




1. Khi uống rượu, một phần sẽ nhanh chóng vào máu qua mạch máu ở miệng và lưỡi.
2. Khoảng 20% cồn sẽ hấp thụ từ dạ dày vào máu. Nếu dạ dày đang chứa thức ăn, quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn.
3. Các lượng còn lại sẽ tiếp tục hấp thụ vào máu thông qua ruột non.
4. Cồn di chuyển nhanh chóng qua cơ thể khi hòa vào máu, có thể làm giãn nở mạch máu và gây biến đổi nhiệt độ cơ thể.
5. Khi cồn đến gan, gan sẽ chuyển nó thành carbon dioxide và nước. Gan có thể phân hủy khoảng một đơn vị cồn mỗi giờ.
6. Cồn thường đến não nhanh chóng, khiến bạn cảm thấy say trong vòng 10 phút.
7. Các hormone dopamine và serotonin được tiết ra trong não, làm cho người say cảm thấy vui vẻ.
8. Khi uống nhiều rượu, chức năng của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, dẫn đến mất phối hợp và chóng mặt.
9. Khoảng 8% cồn bay hơi từ máu đến phổi. Khi thở ra, cồn có thể được phát hiện bằng máy đo nồng độ cồn.



Một trong những vùng não bị ảnh hưởng đầu tiên bởi cồn là vỏ não, gây ra lú.
Uống rượu ảnh hưởng đáng kể đến não, có thể gây ra cảm giác dễ chịu và khó chịu. Tác động của cồn lên não phụ thuộc vào từng người và mức độ uống. Lú là giai đoạn đầu tiên của cảm giác say, và là một lý do khiến việc uống rượu trở nên phổ biến mặc dù có những tác động tiêu cực. Ở giai đoạn này, các hormone được tiết ra có thể làm bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn.
Khi nồng độ cồn trong máu đạt từ 0.09 đến 0.25, bạn được coi là 'say hợp pháp'. Ở giai đoạn này, bạn có thể trở nên kích động hơn. Các phần của não bị ảnh hưởng và có thể gây ra tình trạng nói lắp hoặc mờ mắt. Nếu uống nhiều, bạn có thể mất phương hướng và trong một số trường hợp, mất trí nhớ ngắn hạn. Điều này do hệ thống ghi nhớ của não bị cản trở. Các dây thần kinh ở khu vực này chậm lại. Các giai đoạn sau đó trở nên nghiêm trọng hơn, khiến não không thể duy trì các chức năng quan trọng. Khi nồng độ cồn trong máu đạt từ 0.25 đến 0.35, cơ thể có nguy cơ ngộ độc, hôn mê và tử vong.



Voi không có gen ADH7 đột biến giống như người và nhiều loài động vật khác. Điều này có nghĩa là dù có kích thước lớn, voi vẫn có thể say chỉ từ một lượng nhỏ trái cây lên men so với kích thước cơ thể của chúng.

Ong mật có thể bị say sau khi uống nước chanh và nhựa cây lên men. Trong nhiều trường hợp, những con ong đã không thể quay trở lại tổ của chúng sau khi nhấm nháp ethanol. Đôi khi chúng trở về nhưng không được phép vào lại tổ.

Quả mọng khi lên men vào mùa đông, có thể làm cho những con chim ăn chúng bị say. Bohemmian Waxwing (một loài chim trong họ Bombycillidae. Loài này sinh sống và sinh sản ở các khu rừng phía bắc lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có bộ lông chủ yếu màu xám da trâu, lông mặt màu đen và màu nhọn. Cánh có các dải lông trắng và vàng sáng và mũi cánh có màu đỏ nhạt) là một trong những loài như vậy. Hầu hết trở nên say xỉn nhưng vẫn kiểm soát được, nhưng một số ăn quá nhiều quả mọng chứa cồn sẽ không thể bay thẳng.
Theo tạp chí How It Works số 164

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!