1. Trả lời chi tiết: Tại sao cơ thể sản xuất chất nhầy?
Đơn giản, nếu coi cơ thể con người như một bộ máy phức tạp thì chất nhầy chính là dầu bôi trơn, giúp máy hoạt động mượt mà.
Chất nhầy được cơ thể người tiết ra phục vụ nhiều cơ quan
Vậy tại sao cơ thể sản xuất chất nhầy?
1.1. Bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn
Mỗi ngày, cơ thể tiết ra chất nhầy liên tục, dù có bị bệnh hay không, giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và bụi bẩn xâm nhập và được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trong chất nhầy còn chứa một số loại protein và kháng thể đặc biệt có khả năng chống lại vi trùng.
1.2. Tạo độ ẩm
Chất nhầy được tạo ra trong mũi, xoang, họng hoặc miệng giúp bảo vệ niêm mạc của các cơ quan này tránh khô và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Chất nhầy giữ cho niêm mạc của đường hô hấp luôn ẩm ướt
2. Chất nhầy được tiết ra từ đâu trong cơ thể?
Chất nhầy thực chất là một loại chất lỏng mượt mà, được sản xuất từ nhiều mô lót trong cơ thể. Hằng ngày, cơ thể tạo ra khoảng 1 lít chất nhầy. Số lượng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các bệnh lý ở các cơ quan cụ thể như xương khớp, dạ dày, tiêu hóa, và đường hô hấp trên,...
Thường khiến con người không nhận ra sự tồn tại của chất nhầy trong cơ thể cho đến khi chất lượng chất nhầy giảm hoặc lượng chất nhầy tăng - giảm bất thường gây ra các bệnh lý khác nhau.
Đôi khi chất nhầy có thể làm bạn cảm thấy không thoải mái, đặc biệt là khi gặp tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi trong các bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, điều này là cần thiết và chất nhầy cơ thể đang thực hiện vai trò quan trọng, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
Đặc biệt, ở những người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với lông động vật, bụi, phấn hoa hoặc các chất kích thích khác, các tế bào trong cơ thể sẽ phát ra Histamin. Chất này kích thích tăng tiết chất lỏng từ màng nhầy và gây ra hiện tượng chảy nước mũi.
Khi gặp phải dị ứng, chất nhầy trong đường hô hấp thường tiết nhiều hơn
Một số yếu tố khác cũng có thể gây ra việc tiết ra nhiều dịch nhầy trong cơ thể, ví dụ như khi uống sữa. Dịch nhầy trong đường hô hấp thường dễ nhận biết, tuy nhiên, dịch nhầy ở các cơ quan khác thường khó xác định. Ví dụ, dịch nhầy ở các khớp giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn và bảo vệ cấu trúc xương.
Dịch nhầy trong khớp nhiều thường là kết quả của tổn thương hoặc nhiễm trùng, gây ra sưng đau và hạn chế hoạt động của xương khớp. Dịch nhầy trong khớp ít thường do hoạt động quá mức hoặc dinh dưỡng không đủ, làm cho xương khớp dễ bị tổn thương hơn.
Do đó, chất nhầy được tiết ra ở nhiều cơ quan và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của chúng. Dịch nhầy thường có màu trong suốt và có độ nhớt, tuy nhiên, nó có thể thay đổi màu sắc và phản ánh các vấn đề sức khỏe khác nhau.
3. Dịch nhầy có màu sắc bất thường có vấn đề không?
Nếu bạn để ý quan sát, bạn sẽ thấy rằng dịch nhầy trong đường hô hấp khi bạn xì mũi, hắt hơi không phải lúc nào cũng có màu trong suốt và có thể có các màu sắc khác nhau. Đôi khi màu sắc của dịch nhầy chỉ đơn giản là do bám theo bụi bẩn hoặc vi khuẩn, tế bào bạch cầu, tuy nhiên, cần phải cẩn thận với các trường hợp màu sắc của dịch nhầy không bình thường do bệnh lý nguy hiểm.
Chất nhầy thông thường trong suốt và không có màu sắc
Màu sắc của dịch nhầy trong cơ thể không chỉ phụ thuộc vào thành phần mà còn phụ thuộc vào nồng độ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra một số màu sắc dịch nhầy bất thường thường gặp:
Dịch nhầy có màu xanh lục
Dịch nhầy có màu xanh lục trong đường hô hấp thường là do bệnh cảm lạnh gây ra, và đây là một dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang hoạt động tốt trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Cụ thể, khi bị cảm lạnh, các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh, chúng có chứa một loại enzyme tạo ra màu xanh lục.
Do đó, sự hiện diện của một lượng lớn tế bào bạch cầu này có thể khiến dịch nhầy chuyển sang màu xanh lục.
Dịch nhầy có màu trắng
Dịch nhầy có màu trắng thường là kết quả của sự tăng cường độ dày của nó. Nó cũng là biểu hiện của việc sản xuất tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
Dịch nhầy có màu vàng
Khi dịch nhầy chuyển sang màu vàng, điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng trong bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Màu sắc này phát sinh từ một số loại protein do tế bào viêm nhiễm giải phóng ra, thông thường khi bệnh nhiễm trùng được điều trị thì màu dịch nhầy này cũng sẽ biến mất.
Dịch nhầy có màu hồng hoặc đỏ
Màu hồng hoặc đỏ này thường là do tế bào máu hòa vào trong dịch tiết cơ thể, có thể do mạch máu trong mũi hoặc cổ họng bị vỡ. Mạch máu trong mũi thường dễ bị tổn thương khi khô, bị cọ xát, xì mũi hoặc ngoáy quá nhiều gây kích ứng. Hãy quan sát xem tình trạng này có kéo dài không, thường thì dịch tiết màu đỏ hoặc hồng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
Dịch nhầy có màu đỏ thường là do sự kết hợp với máu
Dịch nhầy có màu đen hoặc nâu
Dịch nhầy có màu đậm là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải nhiễm trùng nặng, thường xảy ra ở những người sống trong môi trường có quá nhiều khói, bụi than, và người nghiện thuốc lá. Ngoài ra, người mắc bệnh phổi mãn tính thường có dịch mũi có màu đậm do sự kết hợp của máu và viêm nhiễm trong phổi.
Khi bị tiết nhiều dịch nhầy, thường mọi người sử dụng nước muối vô trùng hoặc nước để rửa. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều để tránh làm khô môi trường trong mũi và họng hoặc làm mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.