
Hãy đối mặt với sự thật này - mọi người thích một thuyết âm mưu tốt. Ít nhất là từ góc nhìn thống kê, có cơ hội tốt để tin. Khoảng một nửa dân số Mỹ tin vào ít nhất một thuyết âm mưu mỗi năm. Vậy tại sao lại như vậy? Và còn những sự thật hàng ngày mà chúng ta không thích?
Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học Nhận thức và Ứng dụng chỉ ra rằng xu hướng suy nghĩ dựa trên thuyết âm mưu này có thể nằm ở cách não bộ con người đối phó với các loại xác suất, một sự thiên kiến về nhận thức chung liên quan đến những xác suất thấp. Mọi người sẽ tin tưởng nhiều hơn đối với những giải thích có âm mưu khi xác suất của các sự kiện thực sự xảy ra thấp.Thuyết âm mưu là lời giải thích thay thế cho các sự kiện và cách mọi thứ diễn ra trong thế giới xung quanh bạn. Chúng xuất phát từ việc nhiều người nghĩ rằng đó là trạng thái thực của mọi thứ (đặc biệt là về mặt chính trị), thay vì cách vấn đề thực sự tồn tại.Theo nghiên cứu của Marko Kovic và Tobias Füchslin ở Thụy Sỹ, lý do mọi người suy nghĩ như vậy chủ yếu là do chúng ta đánh giá xác suất một cách sai lầm. Trong 5 thí nghiệm với 2.254 người tham gia, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng ít tin vào những lời giải thích thông thường nếu một sự kiện, đặc biệt là sự kiện có tác động lớn, ít có khả năng xảy ra hơn. Ví dụ, trong một nghiên cứu, những người tham gia tin rằng có nhiều giả thuyết nhà báo bị sát hại hơn nếu lời giải thích chính thức về việc anh ta bị đau tim được cho là có xác suất thấp hơn.Tin vào thuyết âm mưu cho phép chúng ta tạo ra một số cảm giác không chắc chắn, thường xoay quanh một câu chuyện có ít cơ sở về sự thật. Nhiều người vẫn tin rằng chúng ta không biết thực sự ai đã giết Tổng thống Mỹ John F. Kennedy hay Obama là người Hồi giáo và một nhóm người bí mật nào đó đang kiểm soát thế giới. Tại sao mọi người lại tin vào những ý kiến này? Phần lớn, bởi vì chúng khiến mọi người giải thích được tại sao thế giới xung quanh họ không như họ mong muốn, bị kiểm soát bởi những thế lực nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Kovic giải thích: “Không phải là ‘chúng ta’ (những người có lý) so với ‘họ’ (những kẻ có âm mưu phi lý), lý luận theo âm mưu là một cơ chế đối phó mà tất cả chúng ta đều sử dụng.Nếu cuộc sống của tôi không suôn sẻ hoặc những người xung quanh tôi trên đường phố không làm những gì tôi muốn hoặc trông như tôi mong muốn thì sẽ dễ dàng hơn để tưởng tượng rằng có một nhóm hoặc tổ chức nào đó đang khiến điều đó xảy ra. Một cái gì đó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi.Các nhà nghiên cứu cho biết để chống lại kiểu lập luận này, việc đưa sự thật cho những người này cũng có thể không hiệu quả. Chúng ta cần tìm ra cách giải quyết theo kiểu mà bộ não chúng ta nghĩ ra.
'Nếu suy nghĩ theo lối tư duy khác biệt thực sự là một trải nghiệm mà tất cả chúng ta cần phải trải qua, thì chúng ta cũng nên xem xét lại cách tiếp cận với 'suy nghĩ tiêu cực'. Như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu hiện tại, việc giúp mọi người nhận ra sự thật không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Việc 'phơi bày' các lý thuyết âm mưu có thể mang lại kết quả tích cực hơn nếu chúng ta hiểu được tâm trạng và tư duy của những người tin vào chúng và do đó, cũng phù hợp với cách họ nhìn nhận vấn đề.' Kovic lên tiếng.
Họ gọi xu hướng chống lại các lý thuyết âm mưu này là một 'thiên hướng sai lầm siêu nhận thức' trong cách suy nghĩ về xác suất.
Theo Big Think; Hình minh họa từ Wired