Cây bao báp là một loài cây biểu tượng của châu Phi, với thân cây to lớn, tán lá rộng và khả năng lưu giữ nước phi thường. Tuy nhiên, khi nhập khẩu vào Trung Quốc, bao báp lại phải đối mặt với số phận khác hoàn toàn, thậm chí bị xem là 'phế phẩm'.
Trên thực tế, cây bao báp không phát triển tự nhiên ở Trung Quốc mà là một loài cây mọc ở lục địa châu Phi và được người dân địa phương gọi là 'cây sự sống'. Cây bao báp nổi tiếng chủ yếu nhờ khả năng tích trữ nước lớn trong mùa khô, giúp người dân địa phương sống sót.
Ngoài ra, cây bao báp còn có giá trị dinh dưỡng phong phú, không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn được sử dụng trong y học, làm mỹ phẩm,... Cây bao báp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của người dân địa phương. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cây bao báp có nhiều giá trị tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Ở quê hương của nó, cây bao báp là một loài cây nhiệt đới có hình dáng độc đáo, thân dày và tán rộng, tạo cảm giác rất đặc biệt cho người nhìn. Cây chủ yếu mọc ở các vùng nhiệt đới của lục địa châu Phi và có thể phát triển mạnh mẽ ngay cả trên đất khô cằn, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp.
Điều đáng ngạc nhiên ở cây bao báp là thân cây tròn trịa, với kích thước khổng lồ nhưng không rỗng bên trong mà là một “hồ chứa” có thể tích trữ một lượng nước lớn, cung cấp nguồn nước quý giá cho người dân địa phương giúp họ vượt qua khó khăn trong những thời kỳ hạn hán.
Bởi cây baobab mang ý nghĩa quan trọng cho sự sống ở những vùng đất khô cằn, người dân địa phương coi nó như một loài cây linh thiêng, biểu tượng cho sự kiên trì và hy vọng vĩnh cửu, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa châu Phi.
Hạt của cây baobab cũng có thể làm nguyên liệu thực phẩm, giàu dinh dưỡng và cung cấp năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Thịt quả có thể sử dụng để làm bánh và đồ uống ngọt.
Cành lá và các bộ phận khác của cây baobab có tác dụng chống oxi hóa, chống viêm và có nhiều tác dụng khác, được sử dụng rộng rãi trong y học và làm đẹp tại địa phương. Cây baobab có ảnh hưởng lớn đến châu Phi.
Với giá trị dinh dưỡng phong phú và những công dụng tiềm năng, các tổ chức nghiên cứu khoa học, bao gồm cả Trung Quốc, đã nghiên cứu cách nhân giống cây baobab tại quốc gia của họ.
Tuy nhiên, do sự khác biệt về khí hậu và môi trường giữa Trung Quốc và châu Phi, cây baobab không thích nghi với môi trường ở Trung Quốc. Mặc dù ban đầu cây gần như không thể tồn tại, nhưng sau này người ta đã phát hiện ra cách nhân giống nhân tạo cây baobab tại đây.
Kết quả là cây baobab, vốn được gọi là 'cây sự sống' ở châu Phi, không thể phát triển bình thường ở vùng đất Trung Quốc. Mặc dù vẫn tồn tại, nó đã không giữ được những đặc tính ban đầu và trở thành 'phế phẩm'.
Tham khảo: Sohu