1. Các nguyên nhân gây nứt hậu môn sau sinh ở phụ nữ
Nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh là hiện tượng phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
- Táo bón kéo dài: Phụ nữ mang thai thường gặp táo bón do thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Khi bị táo bón, phân thường khô và cứng làm cho việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp phải rặn khi đi đại tiện.
Táo bón kéo dài gây ra nứt kẽ hậu môn
Thói quen này, khi kéo dài, thường xuyên tạo áp lực lên vùng ổ bụng - trực tràng, có thể gây co thắt đột ngột và dẫn đến tổn thương niêm mạc hậu môn. Điều này có thể dẫn đến xuất hiện vết nứt trên niêm mạc hậu môn, gây ra chảy máu khi đi đại tiện.
- Trong quá trình mang thai, tăng cân ở vùng ổ bụng cũng tạo ra áp lực lớn lên xương chậu, gia tăng nguy cơ nứt hậu môn sau sinh.
Có một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng nứt hậu môn sau sinh là:
- Phụ nữ có cảm giác nóng rát và đau nhức ở vùng bên trong của hậu môn.
- Khi đi đại tiện, đau đớn tăng dần và đôi khi bệnh nhân thấy vùng hậu môn có hiện tượng chảy máu.
- Khi mắc bệnh, vùng hậu môn của bệnh nhân luôn ẩm ướt và có mùi khó chịu, nghiêm trọng hơn là vết nứt ở kẽ hậu môn có thể sưng tấy và chảy dịch vàng.
- Bệnh nhân có thể gặp hiện tượng tiểu rắt hoặc tiểu không đều.
Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn sau sinh rất giống với triệu chứng của bệnh trĩ, dễ gây nhầm lẫn. Do đó, các bác sĩ khuyên, nếu bạn phát hiện các biểu hiện không bình thường như trên, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
2. Hậu quả của nứt hậu môn sau sinh đối với sức khỏe là gì?
Nếu bị kéo dài, nứt hậu môn sau sinh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của các bà mẹ và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ bú mẹ. Chi tiết như sau:
- Bệnh tình gây ra những hậu quả tiêu cực cho tâm lý của người bệnh: Khi mắc nứt kẽ hậu môn, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng. Những triệu chứng như đau rát, ngứa, khó chịu, thậm chí là việc đi đại tiện có máu,… khiến cho phụ nữ cảm thấy chán nản, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nứt hậu môn tác động đến tâm lý của người mẹ
- Gây ra mất máu và thiếu máu: Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể chảy máu khi đi đại tiện. Vết nứt và vết thương càng lớn, lượng máu chảy càng nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra thiếu máu và gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, tụt huyết áp và ngất xỉu,...
- Điều trị khó khăn khi bệnh trở thành mạn tính: Thông thường, khi giải quyết được táo bón, bệnh nứt hậu môn sau sinh sẽ cải thiện và tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kéo dài từ 8 tuần trở lên, khi bệnh trở thành mạn tính, điều trị sẽ rất khó khăn.
- Nhiễm trùng hậu môn: Khi có vết nứt, hậu môn dễ bị ẩm ướt và chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu các khuẩn xâm nhập vào vết nứt, có thể gây ra nhiễm trùng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công đường ruột, trực tràng, thận,...
- Nhiễm trùng máu: Khuẩn có thể xâm nhập vào vết nứt, vào tĩnh mạch, gây ra nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Hoại tử hậu môn: Tình trạng nứt hậu môn có thể gây ra các ổ áp xe chứa mủ, gây hoại tử hậu môn.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Phụ nữ sau sinh gặp phải căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng chăm sóc con. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, đặc biệt là những trường hợp đang được bú mẹ.
3. Phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn sau sinh
Dưới đây là các phương pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả:
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý
Để ngăn ngừa bệnh, nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây
Người mẹ sau sinh bị nứt hậu môn cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học để giảm tình trạng táo bón:
+ Uống đủ nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm cho phân mềm hơn.
+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại tốt cho hệ tiêu hóa như khoai lang, rau mồng tơi, bí đỏ,…
+ Bổ sung thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, gạo lứt,… để tránh thiếu máu.
+ Vệ sinh hậu môn kỹ lưỡng bằng nước muối ấm, sau đó lau khô bằng giấy hoặc khăn mềm để tránh tổn thương.
+ Thực hiện việc đi vệ sinh đúng giờ, tránh rặn khi đi đại tiện.
+ Tập thể dục thường xuyên để giảm áp lực lên các cơ cũng như dây thần kinh hậu môn.
Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Thông thường, các loại thuốc này nhằm mục đích tăng cường lưu lượng máu đến niêm mạc hậu môn để hỗ trợ quá trình lành vết thương, làm mềm phân, giảm viêm, ngăn chặn nhiễm trùng,... Bệnh nhân không nên tự ý tự mua thuốc điều trị để tránh những hậu quả không mong muốn.