Việc cho trẻ đi học mẫu giáo trước khi bắt đầu chương trình học ở trường tiểu học đang trở thành xu hướng phổ biến. Ngoài những lợi ích, việc này cũng có một số hạn chế mà cha mẹ cần nhận thức
Giai đoạn chuẩn bị quan trọng: Trẻ 3 - 5 tuổi và việc học mẫu giáo
Vì sao nên cho con đi học mẫu giáo? Lợi ích và hạn chế mà cha mẹ cần biết
Việc cho con đi học mẫu giáo sớm có lợi không?
Những lợi ích của việc cho bé học mẫu giáo
Giai đoạn mẫu giáo giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và tư duy nhận thức từ những bài học đầu tiên.
Học mẫu giáo giúp trẻ bắt đầu hình thành kỹ năng xã hội và cảm xúc
Khác với môi trường gia đình, ở mầm non hoặc mẫu giáo, trẻ được tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người hơn bao gồm thầy cô, nhân viên trong trường và bạn bè cùng trang lứa.
Việc bé tiếp xúc và tương tác với nhiều người sẽ giúp bé hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc, những kỹ năng này sẽ hữu ích cho bé trong tương lai. Đó là lý do tại sao nên cho bé học mẫu giáo.
Việc bé học mẫu giáo giúp rèn luyện các kỹ năng xã hội và cảm xúc.
Các kỹ năng xã hội và cảm xúc mà bé có thể học được khi đi học mẫu giáo gồm:
- - Xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội với mọi người xung quanh.
- Bắt đầu các cuộc trò chuyện.
- Làm việc theo nhóm trong học tập và vui chơi.
- Nghe chỉ dẫn và tuân theo quy tắc của giáo viên hoặc người lớn.
- Thể hiện sự quan tâm và hướng dẫn người khác.
- Điều chỉnh cảm xúc của người khác và thể hiện hành vi phù hợp.
- Quan sát và thấu hiểu cảm xúc của người khác, học cách hành xử đúng.
Sau thời gian học tập và tương tác ở trường mẫu giáo, trẻ thường hợp tác hơn ở nhà, không còn quấy khóc hay dè dặt như trước. Rèn giũa các kỹ năng xã hội và cảm xúc là một trong những lợi ích của việc học mẫu giáo.
Bé học mẫu giáo sẽ trở nên lanh lợi hơn, đây là lý do chính khiến nhiều bậc phụ huynh quyết định gửi trẻ đến trường mầm non.
Học mẫu giáo giúp cải thiện chức năng nhận thức và nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Học mẫu giáo giúp trẻ có khả năng hình thành và phát triển tư duy nhận thức.
Tại sao nên cho trẻ đi học mầm non? Lý do chính là các mối tương tác xã hội và thời gian gắn bó với bạn bè ở trường mầm non được cho là sẽ cải thiện toàn diện các chức năng nhận thức của trẻ.
Một số nghiên cứu cho thấy, giáo dục mầm non sớm có thể có tác động tích cực đối với các khía cạnh sức khỏe khác của trẻ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, cho bé đi học mầm non có xu hướng đưa chỉ số khối cơ thể (BMI) vào ngưỡng khỏe mạnh. Nói cách khác, trẻ thừa cân sẽ dần đạt cân nặng khỏe mạnh trong khi trẻ nhẹ cân bắt đầu tăng cân.
Một trong những lý do có thể làm điều này là sự cải thiện khả năng đối phó với căng thẳng của trẻ (Các vấn đề về căng thẳng và hành vi khác ở trẻ nhỏ có liên quan đến nguy cơ béo phì) thông qua năng lực điều chỉnh hành vi.
Việc cho bé đi học mầm non giúp xây dựng nền tảng cho việc học tập các chương trình giáo dục cao hơn sau này.
