Tác dụng của thuốc Imedoxim 100 và 200
Thuốc Imedoxim là phương pháp chữa trị các ký sinh trùng gây viêm cho cơ thể. Thuốc có 2 dạng bào chế là Imedoxim 200 và Imedoxim 100. Việc tìm hiểu thông tin về thành phần và tác dụng giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Thuốc Imedoxim có công dụng gì?
Thuốc Imedoxim là gì? Thuốc Imedoxim chứa chất chính là Cefpodoxim dưới dạng Cefpodoxim proxetil. Sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe con người.
Thuốc Imedoxim có 2 dạng bào chế là Imedoxim 200 và Imedoxim 100:
- Viên nang 200g
- Gói cốm 100g
2. Công dụng và các trường hợp không nên sử dụng thuốc Imedoxim
2.1. Công dụng
Thuốc Imedoxim được dùng để điều trị những trường hợp sau:
- Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,
- Viêm phổi cấp trong cộng đồng.
- Nhiễm lậu cầu không biến chứng.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu không biến chứng
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
2.2. Không nên sử dụng
Thuốc Imedoxim không nên sử dụng ở người có tiền sử quá mẫn với thành phần hoạt chất như cefpodoxime proxetil.
3. Hướng dẫn sử dụng và liều lượng của thuốc Imedoxim
3.1. Hướng dẫn sử dụng
Thuốc Imedoxim có 2 dạng là viên nang và gói cốm, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ mà cách dùng khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc.
3.2. Liều dùng
Người lớn
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng: Liều 100 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 10 ngày.
- Viêm phổi cấp trong cộng đồng: Liều 200 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 14 ngày.
- Điều trị nhiễm lậu cầu không biến chứng: Liều 200 mg duy nhất.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu không biến chứng: Liều 100 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 7 ngày.
- Điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Liều 400 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 7 - 14 ngày.
Trẻ em
- Điều trị viêm tai giữa cấp tính: Liều 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày, chia làm 2 lần), dùng trong 10 ngày.
- Điều trị viêm họng, viêm amidan: Liều 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày, chia làm 2 lần), dùng trong 10 ngày.
Cần chú ý: Cefpodoxime nên sử dụng kèm thức ăn. Ở bệnh nhân suy thận (creatinine dưới 30 ml/phút), cần tăng cách liều đến 24 giờ. Ở bệnh nhân xơ gan không cần điều chỉnh liều dùng.
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Imedoxim
Trong quá trình sử dụng thuốc Imedoxim, người bệnh cần chú ý đến:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không dùng thuốc Imedoxim cho phụ nữ mang thai và cho con bú do hạn chế thông tin an toàn. Nếu cần dùng, cần chỉ định từ bác sĩ và cân nhắc lợi ích so với nguy cơ.
- Sử dụng đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi dùng thuốc Imedoxim cho người lái xe và vận hành máy móc, đặc biệt những công việc đòi hỏi sự tập trung, do thuốc tác động đến hệ thần kinh.
5. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Imedoxim
Hiện tại, các tác dụng phụ ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng đều ở mức nhẹ và thoáng qua. Bao gồm: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm đại tràng, đau đầu.
Rất ít khi gặp phản ứng quá mẫn, ngứa, phát ban, chóng mặt, thay đổi tiểu cầu, bạch cầu. Nếu gặp các tác dụng phụ bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh hợp lý.
6. Tương tác của các loại thuốc
- Kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc có thể gây ra tương tác thuốc nguy hiểm. Hoạt chất Cefpodoxime proxetil khi kết hợp với thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế H2 có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương khoảng 30%.
- Khi kết hợp Cefpodoxime với hợp chất gây độc thận, cần theo dõi chức năng thận. Nồng độ Cefpodoxime tăng khi dùng cùng với probenecid.
- Cephalosporins làm thay đổi kết quả thử nghiệm Coomb trực tiếp.
7. Xử lý khi quên hoặc sử dụng quá liều thuốc Imedoxim
Quên liều: Nếu quên một liều Imedoxim, hãy dùng sớm nhất có thể. Nếu gần liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như kế hoạch. Không bao giờ dùng gấp đôi liều.
Quá liều: Quá liều Imedoxim có thể gây biến chứng. Trong trường hợp khẩn cấp, gọi 115 hoặc đến cấp cứu ngay. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
Để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.