tự nhiên' đó áp đặt suốt cuộc đời! Câu chuyện của người phụ nữ Quảng Đông - Mạc Tú Anh vẫn không đủ để làm trở lại ý nghĩa sinh học của bà...
Nếu phụ nữ không sinh con, dân số sẽ già đi, gây ra vấn đề cho nền kinh tế quốc gia vì thiếu lao động trẻ có kinh nghiệm.
Dựa trên các dự báo về dân số của Việt Nam.
Việt Nam chỉ mất 19 năm để trở thành một xã hội già hóa, so với Pháp mất 115 năm. Sự già hóa dân số đem lại nhiều vấn đề cho xã hội, đặc biệt là thiếu hụt lao động trẻ.
Dân số già không chỉ gây ra các vấn đề về nguồn lực tài chính cho chính phủ mà còn làm giảm sức lao động trẻ, đẩy lùi sự phát triển của quốc gia.
Sự thiếu hụt lao động trẻ làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển văn minh hậu công nghiệp.
Những lời phê phán và than phiền này đã được phổ biến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Có rất nhiều bài báo chính thống đưa ra những vấn đề này với các tiêu đề rất nổi bật như: “Việt Nam đang đối mặt với sự giảm dần trong việc sinh con, thúc đẩy quá trình già hóa dân số” (Đài truyền hình Việt Nam - VTV); “Lý giải cho xu hướng kết hôn muộn” (Đài truyền hình Việt Nam - VTV); “Cặp đôi trẻ ở Việt Nam ngày càng chần chừ trong việc sinh con” (Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam); và bản tin nổi bật gần đây là “Tiêu điểm: Khi người trẻ kết hôn muộn” (VTV24).
Vậy qua những luận điểm trên, phụ nữ có nên hiến thân cho thứ “quyền lợi tự nhiên” của mình để phục hồi và phát triển kinh tế quốc gia không? Rất tiếc, những luận cứ được nêu trên không gì khác ngoài việc... ngụy biện.
A:
B:
Trong ví dụ này, B đã phóng đại việc “phá thai” thành “giết người hàng loạt” để dễ dàng phản bác luận điểm của A và chỉ trích luận điểm của A là ủng hộ việc “giết người hàng loạt”. Tuy nhiên, “phá thai” và “giết người hàng loạt” không có mối quan hệ gì. Nhân vật B đã bóp méo luận điểm của A (bằng cách chế nhạo, biến tấu, phóng đại, làm thô tục...) để tấn công quan điểm của họ và cho rằng ý kiến của mình là “đúng đắn hơn” (Trích từ Vietcetera). Đây là một ví dụ cụ thể về việc vi phạm lỗi ngụy biện 'bù nhìn rơm' rất nguy hiểm. Đáng tiếc! Sự bất ổn trong việc thực hiện các chính sách xã hội và hậu quả khủng khiếp của nó đã được chuyển sang phía phụ nữ, đặc biệt là tử cung của họ, một cách trơn tru như cách chiếc bánh xe 'bất bình đẳng giới' luôn hoạt động trong lịch sử...
A:
B:
Có lẽ tôi không cần phải thêm bất cứ điều gì nữa!
Có mối liên hệ nào giữa câu hỏi: “Tại sao người dân Mỹ lại phản đối mạnh mẽ trước luật mới về phá thai?” hoặc “Tại sao phụ nữ, đặc biệt là người trẻ, đang bắt đầu phản ứng lại với sự bất mãn của dư luận Việt Nam về việc phụ nữ ngày nay ít muốn sinh con?” Câu trả lời có vẻ đơn giản! Những áp lực và chỉ trích này đã khơi lại trong phụ nữ một vấn đề quan trọng từ quá khứ. Có thể các phong trào nữ quyền đã cố gắng giành lại quyền tự quyết định về cơ thể của phụ nữ, nhưng... quyền của tử cung thì không! Bởi vì ngay bây giờ, chức năng tự nhiên của bộ phận sinh học đặc biệt này của phụ nữ có thể cứu vãn cả một quốc gia đang “già hóa”. Ý nghĩa sâu xa hơn là nó có thể ngăn chặn quốc gia đó khỏi... tuyệt chủng - điều mà chúng ta thường bàn luận về Nhật Bản!