Cho bé đi học mẫu giáo toàn thời gian giúp bé phát triển ngôn ngữ. Nguồn: Ishool
Học mẫu giáo là phù hợp với xu hướng hiện nay
Trước đây, do hoàn cảnh thời đại, ba mẹ thường băn khoăn liệu có nên cho trẻ học mẫu giáo hay không? Có thể bỏ qua giai đoạn học mẫu giáo không? Tuy nhiên, hiện nay việc cho bé đi học mẫu giáo đã trở thành một xu hướng. Với việc hiểu rõ các lợi ích của học mẫu giáo, phụ huynh ngày nay còn cho bé đi học mẫu giáo khá sớm.
Một đứa trẻ bỏ qua giai đoạn học mẫu giáo và trực tiếp tham gia vào trường tiểu học có thể bỏ lỡ các kỹ năng tương tác xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè đồng trang lứa.
Nếu bé bắt đầu học mẫu giáo muộn hơn một năm, có thể sẽ tham gia vào lớp học với hầu hết bạn nhỏ hơn mình một tuổi, điều này có thể gây khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi và giao tiếp. Tuy nhiên, nếu bé thân thiện thì những tình huống này có thể không gây ra vấn đề lớn.
Bài viết liên quan: Top 6 trường mầm non quận 1 chất lượng cao theo đánh giá của phụ huynh mới có con
Những hạn chế khi cho bé học mẫu giáo
Ngoài những lợi ích, việc cho bé học mẫu giáo cũng có một số hạn chế. Nguồn: Suckhoedoisong
Một số khía cạnh của giáo dục mầm non có thể không có tác động tốt đối với trẻ nhất là những mặt hạn chế có thể xảy ra:
Cho bé học mẫu giáo không phù hợp với trẻ chậm phát triển
Các bậc cha mẹ có con chậm phát triển thường tỏ ra băn khoăn về việc có nên bỏ qua giai đoạn học mẫu giáo hay không. Trẻ chậm phát triển về nhận thức và thể chất, đặc biệt là trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường của trường mầm non.
Nếu trường mầm non không có các quy định và chương trình giáo dục riêng dành cho trẻ chậm phát triển, trẻ có thể không bắt kịp bạn bè và cảm thấy bị cô lập.
Đối với trẻ chậm phát triển, các bậc phụ huynh nên chọn một chương trình học phù hợp và có ích với trẻ.
Các trường thường tập trung vào khía cạnh học thuật khi cho bé học mẫu giáo
Một số chương trình giáo dục mầm non hướng đến việc truyền đạt kiến thức học thuật, tương tự như ở các trường tiểu học, có thể gây áp lực cho trẻ.
Cho bé học mẫu giáo có thể đưa trẻ vào tình trạng áp lực. Nguồn: ISSP
Trẻ mầm non 3 – 5 tuổi đang trong giai đoạn học các kỹ năng cơ bản và có thể chưa sẵn sàng về mặt tinh thần để bắt đầu học tập chính thức. Việc tiếp nhận kiến thức và các kỹ năng học tập ngay từ trường mầm non có thể không phải là điều tốt.
Có thể sau khi đọc, cha mẹ đã tìm thấy lý do vì sao nên cho trẻ học mẫu giáo và các lợi ích của việc này. Việc cho trẻ đi học mẫu giáo trước khi bắt đầu chương trình giáo dục chính thức tại trường tiểu học là một lựa chọn cá nhân. Cha mẹ có thể cân nhắc và đưa ra quyết định.
Một trường mầm non phù hợp có thể mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của trẻ và làm nền tảng cho sự phát triển sau này. Hãy xem xét nhu cầu của trẻ và của bạn trước khi quyết định cho chúng học ở một ngôi trường nào đó.
Ban đầu, trẻ có thể miễn cưỡng tham gia theo sự sắp xếp của bạn khi bắt đầu đi học mẫu giáo. Hãy để việc cho bé học mẫu giáo phụ thuộc vào mức độ thoải mái của bé. Khi bé hòa nhập tốt với bạn bè và thầy cô, bạn có thể hạn chế can thiệp và để trẻ tự hòa nhập.
Thông tin được tổng hợp từ Mom Junction.