Hãy cùng khám phá lý do tại sao các bộ phim chuyển thể từ anime thường không nhận được sự phản hồi như mong đợi và thường trở thành những tác phẩm từ không tốt đến tệ.
Kỳ 1: Sự kiểm soát của các công ty phim và vấn đề diễn suất
Trong những năm gần đây, phim live action đã trở thành một thể loại phổ biến trong ngành công nghiệp điện ảnh. Dòng phim này thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ nguyên tác không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, số lượng không đi đôi với chất lượng, vẫn còn nhiều bộ phim live action chất lượng kém. Hãy cùng tác giả khám phá vấn đề này!

1. Sự kiểm soát của các công ty phim
Tại lễ hội phim Nhật Bản, đạo diễn 'Beat' Takeshi Kitano (người cùng thực hiện Ghost in the Shell phiên bản Hollywood) đã giải thích: 'Nếu bạn chuyển thể một bộ manga thành phim, người ta sẽ xem. Đó là lý do các công ty phim không dám đầu tư vào những kịch bản không nổi tiếng'.

Từ câu trả lời đó, chúng ta có thể thấy tình hình hiện tại của ngành điện ảnh Nhật Bản, tất cả đều vì hai chữ 'lợi nhuận'! Và để kiếm thêm tiền, họ sử dụng những cách khác như chọn các diễn viên nổi tiếng hoặc tuyển idol để đóng phim, kịch bản thì chỉ cần chép nguyên từ manga/ anime, thu hút fan hâm mộ và đảm bảo không lỗ.
Ví dụ như Kento Yamazaki và Oguri Shun, ai xem nhiều Live Action cũng biết hai diễn viên này thường xuất hiện trên màn ảnh, từ gintama đến Death Note, và giờ thì KingDom mới ra mắt năm nay.

Không phải tất cả phim thương mại đều không hay, nhưng rõ ràng chúng đang hạn chế sự sáng tạo của đạo diễn và biên kịch, cũng như làm khó cho những diễn viên mới phát triển trong ngành.
Có thể nói người Nhật hiện nay không xem phim vì tên tuổi của đạo diễn, trừ những người nổi tiếng như Hayao Miyazaki, còn lại phim chuyển thể đều dựa vào danh tiếng của manga gốc và các idol, khiến cho những người đam mê nghệ thuật gặp khó khăn. Kết quả là chúng ta có những bộ phim live action thiếu sáng tạo, với diễn xuất khá nhàm chán của các thần tượng, trong khi những bộ phim hay chỉ chiếm phần nhỏ.

2. Vấn đề diễn xuất
Kingdom thực sự là một bộ phim live action tốt nếu xét về kỹ xảo và bối cảnh, nhưng diễn xuất là điểm yếu. Giống như nhiều bộ phim chuyển thể khác, nhân vật chính thường diễn quá cường điệu, và cảnh cảm động cần được xử lý tinh tế và phù hợp với ngữ cảnh, nếu không sẽ trở nên giả dối và cliche.

Ví dụ trong Avengers: End Game, khi Iron Man qua đời, diễn viên không cần phải bày tỏ quá đà với cử chỉ hay lời thoại, nhưng vẫn tạo ra cảm xúc sâu sắc và đáng nhớ.

Trong tác phẩm khác The Serial Killer Is Laughing In The Rain (cũng do Oguri Shun đóng chính), có một phân cảnh khiến nhân vật muốn khóc thét nhưng phải kìm nén lại, điều đó mới thực sự đau lòng!

Mỗi khi xem một Live Action hoặc phim Nhật, khi đến phần cảm xúc quan trọng, mong muốn duy nhất là diễn xuất của diễn viên sẽ không làm hỏng không khí của bộ phim.
Trong Attack On Titan, khó mà đồng cảm với bất kỳ nhân vật nào vì diễn xuất của họ trông quá giả, điều này trở nên quá phổ biến trong phim Nhật và khó có thể bỏ qua, dù vẫn có những diễn viên giỏi khác, nhưng điều xấu sẽ được nhớ lâu hơn.

Tất nhiên, một phần lỗi cũng đến từ đạo diễn, khi họ lạm dụng cận mặt trong cảnh quay, điều này có thể nâng cao hoặc làm giảm chất lượng của bộ phim tùy thuộc vào diễn xuất của diễn viên. Điều này thể hiện sự thiếu tinh tế của đạo diễn Nhật so với các nước khác. Một số vấn đề như lương bổng, lịch làm việc dày đặc cũng ảnh hưởng đến các diễn viên.
(tiếp theo)