Những hoạt động vì nữ quyền đã nỗ lực để giải phóng phụ nữ khỏi sự hạn chế của các định kiến về giới tính. Trong quá khứ, sự tồn tại của một phụ nữ thường được liên kết với việc cần phải có một người đàn ông bên cạnh (có thể là cha, hoặc con trai). Từ lâu, kể từ khi Nora giả danh chữ ký của cha mình để vay tiền để cứu mạng chồng bệnh tật trong vở kịch 'Ngôi nhà búp bê' của Ibsen, nhưng bây giờ, phụ nữ đang đối mặt với một thách thức mới, đòi hỏi họ hy sinh chức năng tự nhiên của mình cho các chính sách kinh tế.
Những lúc này, thường tôi thường tìm kiếm sự khích lệ từ những người tiền bối. “Khôn đâu đến từ tuổi trẻ”, ít nhất trên nhiều phương diện, giải pháp đã và đang ẩn chứa trong quá khứ, chỉ chờ đợi thế hệ sau quay lại tìm hiểu. Về chủ đề nữ quyền, tôi sẽ tìm về tấm gương của những người phụ nữ đã tuân theo tinh thần này. Không ai khác ngoài cựu Bộ trưởng Ngoại giao Cách mạng miền Nam Việt Nam - Madam Nguyễn Thị Bình. Tôi vẫn nhớ cách bà mạnh mẽ phản bác các luận điểm không chính xác và biến tư duy của các nhà báo lớn bằng cách nói: “Thưa ông! Tôi nghĩ rằng, để giải quyết một vấn đề, chúng ta cần phải xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó.”
Nếu theo lời khuyên của bà, việc dư luận liệt kê hàng loạt hậu quả của việc phụ nữ “lười đẻ” như suy giảm tỷ lệ sinh hoặc dân số già là không có lý do. Bởi vì họ không muốn giải quyết vấn đề, họ chỉ than phiền về vấn đề và đổ lỗi cho một giới tính nào đó. Không ai muốn giải quyết vấn đề bằng cách liệt kê tất cả các hậu quả của nó. Điều mà họ cần làm là tìm ra nguyên nhân của vấn đề và xử lý nó! Thay vì đặt câu hỏi: “Tại sao phụ nữ lười đẻ?”, truyền thông nên thay đổi thành: “Vì sao phụ nữ e ngại việc sinh con?” sẽ tạo ra giải pháp hữu ích hơn. Tôi nghĩ tiêu đề sau thể hiện sự tôn trọng đối với chức năng tự nhiên của phụ nữ nhiều hơn. Bộ phận sinh học của họ không nên bị định hình bởi bất kỳ mục đích nào bên ngoài như “tăng tỷ lệ sinh” hoặc “giảm già hóa dân số”, “phát triển kinh tế”. Trong khi câu hỏi trước đó ngụ ý rằng nữ giới chịu trách nhiệm về việc nâng cao kinh tế, thì nay nên hướng đến giải pháp đúng đắn hơn.
Việt Nam không cần phải dựa vào quan niệm của một 'dân số vàng' để phát triển kinh tế. Mặc dù điều này có ý nghĩa, vì nó tạo ra điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu phát triển, nhưng hãy nhớ lại, đã từng có thời kỳ 'dân số vàng' sáng sủa ở Việt Nam chưa? Bắt đầu từ năm 2007, với tỷ lệ phụ thuộc dưới 50%, Việt Nam bước vào thời kỳ cấu trúc 'dân số vàng'. Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó? Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội mà không đạt được bất kỳ thành tựu đáng kể nào! Thậm chí dư luận còn không biết gì về thời kỳ sáng sủa đó! Cơ hội đã đến và lại đi. Chúng ta phải đợi ít nhất 100 - 200 năm nữa để thời kỳ vàng son quay trở lại...
Dân số lao động (15-64 tuổi) nhiều hơn gấp đôi dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi) hoặc tỷ lệ phụ thuộc dưới 50% được gọi là “dân số vàng”.
