1. Các nguyên nhân gây móng tay lõm
Móng tay được tạo thành từ protein có cấu trúc sợi hay còn được gọi là keratin. Đây cũng là thành phần cấu tạo nên da và tóc. Móng tay khỏe mạnh có màu hồng nhạt và dưới gốc của móng có màu trắng, bề mặt của móng trơn láng. Móng tay lõm là một dấu hiệu bất thường và có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Móng tay lõm có nhiều nguyên nhân
- Do thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất trong cơ thể
Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để luôn khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng. Nếu không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và đây cũng chính là nguyên nhân gây lõm móng, đặc biệt là những trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12.
Khi thiếu hụt vitamin và khoáng chất, người bệnh không chỉ bị thay đổi cấu trúc móng tay mà còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, giảm trí nhớ, thị lực kém, đau nhức xương khớp thường xuyên,...
- Do mắc bệnh vảy nến móng tay
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vấn đề lạ lùng ở móng tay. Bệnh vẩy nến có thể khiến móng tay trở nên rỗ ở một hoặc nhiều ngón tay. Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, tình trạng rỗ móng tay có thể nhẹ hoặc nặng, nông hoặc sâu.
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc chứa nhiều chất độc hại, căng thẳng thường xuyên, tiền sử mắc các bệnh da ở vùng ngón tay,...
Ngoài việc có những lỗ rỗ, trên móng tay của người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như thay đổi màu sắc, biến dạng móng tay, hoặc tình trạng dày sừng dưới da,... Khi những dấu hiệu này trở nên nghiêm trọng, nó có thể làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của móng tay và làm mất tự tin trong giao tiếp. Đáng lo ngại hơn, nếu không kiểm soát được bệnh vẩy nến có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm nấm, nhiễm trùng,...
- Do một số bệnh lý khác như hội chứng Reiter, bệnh viêm khớp, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tự miễn,...
2. Móng tay rỗ có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng rỗ móng tay mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau:
- Nếu móng tay rỗ là do thiếu vitamin và khoáng chất, thì có thể hoàn toàn khắc phục được. Khi bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sức khỏe và cấu trúc của móng sẽ được cải thiện.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào tình trạng rỗ và nguyên nhân gây ra bệnh
- Nếu nguyên nhân là do bệnh vẩy nến mạn tính, thì việc điều trị triệt để thường rất khó khăn vì nguyên nhân thường bắt nguồn từ các vấn đề miễn dịch. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm vẫn rất quan trọng để kiểm soát các triệu chứng, giúp người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp và ngăn chặn nguy cơ biến chứng. Điều trị càng sớm, khả năng hồi phục càng cao.
3. Cách điều trị móng tay rỗ như thế nào?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau cho móng tay bị rỗ. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng:
+ Sử dụng thuốc corticoid dạng bôi: Áp dụng bôi thuốc lên móng và vùng da xung quanh ngón tay để ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào sừng. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như làm mỏng da, teo da hoặc gây nhiễm nấm,…
Sử dụng thuốc bôi để chữa bệnh+ Thuốc bôi retinoid: Tác dụng của loại thuốc này là ức chế quá trình tăng sinh tế bào ở lớp biểu bì, giảm độ dày của da móng và ngăn chặn sự xuất hiện của vết thâm một cách hiệu quả. Loại thuốc này cũng có thể được kết hợp với các loại thuốc khác để tăng cường hiệu quả của việc điều trị.
+ Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Trong trường hợp bệnh nhân không phản ứng tích cực với các loại thuốc bôi ngoài, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc ức chế hệ miễn dịch.
+ Thuốc sinh học hoặc thuốc corticosteroid dạng tiêm: Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh tình nặng. Mục đích của việc sử dụng thuốc là để cải thiện các triệu chứng, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Việc sử dụng thuốc chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
+ Thuốc chống nấm: Sử dụng khi có nhiễm nấm trên da móng.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào sau khi sử dụng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Chăm sóc tại nhà: Kết hợp việc sử dụng thuốc với các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện bệnh tình tốt hơn, đồng thời tránh xa khỏi những nguy cơ không mong muốn khác.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
+ Giữ vệ sinh móng để tránh nhiễm trùng.
- Luôn vệ sinh tay thường xuyên và tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tay kém chất lượng để không gây kích ứng, làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cần, có thể sử dụng một số loại dưỡng móng sau khi được bác sĩ chỉ định.
- Có thể ngâm tay trong nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là kìm cắt móng tay.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là từ các loại rau xanh và trái cây. Ngoài ra, hãy uống đủ nước và hạn chế ăn các thực phẩm gây dị ứng, cũng như hạn chế uống bia rượu.
Không nên sử dụng chung kìm bấm móng tay với người khác
- Hạn chế thức khuya và đảm bảo có đủ giấc ngủ.
- Giữ tinh thần thoải mái, kiểm soát căng thẳng một cách hiệu quả.
- Thường xuyên tập luyện để tăng cường hệ miễn dịch.
- Các phương pháp khác:
+ Nếu phát hiện có nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể quyết định loại bỏ móng tay bằng tia X, sử dụng urea nồng độ cao hoặc tiến hành phẫu thuật.
+ Thực hiện thẩm mỹ móng nếu tình trạng bệnh ảnh hưởng đến giao tiếp. Tuy nhiên, cần tránh tác động vào lớp biểu bì để tránh gây kích ứng.