1. Tại sao không nên sử dụng cả hai chân khi lái xe tự động?
Các nhà sản xuất ô tô đều khuyến cáo rằng, người lái xe số tự động chỉ nên sử dụng chân phải để đạp chân ga và chân phanh, chân trái nghỉ. Tuy nhiên, không ít người lại có thói quen sử dụng chân trái để đạp phanh và chân phải để đạp ga. Điều này là một thói quen rất nguy hiểm, có nguy cơ gây ra các tai nạn giao thông nghiêm trọng, vì vậy cần loại bỏ ngay.
Nhiều người có thói quen sử dụng chân trái để đạp phanh và chân phải để đạp gaCó hai nguyên nhân chính khiến các nhà sản xuất cũng như các chuyên gia khuyến cáo tài xế không nên sử dụng cả hai chân khi lái xe số tự động mà chỉ nên dùng chân phải:
Thứ nhất là về mặt thiết kế của xe
Trên các xe số tự động, bố trí chân ga và chân phanh lệch về phía bên phải. Do đó, nếu lái xe và sử dụng chân trái là sai tư thế, có thể phải vặn người, gây gập cột sống khi lái.
Thứ hai, về mặt vận hành
Sử dụng cả hai chân khi lái xe số tự động sẽ dễ dẫn đến tình trạng đồng thời đạp ga và phanh khi di chuyển trên đường. Thói quen này của người lái làm cho hệ thống phanh phải làm việc liên tục, dễ nóng đỏ và mất hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây giảm hiệu suất của xe và tăng mức tiêu thụ nhiên liệu.
Quan trọng hơn, khi lái xe số tự động, việc sử dụng cả hai chân trong những tình huống bất ngờ sẽ khiến tài xế phản xạ bất ngờ đạp cả hai chân, làm giảm khả năng dừng xe và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lên mức rất cao.
2. Những trường hợp nào dễ dẫn tới đạp nhầm chân ga nhất?
Một trong những tình huống dễ dẫn tới việc đạp nhầm chân ga nhất là khi người lái gặp phải tình huống bất ngờ trong không gian hẹp. Ví dụ, khi tài xế cố gắng đạp ga nhanh để vượt xe khác nhưng lại gặp hạn chế không gian do xe ngược chiều hoặc dải phân cách.
Ngoài ra, trong các tình huống khác, nguy cơ đạp nhầm chân ga thành chân phanh cao là khi tài xế di chuyển trên đoạn đường hẹp, di chuyển chậm hoặc lùi xe vào chỗ đậu. Đây đều là những tình huống dễ khiến người lái đạp nhầm chân ga khi lái xe số tự động.
3. Nguyên nhân nào khiến người lái đạp nhầm chân ga?
Theo các chuyên gia y tế, khi lái xe nhanh và muốn vượt, chân phải có thể trở nên tê ì. Thường khi di chuyển trên đường không cần phanh nhiều, người lái thường để chân ở bàn đạp ga mà không di chuyển để giữ cho chân không bị tê. Điều này khiến chân trở nên tê ì. Do đó, khi có tình huống bất ngờ, phản ứng đơn giản nhất là đạp tiếp mà không thể nhấc hoặc di chuyển chân sang bàn đạp phanh.
Thay đổi linh hoạt vị trí chân phải giữa bàn đạp ga và bàn đạp phanh để tránh tê ìTrong những trường hợp xe di chuyển chậm hoặc không tải, các chuyên gia y tế giải thích rằng nguyên nhân dẫn đến việc đạp nhầm chân phanh sang chân ga là do sự hiểu lầm của thần kinh. Khi chân đặt trên bàn đạp phanh, nếu có tình huống bất ngờ và xe lăn nhanh hơn, thần kinh có xu hướng hiểu rằng 'chuyển sang bàn đạp khác sẽ giúp dừng xe'. Đây là một phản xạ suy luận được hình thành từ thói quen có điều kiện là khi xe di chuyển, chuyển từ chân ga sang chân phanh thì xe dừng, mà không phân biệt chính xác chân nào là phanh, chân nào là ga.
Các phản xạ và nguyên nhân nêu trên thường thấy ở những người lái xe mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, tâm lý chưa vững vàng, dễ hoảng loạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc đạp nhầm chân ga không xảy ra với những 'tài già' nếu họ cảm thấy quá tự tin, lái xe quá nhanh, uống rượu bia hoặc vi phạm các nguyên tắc an toàn khác khi lái xe.
4. Làm sao để tránh đạp nhầm chân ga?
Để tránh đạp nhầm chân ga khi lái xe số tự động, cần tuân thủ 2 điều kiện quan trọng: Một là giữ tinh thần tỉnh táo, hai là thực hiện thói quen “chân phải luôn hoạt động”.
Theo đó, khi ngồi vào vô lăng, cần đảm bảo sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, không mệt mỏi, không đau nhức ở các bộ phận như chân, tay, vai hoặc lưng. Đặc biệt, cần tránh sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích gây kích động thần kinh.
Điều kiện tiếp theo là phải linh hoạt trong việc sử dụng chân, không để chân ở bàn đạp phanh hoặc ga quá lâu. Thay đổi vị trí chân sẽ giúp tránh tình trạng tê ì, giúp não bộ ra quyết định chính xác hơn. Ví dụ, khi lái xe lâu trên cao tốc, nên thường xuyên thay đổi vị trí chân để tạo cảm giác cho chân.
Về kỹ năng lái xe, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên lý 1: Chân luôn chạm sàn
Hãy giữ chân luôn tiếp xúc với sàn xe và chỉ sử dụng chân phanh để điều khiển ga và phanh. Gót chân nên giữ ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh, chỉ sử dụng phần ức của bàn chân để di chuyển qua lại. Điều này giúp tránh sự nhầm lẫn và dễ dàng điều chỉnh lực ga và lực phanh khi lái.
Hãy giữ chân luôn chạm sànNguyên lý 2: Rời chân ga – giữ chân phanh
Rèn luyện thói quen rời chân ga, giữ chân phanh sẽ giúp các bác luôn sẵn sàng phanh thay vì nhấn ga.
Về kỹ năng đặt chân khi lái, các chuyên gia cho biết, đặt chân theo hình dạng V sẽ mang lại cách vận hành thoải mái và an toàn nhất. Tuy nhiên, cần chú ý đến những tình huống phanh gấp. Một số tài xế thường xoay gót để đạp phanh, nhưng hành động này có thể nguy hiểm khi bàn đạp phanh và ga nằm gần nhau. Lúc đó, bàn chân phần lớn ở trên phanh nhưng vẫn tiếp xúc một phần nhỏ với ga, khiến phanh không hiệu quả.
Chỉ được phép và tạo phản xạ điều khiển bàn đạp ga và phanh bằng bàn chân phảiĐể khắc phục với những xe có bàn đạp phanh và ga gần nhau, cần rèn thói quen nhấc hẳn chân và đạp thẳng mỗi khi phanh gấp. Cách bố trí hình học giữa ghế lái và bàn đạp ga giúp tài xế luôn đạp vào phanh nếu chân phải đạp thẳng và mạnh.
Lưu ý quan trọng cuối cùng khi lái xe số tự động là luôn tuân thủ giới hạn tốc độ cho phép. Tốc độ tối đa được quy định trên mỗi đoạn đường dựa trên nhiều yếu tố, giúp đảm bảo đủ không gian và địa hình để tài xế có thể phản ứng nhanh chóng và chính xác khi có sự cố xảy ra.