“Người càng đông thì tài nguyên phân bổ trên đầu người càng ít”. Tôi tin rằng Thomas Robert Malthus cũng sẽ đồng ý với luận điểm này. Hãy nhớ rằng Singapore chỉ có khoảng gần 6 triệu dân, Thái Lan chỉ hơn 70 triệu. Rất nhiều quốc gia trên thế giới không xây dựng chính sách phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên tỷ lệ tăng dân số hoặc dân số vàng. Nếu những quốc gia đó thực sự gặp vấn đề về lao động, họ có thể hướng đến những quốc gia tự hào về thời kỳ dân số vàng (như Qatar).
Tuy nhiên, có một đội ngũ lao động trẻ tuổi, giàu kinh nghiệm, đón đầu xu hướng của thời đại, sẵn lòng học hỏi, dẫn đầu các phương pháp sản xuất của nền công nghiệp tiên tiến hiện đại,... v...v, thì vẫn là điều tốt hơn phải không? Đúng vậy, nhưng không bằng cách đổ lỗi cho “đạo đức suy đồi” của một giới, hoặc “chủ nghĩa nữ quyền độc hại” mà phụ nữ không muốn sinh con!?
Vậy nguyên nhân là gì?
Phụ nữ không ngần ngại sinh con. Họ chỉ lo ngại về chi phí lớn để nuôi nấng một đứa trẻ. Việt Nam mới chỉ “thoát thai” khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, manh mún, với những lối sống cũ kỹ đậm chất phong kiến mang theo những định kiến cũ, lỗi thời. Thế hệ tiếp theo sống trong bối cảnh toàn cầu hóa với thông tin bùng nổ, họ tự xây dựng một cách sống và tư duy hoàn toàn khác biệt. So với thời ông bà, cha mẹ của họ, việc nuôi nấng một đứa con không tốn kém nhiều, hoặc nói rõ hơn là do họ có thể đáp ứng nhu cầu của con cái mình với một chi phí tương đối thấp! Nhưng thời nay đã khác, các thế hệ sau đã nhận thức được rằng, việc nuôi dưỡng một đứa con không thể tạm bợ, càng không thể “manh mún” như thời của ông bà cha mẹ họ ngày xưa (có thể đẻ tới mười mấy đứa con). Dân số càng đông, tài nguyên càng ít, sự cạnh tranh khốc liệt trong một thời đại học hỏi nhanh và thần tốc, dường như chỉ với nhu cầu cơ bản (ăn, uống, ngủ, nghỉ) thì chưa bao giờ là đủ. Tất nhiên là nếu các bậc làm cha làm mẹ không muốn đứa trẻ phải trải qua cuộc sống thiếu thốn và hối tiếc khi già. Phụ huynh đã phải bỏ ra rất nhiều tâm trí và tiền bạc để đầu tư cho mỗi đứa con của họ một nguồn lực lớn để có thể “tồn tại”, vững chắc (chưa kể đến việc phát triển, vượt lên trên) trong xã hội ngày nay.
Vậy phụ nữ, nhất là những người trẻ và các bậc làm cha làm mẹ, không bao giờ chỉ ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, thích hưởng thụ mà không sinh con như xã hội đã chỉ trích. “Họ không ích kỷ, chỉ thích vì lợi ích cá nhân, không chịu khó, không chịu gánh vác, nên không sinh con”. Không! Sự thực là, thế hệ sau đã nhận thức rất rõ, nhận thức rõ hơn về xã hội này, nên mới không sinh con, hoặc nói đúng hơn là “không dám” sinh con. Chính phủ không còn cách nào khác để khuyến khích sinh đẻ ngoài việc tăng cường các biện pháp an sinh xã hội, chính phủ sẽ là nguồn động lực giúp giảm bớt gánh nặng của việc sinh con và nuôi dưỡng con cái cho phụ nữ. Thay vì đổ lỗi, trách nhiệm cho một giới tính. Trong khi xã hội không thể chia sẻ gánh nặng với chi phí khổng lồ mà những người trẻ phải gánh mỗi ngày, thì càng không thể phát ngôn, ép buộc người trẻ phải “vì xã hội” hoặc “vì nhân loại”.
Tác Giả: Nguyễn Trần Như Ngọc, Bút danh Nguyễn Ngọc