Tìm hiểu về nguyên nhân khiến da nổi mẩn ngứa khi tiết mồ hôi và các biện pháp giải quyết để bạn có thể thoải mái vận động hàng ngày nhé!
Đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng ở một số người lại xuất hiện tình trạng da bị mẩn ngứa, gây ra cảm giác khó chịu. Hãy cùng khám phá nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này trong bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây ra da nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi
Nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi là do ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến dầu thừa tồn đọng dưới da gây viêm và xuất hiện mẩn ngứa. Một nguyên nhân phổ biến khác là do cơ thể mắc bệnh mề đay cholinergic.
Các nguyên nhân gây ra tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi có thể kể đến:
- Ống mồ hôi chưa phát triển hoàn toàn: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ, khi tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện nên dầu thừa gây tắc nghẽn và mẩn ngứa da.
- Thời tiết và khí hậu: Khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao và nhiệt độ gây ra nhiều mồ hôi hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và viêm da.
- Tình trạng cơ thể: Khi cơ thể sốt, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn, nhưng gây tắc nghẽn lỗ chân lông và mẩn ngứa da.
- Vệ sinh cá nhân: Khi vệ sinh kém, mồ hôi và dầu thừa không làm sạch, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và ngứa da.
- Bệnh mề đay cholinergic: Bệnh lý gây nổi mẩn ngứa khi tiết mồ hôi. Triệu chứng bao gồm nổi mẩn ngứa và phát ban trên da khi vận động và tiết mồ hôi.
Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng mẩn ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc xuất hiện mủ ở vùng da bị mẩn ngứa hoặc gây ra sốc phản vệ và khó thở nếu mẩn ngứa do mề đay.
Nguyên nhân gây ra da nổi mẩn ngứa khi tiết mồ hôiCác tips giúp giảm ngứa da khi ra mồ hôi
Sử dụng thuốc ngoài da
Thuốc ngoài da giúp giảm ngứa, sưng viêm và ngăn chặn nhiễm khuẩn. Các loại thuốc có thể sử dụng bao gồm:
- Salicylic acid (Dibetalic, Beprosalic,…) giúp sát khuẩn, vệ sinh sạch lỗ chân lông giúp mồ hôi và dầu dễ dàng thoát ra, làm sạch bã nhờn và bụi bẩn.
- Calamine lotion giảm ngứa, làm dịu vùng da bị viêm, nổi mẩn ngứa.
- Các loại thuốc chứa corticoid - Nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng khi các loại thuốc trên không giảm đi tình trạng da. Nếu lạm dụng có thể gây mỏng và mòn da.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc này cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ cần tham khảo bác sĩ về liều lượng và nồng độ phù hợp.
Điều trị bằng thuốc thảo dược theo y học cổ truyền
Để khắc phục gốc rễ của vấn đề này, Y học cổ truyền đã tập trung vào điều trị từ nguyên nhân và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch để chống lại dị ứng. Phương pháp này giúp điều trị mẩn ngứa hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Điều trị bằng thuốc thảo dược theo phương pháp truyền thốngChăm sóc da tại nhà
Khi chăm sóc da đúng cách sẽ giúp giảm tình trạng mẩn ngứa do tiết ra nhiều mồ hôi, những cách chăm sóc da tại nhà có thể thực hiện bao gồm:
- Vệ sinh cơ thể ít nhất 2 lần /ngày, điều này giúp loại bỏ mồ hôi, bã nhờn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Sản phẩm làm sạch cơ thể với pH trung tính (5-6), không chứa xà phòng và hương liệu sẽ bảo vệ da hiệu quả hơn.
- Chọn quần áo làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng rãi để tạo cảm giác thoải mái và tránh sự tích tụ mồ hôi trên cơ thể.
- Thay tã cho trẻ thường xuyên để bảo vệ da bé và đảm bảo vệ sinh. Lựa chọn tã mềm mại giúp bé thoải mái và linh hoạt.
- Bổ sung nước đầy đủ khi bị sốt, cảm để giảm nhiệt độ cơ thể và hạn chế mồ hôi tiết ra.
- Hạn chế hoạt động vật lý khi thời tiết nóng để tránh mồ hôi tiết ra quá mức.
- Tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng thể chứa dầu khoáng hoặc có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Để chọn sản phẩm phù hợp với da, có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Hãy chăm sóc sức khỏe của gia đình bạn ngay hôm nay!
Nguồn: Website Thuốc Dân tộc
Lựa chọn sữa tắm chất lượng tại Mytour để chăm sóc làn da của bạn: