1. Các triệu chứng khi thời tiết lạnh gây đau nhức xương
Người trung niên, người cao tuổi hoặc những người mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp thường phản ánh rằng triệu chứng của họ trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nhiệt độ giảm đến mức đáng kể. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết về tình trạng đau nhức xương khi trời lạnh:
- Mức độ đau tăng lên: Khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh thường cảm nhận rõ sự gia tăng đau nhức ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là ở các khớp bị tổn thương. Trong đó, các vùng như khớp gối, thắt lưng, cổ vai gáy,… thường là những nơi dễ bị đau nhất. Đau thường tăng vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm vì đây là những khoảng thời gian lạnh nhất trong ngày.
Hiệu ứng của thời tiết lạnh đối với khớp xương
- Tê, sưng khớp: Ngoài cảm giác đau nhức, nhiều vị trí khớp còn xuất hiện triệu chứng tê và sưng. Điều này thường xảy ra ở người cao tuổi do chất lượng xương suy giảm. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua vì tê, sưng khớp có thể là dấu hiệu của các vấn đề như loãng xương, thoái hóa khớp
- Cứng khớp: Là tình trạng khớp bị cứng, đơ khiến bệnh nhân khó di chuyển. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài từ 10 đến 30 phút. Thường gặp vào buổi sáng sớm, khi người bệnh mới thức dậy. Khi massage và vận động khớp nhẹ nhàng, tình trạng này sẽ cải thiện. Trong thời tiết lạnh, tình trạng cứng khớp thường nghiêm trọng hơn và tái phát nhiều lần.
- Phát ra tiếng lạch cạch: Người bệnh không chỉ cảm nhận đau khi vận động mà còn nghe thấy tiếng lạch cạch từ khớp. Nguyên nhân là do xương va chạm vào nhau. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương và đau nhức khớp nghiêm trọng.
Những dấu hiệu đau nhức xương khớp nói trên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gặp đau nhức, mọi hoạt động hàng ngày và lao động đều gặp khó khăn. Người bệnh cũng gặp vấn đề về giấc ngủ do đau đêm. Trong thời gian dài, bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Lý do gây đau nhức xương khi trời lạnh
Theo chuyên gia, hiện tượng đau nhức xương khi trời lạnh có thể do những nguyên nhân sau:
- Áp suất không khí: Hầu hết những người mắc các bệnh về xương khớp thường có sự hao mòn của lớp sụn bên trong các khớp. Điều này làm cho các dây thần kinh ở đây trở nên nhạy cảm hơn và dễ cảm nhận sự biến đổi của áp suất không khí. Đồng thời, biến đổi áp suất cũng làm cho các cơ, gân và mô sẹo dễ co lại và gây đau đớn.
Đau nhức xương do giảm dịch khớp
Ngoài ra, chất lượng dịch khớp cũng giảm khi thời tiết lạnh. Điều này làm tăng nguy cơ viêm và sưng đau tại khớp. Thời tiết lạnh cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho đau nhức trở nên khó chịu hơn.
- Nhiệt độ thấp làm khô cứng khớp: Khi nhiệt độ giảm, dịch khớp trở nên đặc hơn, dẫn đến tình trạng khô cứng khớp. Trời lạnh cũng làm suy giảm tuần hoàn máu, gây tổn thương cho sụn và màng hoạt dịch khớp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời tiết lạnh chỉ làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn tạm thời, không gây ra bệnh lý xương khớp.
3. Cách phòng tránh trời lạnh bị nhức xương
Để tránh nguy cơ trời lạnh làm đau nhức xương, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
Giữ ấm cơ thể để giảm đau nhức xương
- Giữ ấm cơ thể: Phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Cần chú ý giữ ấm vùng cổ, ngực, tay chân, khớp gối,… Khi khớp đau nhức, có thể xoa bóp hoặc xoa dầu ấm,… Tuy nhiên, nếu khớp sưng viêm thì không nên chăm sóc quá nhiều. Nên tránh tập thể dục khi thời tiết quá lạnh hoặc ẩm ướt.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Cần nghỉ ngơi để giảm áp lực lên khớp. Trong công việc hoặc sinh hoạt, có thể sử dụng đai lưng, găng tay, gậy chống,… Đối với những người phải ngồi lâu, nên đứng lên đi lại sau mỗi giờ làm việc.
Duỵ trì chế độ ăn uống khoa học
- Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein, collagen, canxi, vitamin C, D và các vi chất vi lượng. Uống đủ nước để cải thiện tuần hoàn máu cho khớp. Kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên xương khớp.
Nên hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm chua cay hoặc mặn, và tránh sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau để tránh tác dụng phụ và không làm tăng tình trạng đau nhức xương khớp. Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tập luyện để nâng cao sức khỏe khớp
- Tập thể dục theo chế độ phù hợp để tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện dưỡng chất cho mô sụn, đồng thời tạo ra dịch khớp để bôi trơn khớp.