
Tín hiệu SOS xuất hiện sớm hơn Mayday, vì trước đây, việc liên lạc chưa được phát triển như hiện nay, vì vậy việc sử dụng mã Morse là phổ biến nhất. Mã Morse sử dụng các dấu chấm (dots) và dấu gạch ngang (dashes) để mã hóa 26 chữ cái tiếng Anh từ A đến Z. Vào cuối những năm 1890, truyền thông không dây trở thành một kỹ thuật liên lạc rất quan trọng trong lĩnh vực hàng hải. Đã có nhiều cuộc họp và thảo luận để đưa ra một tín hiệu khẩn cấp, cấp cứu thống nhất cho các tàu thuyền gặp nạn nhưng không thành công. Đến năm 1905, Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng tín hiệu SOS, trong mã Morse, SOS được biểu diễn bằng 3 dấu chấm, 3 dấu gạch ngang và 3 dấu chấm (…---…). Tín hiệu này có ưu điểm dễ nhớ, ngắn gọn và ít bị nhầm lẫn. Từ đó, SOS trở thành quy ước quốc tế, khi tàu thuyền gặp nạn sẽ phát tín hiệu này. Nhưng SOS không phải là viết tắt của Save Our Ship (cứu tàu chúng tôi) hay Save Our Souls (cứu linh hồn chúng tôi)…
