(Tổ Quốc) - Nghiên cứu về phóng xạ của Marie Curie đã làm thay đổi cách nhìn về vật lý hiện đại, nhưng cũng để lại hậu quả sức khỏe cho bà.
Ngày nay, Marie Curie được tưởng nhớ với công trình tiên phong về phóng xạ, mang về hai giải Nobel và xác định bà là 'mẹ đẻ của vật lý hiện đại'. Tuy nhiên, những nghiên cứu về polonium và radium cũng để lại hậu quả cho sức khỏe của bà, theo IFL Science.
Marie Curie không chỉ là phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người duy nhất đoạt giải ở hai lĩnh vực khác nhau. Năm 1896, Henri Becquerel phát hiện muối uranium phát ra tia X, khơi gợi Curie khám phá thêm.
Với chồng là Pierre Curie, Marie Curie khám phá radium và polonium, giành nửa giải Nobel Vật lý năm 1903. Năm 1911, bà được trao giải Nobel Hóa học vì phân tách radium tinh khiết, mặc dù sau đó bị hậu quả từ việc tiếp xúc với bức xạ.
Marie Curie là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất, nhưng tiếp xúc với bức xạ đã gây nên những hậu quả chết người. Ảnh: IFL Science
Sau nhiều biến cố cá nhân, Marie Curie tiếp tục nghiên cứu về các chất phóng xạ và ứng dụng của chúng trong y học.
Nếu không có các công trình nghiên cứu của Marie Curie, phương pháp điều trị ung thư của chúng ta có thể không tiến triển như hiện nay. Mặc dù Marie Curie luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, việc tiếp xúc với chất phóng xạ đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà.
Marie Curie qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1934 vì bệnh thiếu máu bất sản do tiếp xúc với bức xạ. Bệnh này không chỉ gây ra tình trạng thiếu máu mà còn là một loại bệnh hiếm gặp, khiến tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu mới cho cơ thể hoạt động bình thường.
Chính quyền Pháp muốn chuyển vợ chồng Marie Curie đến lăng mộ quốc gia Panthéon để vinh danh đóng góp của họ cho khoa học và lịch sử nước Pháp. Tuy nhiên, lo ngại về bức xạ đã được nêu lên, và quan tài của họ được lót chì để bảo vệ công nhân trong quá trình khai quật.
Khi khai quật ngôi mộ của Marie Curie, mức độ phóng xạ đã tăng lên mặc dù ở mức độ bình thường trước khi mở ra.
Ban đầu, quan tài của Marie Curie được làm bằng gỗ nhưng khi mở ra thì được phát hiện lót chì dày 2,5 mm. Quan tài lót chì giúp ngăn chặn sự rò rỉ chất phóng xạ hoặc bức xạ có thể phát ra ra môi trường xung quanh khu chôn cất.
Chì là một nguyên tố tự nhiên không độc hại và không phản ứng, là lựa chọn an toàn và hiệu quả để ngăn chặn sự lan truyền của bức xạ. Quan tài lót chì giúp đảm bảo quá trình phân hủy thi thể diễn ra an toàn và sạch sẽ nhất có thể.
Nơi nghỉ cuối cùng của Marie Curie ngày nay. Ảnh: Internet
Kiểm tra thi hài của Marie Curie sau khi khai quật cho thấy bà vẫn được bảo quản tốt, chỉ có ít bức xạ alpha và beta. Điều này có thể là kết quả của biện pháp hạn chế tiếp xúc với bức xạ của bà.
Sau khi khai quật, chính quyền Pháp quyết định chôn thi hài của vợ chồng nhà khoa học Curie tại Pantheon trong quan tài bằng gỗ vì họ không tin rằng lượng radium trên thi hài của họ có thể gây hại cho người tiếp xúc.
Ngược lại, các đồ vật từng sử dụng bởi Marie Curie và chồng vẫn nhiễm phóng xạ mạnh sau 100 năm. Chúng được bảo quản trong hộp lót chì tại Bibliothèque National của Pháp. Khách tham quan cần ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và đeo quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với radium-226.
Tham khảo IFL Science