Công dụng của Ethambutol 400
Thuốc Ethambutol 400 được dùng để điều trị bệnh lao phổi, theo toa đơn của bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về dòng thuốc Ethambutol 400 này qua bài viết dưới đây.
1. Ethambutol 400 là gì?
Thuốc Ethambutol 400mg chứa Ethambutol hydrochloride 400mg cùng các thành phần phụ trợ như: Silicon dioxide colloidal, Magie stearate, Povidone, Dicalcium phosphate, Crospovidone, Ethanol 96%, Cellulose vi tinh thể, Hydroxypropylmethylcellulose, Talc, Polyethylene glycol 6000, Titanium dioxide, màu Tartrazine.
Thuốc Ethambutol 400mg được dùng để điều trị lao phổi kết hợp với các loại thuốc chống lao khác để ngăn chặn sự kháng thuốc.
2. Tác dụng của Thuốc Ethambutol 400?
Thuốc Ethambutol 400mg được sử dụng trong các trường hợp: Điều trị cả lao mới và tái phát, kết hợp với các loại thuốc chống lao khác như Isoniazid, Streptomycin, Rifampicin và Pyrazinamide để ngăn chặn sự kháng thuốc.
3. Liều Dùng và cách dùng thuốc Ethambutol 400 hiệu quả
3.1. Cách dùng
Thuốc Ethambutol được sử dụng uống kèm với thức ăn nếu có kích ứng đường tiêu hóa.
Người bệnh sử dụng 1 lần/ngày để đạt nồng độ trị liệu.
3.2. Liều dùng
Thuốc Ethambutol kết hợp với các thuốc kháng lao khác.
Người lớn và trẻ > 6 tuổi:
- Liều thông thường từ 15 mg Ethambutol/kg cân nặng, uống 1 lần/ngày hoặc 30mg Ethambutol/kg cân nặng, 3 lần/tuần, hoặc 45 mg Ethambutol/kg cân nặng, 2 lần/tuần.
Người bị suy thận:
- Độ thanh thải creatinin 70 - 100 ml/phút: Dùng liều không quá 15 mg Ethambutol/kg cân nặng/ngày.
- Độ thanh thải creatinin < 70ml/phút: Giảm liều Ethambutol theo chỉ định.
- Độ thanh thải creatinin 10 - 50 ml/phút: Cách nhau 24 - 36 giờ giữa các liều Ethambutol.
- Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Cách nhau 48 giờ giữa các liều Ethambutol.
Liều dùng thuốc Ethambutol trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
3.3. Quên và quá liều
Trường hợp quá liều:
- Quá liều xảy ra khi sử dụng hơn 10g Ethambutol. Có thể gặp buồn nôn, nôn ói, đau bụng, ảo giác, lú lẫn, sốt, liên quan đến thị giác.
- Khi ngộ độc Ethambutol, cần rửa dạ dày ngay và thẩm phân thận nhân tạo hoặc phúc mạc để giảm nhanh nồng độ thuốc trong máu.
Trường hợp quên liều:
- Thuốc Ethambutol theo đơn bác sĩ, ít khi bị quên. Nếu quên, hãy dùng ngay khi nhớ, không tăng gấp đôi liều.
4. Thuốc Ethambutol 400 gây ra những tác dụng phụ nào?
Khi sử dụng thuốc Ethambutol, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Thường gặp: Tăng acid uric máu, sốt, đau khớp trong 2 tuần đầu điều trị.
- Ít gặp: Giảm thị lực, không phân biệt được màu đỏ với màu xanh của lá, viêm dây thần kinh thị giác.
- Hiếm gặp: Đau đầu, viêm gan, giảm tiểu cầu-bạch cầu, phản ứng da, chán ăn, đau bụng, viêm dây thần kinh ngoại vi.
Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Ethambutol.
5. Chống chỉ định dùng thuốc Ethambutol 400
Thuốc Ethambutol 400 mg không được sử dụng nếu:
- Người bệnh quá mẫn cảm với Ethambutol hoặc thành phần khác trong thuốc.
- Người bệnh mắc viêm dây thần kinh thị giác.
6. Các lưu ý cần nhớ khi sử dụng Ethambutol 400 để điều trị
Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Ethambutol và tham khảo thêm một số thông tin sau.
- Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, cần giảm liều Ethambutol dựa trên nồng độ của thuốc trong huyết thanh.
- Cẩn trọng khi bệnh nhân mắc các bệnh về mắt, người già và trẻ em < 6 tuổi, vì có thể khó phát hiện và đánh giá các biến đổi về chức năng thị giác khi sử dụng Ethambutol.
- Chỉ sử dụng thuốc khi có đơn từ bác sĩ, vì đã có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc lên thần kinh thị giác và gây đau đầu.
- Ethambutol được biết có thể qua được qua thai kỳ, nhưng chưa có báo cáo về tác dụng phụ khi sử dụng trong thai kỳ. Người bệnh chỉ nên sử dụng Ethambutol khi có đơn từ bác sĩ.
7. Tương tác của Ethambutol 400 với các loại thuốc khác
Dưới đây là một số tương tác của Ethambutol 400mg với một số loại thuốc khác đã được báo cáo như sau:
- Kết hợp sử dụng Isoniazid cùng Ethambutol và các loại thuốc độc thần kinh khác như Hydralazine, Disulfiram, Chloroquine,... có thể tăng nguy cơ độc thần kinh (viêm dây thần kinh thị giác, ngoại biên).
- Kết hợp sử dụng Ethambutol với các Antacid chứa nhôm Hydroxide sẽ làm giảm hấp thu Ethambutol ở một số bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều Ethambutol phù hợp dựa trên nồng độ của thuốc trong huyết thanh.
- Kiểm tra thị lực của bệnh nhân đặc biệt là trẻ em trước khi sử dụng Ethambutol. Khi có dấu hiệu rối loạn thị giác, cần ngừng sử dụng thuốc ngay.
- Không nên sử dụng Ethambutol ở trẻ em dưới 6 tuổi.
- Ethambutol có thể kích thích tăng bệnh Gout.
Thuốc Ethambutol cần được kê đơn từ bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng trước khi có hướng dẫn sử dụng.