1. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là các tài sản vật chất nguyên thủy được hình thành và tồn tại trong tự nhiên, có thể được con người sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Chúng bao gồm năng lượng, thông tin tự nhiên, và các yếu tố giá trị khác mà con người có thể khai thác hiện tại và trong tương lai để phục vụ sự phát triển xã hội.
- Các đặc điểm chung:
+ Phân bố không đều giữa các khu vực trên hành tinh
+ Trong cùng một khu vực có thể có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao được hình thành qua quá trình dài lâu của tự nhiên và lịch sử
+ Tồn tại độc lập và không bị ảnh hưởng bởi ý muốn của con người
+ Hình thành và phát triển theo sự thay đổi của tự nhiên và thời gian
- Quy trình tài nguyên trong nền kinh tế: Khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, một phần sẽ trở thành chất thải, phần còn lại được đưa vào chuỗi sản xuất. Từ đây, một phần sẽ được loại bỏ thành chất thải, phần còn lại trở thành hàng hóa để tiêu thụ, và cuối cùng, chúng sẽ trở thành chất thải một lần nữa.
Vì vậy, Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) là các yếu tố như đất đai, diện tích canh tác, địa điểm xây dựng nhà máy, khoáng sản, và lâm hải sản có sẵn trong tự nhiên, không phải do con người tạo ra. Chúng là một trong bốn yếu tố cơ bản của sản xuất trong nền kinh tế.
2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Các loại tài nguyên thiên nhiên được phân chia thành 6 nhóm chính, bao gồm:
2.1. Tài nguyên đất đai
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.
2. Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
3. Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
4. Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
5. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
6. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường nước dưới đất.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2.2. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo. Tuy nhiên, nếu không được quản lý hợp lý, tài nguyên này có thể bị suy giảm và không phục hồi được. Tài nguyên rừng rất quan trọng cho khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý và nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể khai thác và chế biến tài nguyên này để phục vụ nhu cầu đời sống. Tài nguyên rừng có sự khác biệt tùy thuộc vào vùng khí hậu.
Tỉ lệ diện tích đất có rừng che phủ là một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng môi trường. Một quốc gia nên có ít nhất 45% diện tích đất được phủ bởi rừng.
Hiện nay, hơn một nửa tài nguyên rừng toàn cầu đang bị tàn phá nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái. Trong khi đó, hơn một tỷ người nghèo phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng. Nguyên nhân bao gồm nhận thức bảo vệ tài nguyên kém, áp lực đời sống và thiếu các biện pháp pháp lý đủ mạnh để ngăn chặn và xử lý các hành vi phá rừng ở một số quốc gia.
2.3. Tài nguyên nước
Nước là hợp chất hóa học gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, với công thức hóa học là H2O. Nước đóng vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái và là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống. Nó là tài nguyên tái tạo, cần thiết cho mọi dạng sống trên Trái Đất và các hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Tài nguyên nước bao gồm toàn bộ lượng nước có sẵn trên Trái Đất mà con người có thể sử dụng cho nhu cầu hàng ngày, sinh hoạt, và phát triển kinh tế xã hội.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012, “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là khái niệm về tài nguyên nước trong một lãnh thổ.
Nguồn nước là các dạng nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng, như sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết, và các dạng nước khác.
Dựa trên tính chất và mục đích sử dụng, pháp luật phân loại nguồn nước thành các loại cụ thể như sau:
– Nước mặt: tồn tại trên mặt đất hoặc đảo
– Nước dưới đất: tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất
– Nước sinh hoạt: nước sạch dùng cho ăn uống, vệ sinh
– Nước sạch: nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam
– Nguồn nước liên tỉnh: phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên
– Nguồn nước nội tỉnh: phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố
– Nguồn nước liên quốc gia: chảy qua biên giới Việt Nam hoặc từ quốc gia khác vào Việt Nam, hoặc nằm trên biên giới
– Lưu vực sông liên tỉnh: nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên
– Lưu vực sông nội tỉnh: nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố
2.4. Tài nguyên gió
2.5. Tài nguyên biển
Điều 11. Bảo vệ môi trường nước biển
1. Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế - xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
4. Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
5. Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.