1. Nhiệt độ cơ thể - điều cần lưu ý
Mỗi người có cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ theo môi trường sống, thời gian và hoạt động của bản thân. Người già thường có nhiệt độ cơ thể thấp hơn. Nhiệt độ trung tâm của cơ thể, nơi có não, gan, và các cơ quan khác, thường là từ 36.5 - 37.1 độ C.
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể
- Đối với tuổi tác: người càng già thì nhiệt độ cơ thể càng thấp hơn so với người trẻ.
- Đối với giới tính: trong giai đoạn kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ thường tăng khoảng 0.3 - 0.5 độ C, và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiệt độ cơ thể tăng khoảng 0.5 - 0.8 độ C.

Vận động nhiều là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng
- Khi vận động cơ càng tăng, nhiệt độ cơ thể càng tăng.
- Nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm theo tỷ lệ thuận với môi trường nóng hoặc lạnh.
- Bệnh lý: thân nhiệt tăng với bệnh lý nhiễm khuẩn và giảm ở những bệnh lý đang trong giai đoạn cấp tính.
1.2. Hiện tượng rối loạn nhiệt độ
- Nhiệt độ giảm
Khi cơ thể mất nhiều nhiệt dẫn tới tình trạng rối loạn thải nhiệt và sinh nhiệt thì nhiệt độ sẽ giảm xuống.
- Nhiệt độ tăng
Khi cơ thể có sự tích lũy nhiệt và hạn chế sự thải nhiệt hoặc tăng sinh nhiệt sẽ sinh ra tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng. Một số ít trường hợp tăng nhiệt độ là do sự phối hợp của cả 2 yếu tố này.
1.3. Nhiệt độ bất thường
Quan niệm chung của hầu hết chúng ta đều cho rằng nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng hoàn toàn vì không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì ở mức nhiệt độ ấy mà nó sẽ giao động trên dưới khoảng này một chút. Điều này cũng có nghĩa là nhiệt độ thân nhiệt ở mức 37 độ C không được xem là sốt.
Nhiệt độ cơ thể được xem là bất thường trong những trường hợp sau:
- Đối với người lớn:
+ Đo nhiệt độ trong miệng trên 37.5 độ C.
+ Đo nhiệt độ trong tai trên 38.1 độ C.
+ Đo nhiệt độ trong hậu môn trên 37.6 độ C.
- Đối với trẻ em:
+ Đo nhiệt độ ở hậu môn trên 38 độ C.
+ Đo nhiệt độ trong tai trên 38 độ C.
2. Có hay không hiện tượng sốt 37 độ?
2.1. Nguyên nhân gây sốt là gì?
- Nhiễm trùng
Khi nhiễm trùng ảnh hưởng đến cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng sốt.
- Thuốc
Một số loại thuốc làm nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra sốt như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, opioids,...
- Vấn đề khác: ung thư, cường giáp, viêm khớp, chấn thương, đột quỵ, tăng thân nhiệt, đau tim,...
2.2. Có hiện tượng sốt 37 độ không?
Sốt là trạng thái thân nhiệt tăng do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt bởi sự tác động của những yếu tố gây hại. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37.8 độ C (đo ở trực tràng) thì có thể gọi là sốt. Như vậy, không có hiện tượng sốt 37 độ.

Không có hiện tượng sốt 37 độ vì đây là nhiệt độ bình thường của cơ thể
Đối với người lớn, khi nhiệt độ đo được ở trực tràng hoặc tai là 38.1 độ C; nhiệt độ đo được ở miệng hoặc nách là 37.6 độ thì được xem là sốt. Đối với trẻ em, nếu đo nhiệt độ ở trực tràng từ 38 độ C trở lên hoặc đo nhiệt độ ở nách là 37.6 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt.
Tuy nhiên, sốt trong những trường hợp sau thì cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay:
- Với trẻ nhỏ
+ Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi: thể hiện sự cáu kỉnh không bình thường, từ chối bú kèm theo sốt cao hơn 38.5 độ C.
+ Trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi: sốt cao hơn 38.5 độ C mà không có dấu hiệu giảm sốt sau khi dùng thuốc giảm sốt.
+ Trẻ từ 2 - 4 tuổi: cáu kỉnh, khó chịu, không phản ứng với thuốc giảm sốt, nhiệt độ cao hơn 38.5 độ C.
+ Trẻ trên 4 tuổi: nhiệt độ vượt quá 38.9 độ C kèm theo cảm giác khó chịu, cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sau khi dùng thuốc giảm sốt vẫn không giảm.
- Đối với người trưởng thành
Nhiệt độ cơ thể liên tục trên 39 độ C hoặc sốt kéo dài trong 3 ngày mà không hạ và không có dấu hiệu phản ứng với thuốc giảm sốt.
Đối với trẻ em, cần lưu ý rằng nhiệt độ cơ thể của trẻ luôn cao hơn so với người trưởng thành khoảng 0.5 độ C nên mức nhiệt độ bình thường của trẻ thường dao động từ 37 - 37.5 độ C. Nhiều người vẫn cho rằng sốt 37 độ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhưng thực tế đây là quan điểm không chính xác. Mức nhiệt độ này với trẻ vẫn được coi là hoàn toàn bình thường.
Sốt cũng có nhiều cấp độ, cần phải xem xét khung nhiệt độ của trẻ để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thay vì sử dụng thuốc giảm sốt một cách tùy tiện, điều này có thể gây ra ngộ độc thuốc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể: từ 37.5 - 38.5 độ C ở trẻ được coi là sốt nhẹ; 38.5 - 39 độ C ở trẻ là sốt vừa; 39 - 40 độ C ở trẻ được coi là sốt cao; trên 40 độ C ở trẻ được coi là sốt rất cao.
2.3. Chú ý đến các biến chứng của sốt cao
Nếu không được xử lý đúng và kịp thời, sốt cao kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe, ví dụ như:

Sốt cao kéo dài có thể làm tăng nhịp tim, gây hại cho sức khỏe
- Gây mất cân bằng điện giải
- Gây ra cơn co giật
- Tăng huyết áp, nhịp tim tăng, hệ tuần hoàn bị rối loạn
- Giảm thể tích máu, gây khó khăn cho hoạt động của hệ tuần hoàn
- Tế bào tiêu thụ oxy tăng
- Rối loạn tiêu hóa, bao gồm: táo báo, chậm tiêu hóa, biếng ăn,...
- Thay đổi tâm thần, bao gồm: suy luận kém, nói linh tinh, mê sảng,...
- Tổn thương não gây viêm não, xuất huyết não,...
- Giảm số lượng hồng cầu
- Suy yếu cơ chế miễn dịch của cơ thể
Nhận biết đúng mức độ của sốt là rất quan trọng. Nếu bạn phát hiện có sốt kèm theo các dấu hiệu như đã nêu ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để thông báo cho bác sĩ biết về những biến chứng đang diễn ra. Chỉ khi đó, bác sĩ mới có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.