Các nhà sản xuất ô tô phải giảm sản lượng xe do không đủ chip sản xuất số lượng xe đã được dự kiến trước đó. Tiếp theo là các nhà sản xuất máy chơi game, thiết bị mạng và cả thiết bị y tế. Hồi tháng 10, Apple đổ lỗi cho cơn sốt thiếu hụt chip khiến kết quả kinh doanh không đạt được kỳ vọng. Trong khi đó, Intel cảnh báo rằng, tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn sẽ kéo dài đến năm 2023.
Để nói một cách ngắn gọn, chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có so với những mùa cao điểm trong hàng chục năm qua, đặt ra những vấn đề khó giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ, nhu cầu đang tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ và khả năng của các đơn vị cung cấp, đặc biệt là nhu cầu sản xuất những con chip phổ thông và cơ bản nhất. Nhưng những con chip cơ bản này lại là những khoản đầu tư không hiệu quả về mặt lợi nhuận, khiến các nhà sản xuất chip phải giảm sản lượng để tập trung vào thị trường chip cao cấp và đắt đỏ hơn.
Brian Matas, phó chủ tịch phân tích thị trường tại IC Insights, nhận định: “Thật sự là điều đáng kinh ngạc khi chuỗi cung ứng mất nhiều thời gian để phục hồi tốc độ sản xuất như trước đại dịch, dẫn đến sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu.” Không thể phủ nhận quy mô nhu cầu chip bán dẫn toàn cầu là khó tin. Trong năm 2020, khi COVID-19 gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực kinh tế, ngành chip bán dẫn vẫn được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng tích cực. Doanh số bán chip vào năm 2019, theo Hiệp hội Ngành công nghiệp Chip bán dẫn, giảm 12%. Tuy nhiên, đến tháng 12/2019, hiệp hội này dự báo doanh số bán chip sẽ tăng 5.9% vào năm 2020 và 6.3% vào năm 2021.
David Yoffie, giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard, người từng làm việc trong Hội đồng quản trị của Intel, cho rằng, nhu cầu về chip tăng mạnh do yêu cầu làm việc từ xa, các biện pháp giãn cách xã hội, cũng như sự bùng nổ của thương mại điện tử. Tất cả những thay đổi này đồng loạt xảy ra, khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ. Ông nói rằng, những nhà sản xuất chip mất khoảng 1 năm qua mới nhận ra tác động tích cực mà cơn sốt chip mang lại, nhưng lợi nhuận lại không được như mong đợi. Việc xây dựng những nhà máy sản xuất chip mới đòi hỏi hàng tỷ USD và mất nhiều năm để hoàn thành: “Cần ít nhất 2 năm để xây dựng 1 nhà máy chế tác chip. Những nhà máy này ngày càng trở nên lớn hơn, đắt đỏ hơn và phức tạp hơn rất nhiều.'
Cũng chưa kể, những nhà máy sản xuất chip phụ thuộc vào nhiều đối tác khác nhau, những đơn vị sản xuất thiết bị gia công máy móc để sản xuất chip. Hiện nay, chỉ có một công ty, ASML của Hà Lan, có khả năng sản xuất máy in sử dụng kỹ thuật in thạch bản cực tím để sản xuất những con chip cao cấp nhất hiện nay. Tất nhiên, ASML cũng không đủ cung cấp cho những đơn vị có nhu cầu mở rộng và xây dựng những nhà máy chế tác chip mới như Sony, TSMC hay Intel.
Một vấn đề khác cần lưu ý là không phải mọi con chip được tạo ra theo cách nhau.
Ví dụ, các linh kiện cơ bản như IC kiểm soát điện năng, microcontroller hay cảm biến đều đơn giản hơn rất nhiều so với CPU và GPU cao cấp mà mọi người đang sử dụng hiện nay. Chúng được tạo ra thông qua các quy trình sản xuất chip cũ hơn, không đòi hỏi quá nhiều về quy trình phức tạp. Nhưng net từ sự đơn giản đó, chúng trở nên quá phổ biến, xuất hiện trong mọi thiết bị. Theo Josh Pucci của Sourceability, một con chip IC quản lý điện trước đây có giá 1 USD, nhưng giờ có thể lên đến 150 USD, và sự chênh lệch này sẽ đổ hết vào hãng sản xuất thiết bị và người dùng cuối cùng. IC Insights cũng thông báo rằng, thời gian đợi cho một đơn hàng chip đã tăng từ 4-8 tuần như trước đây lên đến... 24-52 tuần, nghĩa là ít nhất 6 tháng đến hơn một năm. Sự khan hiếm của những con chip cơ bản phục vụ cuộc sống hàng ngày cũng khiến nhu cầu về máy móc sản xuất các chip xử lý này tăng mạnh.
Đối với các hãng sản xuất thiết bị, họ cũng không đóng góp nhiều cho những nhà máy chế tác chip bán dẫn, vì họ thường xuyên áp dụng chiến lược “đặt hàng dự phòng”, tăng sản lượng đơn hàng để đề phòng trước tình trạng nguồn cung bị ảnh hưởng. Giáo sư Willy Shih của Đại học Harvard, người nghiên cứu về chuỗi cung ứng toàn cầu, nhận xét: “Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi sự khan hiếm chip kết hợp với chiến lược đặt hàng kép như hiện tại.”
Vậy tại sao các hãng không mở thêm nhà máy để sản xuất chip? Sau mỗi cơn sốt, như một chuỗi biểu đồ hình sin, sẽ đến giai đoạn suy giảm do nhu cầu giảm đi theo vài giai đoạn thừa cung. Với một ngành có biên độ lợi nhuận thấp như ngành sản xuất chip bán dẫn, sức nóng từ ngành hiện tại chưa đủ để thuyết phục họ đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng quy mô sản xuất. Họ luôn lo ngại rằng, khi khủng hoảng thừa cung xảy ra, chênh lệch giá của chip sẽ là điều họ phải chịu đựng.'
Giáo sư Yoffie nói: “Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta sẽ thấy luôn có những giai đoạn lợi nhuận tăng vọt, điều này đồng thời kéo theo giai đoạn mất giá do thừa nguồn cung. Câu hỏi chúng ta đang đối mặt là bao lâu nhu cầu và lợi nhuận cao trong ngành chip sẽ kéo dài.”
Không chỉ giới hạn ở vấn đề cung cầu, những thách thức như hạn hán tại Đài Loan và điều kiện thời tiết cực đoan tại Texas, Mỹ, cũng đã trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất chip của các nhà máy tại những khu vực này. Josh Pucci từ Sourceability nhận xét: “Không có lượng tồn kho nào đủ để giúp những nhà máy vượt qua tác động tiêu cực của những vấn đề này.” Gad Allon, giáo sư Kinh tế tại Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho rằng: “Chúng ta thường nói về đại dịch COVID như là một vấn đề thuộc quá khứ. Nhưng những tác động của nó lên chuỗi cung ứng vẫn đang tồn tại ngay tại thời điểm hiện tại.”
Theo Wired