Hiện tại, cả 5 tuyến cáp quang biển ở Việt Nam đều đang gặp trục trặc.
Trong khoảng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, tất cả 5 tuyến cáp quang biển quốc tế của Việt Nam như AAG, AAE-1, APG, IA và SMW3 đều gặp phải sự cố.
Từ tháng 2, các cơ quan quản lý cáp quang biển đã lên kế hoạch sửa chữa 5 tuyến cáp quang biển này cho các nhà mạng Việt Nam. Dự kiến, sẽ có phần sửa xong vào giữa tháng 4, nhưng đến nay, cả 4 tuyến cáp quang biển vẫn đang gặp sự cố. Chỉ có tuyến cáp SMW-3 gặp sự cố từ tháng 2 đã được khắc phục.
Tình trạng này đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết nối Internet quốc tế của Việt Nam, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ.
Theo đại diện của một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khắc phục các tuyến cáp quốc tế. Một trong số đó là việc xin phép từ các quốc gia để tiếp cận vị trí cáp gặp sự cố.
Bên cạnh đó, có khả năng khi khắc phục xong một vấn đề thì lại xuất hiện lỗi mới, dẫn đến việc hoàn thành bị kéo dài. Các tuyến cáp quang biển quốc tế đều do các liên minh sở hữu và quản lý, gồm nhiều doanh nghiệp viễn thông từ nhiều quốc gia khác nhau, do đó các nhà mạng Việt Nam không thể can thiệp trực tiếp khi có sự cố xảy ra.
Nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật số, đảm bảo ổn định và bền vững, tránh phụ thuộc vào các liên minh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề ra mục tiêu là Việt Nam sẽ triển khai 10 tuyến cáp quang biển trong hai năm tới, trong đó có ba tuyến do doanh nghiệp trong nước tự quản lý.