Không Phải Bạn Ôn Kỹ Lắm, Mà Là Não Quá Căng Thẳng Khi Đến Phòng Thi.
Não Quen Thuộc Với Môi Trường Căng Thẳng
Khi Ở Nhà Ôn Tập, Chúng Ta Có Đủ Điều Kiện Để Thấy Thoải Mái. Bạn Có Thể Học Bài, Nghe Nhạc Yêu Thích, Hay Thưởng Thức Cốc Trà, Hoặc Học Nhóm Cùng Bạn Bè.
Theo Chuyên Gia Thần Kinh Jared Cooney Horvath, Đó Là Khoảng Thời Gian Bạn Ở Trạng Thái Nhận Thức Lạnh - Điều Kiện Giúp Phát Huy Khả Năng Tư Duy Bằng Lý Trí. Các Hormones Stress Cũng Bị 'Ngăn' Lại Bởi Vùng Dưới Đồi, Khi Có Những Yếu Tố Xung Quanh Giúp Bạn Xả Hơi Khi Cần Thiết.
Tuy Nhiên Khi Bước Vào Phòng Thi, Bạn Tiếp Xúc Với Một Môi Trường Lạ Lẫm, Khó Đoán Và Nhiều Áp Lực. Điều Này Khiến Não Rơi Vào Trạng Thái Nhận Thức 'Nóng' Để Phản Ứng Với Tình Huống Căng Thẳng, Khiến Cảm Xúc Lấn Át Lý Trí.
Sự Khác Biệt Này Khiến Não Rơi Vào Trạng Thái 'Đóng Băng', Nhằm 'Mua' Thêm Thời Gian Để Suy Nghĩ, Nhìn Nhận Vấn Đề Và Chuẩn Bị Cho Phản Ứng Tiếp Theo. Điều Này Vô Tình Khiến Việc Xử Lý Các Thông Tin Lưu Trữ Trước Đó Bị Tạm Dừng, Khiến Bạn Quên Hết Bài Đã Học.
Não Lo Lắng Trước Mối Đe Dọa
Nhiều Nỗi Sợ “Mùa Thi” Thường Xuyên Kéo Đến Với Lứa Học Trò Như Sợ Điểm Kém, Sợ Bị Bố Mẹ Mắng Hay Sợ Trượt Nguyện Vọng. Tầm Quan Trọng Của Kỳ Thi Khiến Nhiều Người Coi Việc Này Như Một Mối Đe Dọa Trong Cuộc Sống.
Khi Mối Đe Dọa Đến Gần, Vùng Dưới Đồi Sẽ Thúc Đẩy Sản Sinh Norepinephrine Và Cortisol. Đây Là Các Hormone Giúp Não Phản Ứng Với Căng Thẳng, Song Cũng Gây Tác Dụng Phụ Khi “Cập Bến” Vỏ Não Trước Trán (PFC). Cụ Thể, Chúng Làm Giảm Khả Năng Xử Lý Thông Tin Và Hiệu Quả Giao Tiếp, Cũng Như “Xóa Sổ” Trí Nhớ Làm Việc (Working Memory) Khiến Mọi Suy Nghĩ Của Bạn Biến Mất.
Cùng Lúc Đó, Một Lượng Lớn Cortisol Di Chuyển Đến Hồi Hải Mã (Hippocampus), “Khóa” Lại Con Đường Dẫn Vào Ký Ức Và Thông Tin Lưu Trữ. Từ Đó, Ta Loay Hoay Mãi Trong Phòng Thi Mà Chẳng Thể Chọn Được Đáp Án.