1. Nguyên nhân khiến cho phụ nữ có kinh nhưng đau bụng không thấy kinh
1.1. Mang thai
Đối với nhiều phụ nữ, nếu kỳ kinh đến và cảm thấy đau bụng nhưng không thấy ra máu ở âm đạo, thì điều này có thể là tin vui vì có thể họ sắp làm mẹ. Trong những tuần đầu của thai kỳ, trứng đã được thụ tinh và di chuyển về tử cung để phát triển, gây ra hiện tượng đau âm ỉ ở bụng dưới. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể cảm thấy đau tức ngực, ngực tròn đầy hơn, bụng to hơn và dễ mệt mỏi.
Có kinh nhưng đau bụng không thấy kinh có thể là biểu hiện phụ nữ đã mang thai
1.2. Tiền mãn kinh
Phụ nữ ở độ tuổi 45 - 50 thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Trong thời kỳ này, hoạt động của buồng trứng giảm sút, nội tiết tố nữ cũng bắt đầu suy giảm dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh. Điều này có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ có kinh nhưng đau bụng không thấy kinh.
1.3. Rối loạn hormone
Phụ nữ gặp mất cân bằng hormone thường có những dấu hiệu như: dễ bốc hỏa, đau đầu, khó chịu, dễ cáu gắt, đau bụng dưới nhưng không có kinh,... Nguyên nhân gây ra mất cân bằng hormone thường là do sau sinh bị suy giảm nội tiết tố, tuổi tác, sử dụng thuốc tránh thai, cắt bỏ buồng trứng,...
1.4. Tắc kinh
Tắc kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở phụ nữ và cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác đau bụng khi đến tháng nhưng không thấy có máu kinh. Khi bị tắc kinh, các dấu hiệu của ngày hành kinh vẫn xuất hiện nhưng máu lại không thể thoát ra được. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến vô kinh.
1.5. Phá thai
Phụ nữ thực hiện phá thai bằng phương pháp hút thai thường trải qua cơn đau âm ỉ ở bụng dưới. Nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung co bóp để đẩy các mảng niêm mạc ra ngoài. Ngoài ra, sau khi phá thai vài ngày, nữ giới cũng có thể gặp mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, xuất huyết âm đạo,...
1.6. Sử dụng thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác
Thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ như tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc khác như: thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc kháng sinh liều cao,... cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và gây ra hiện tượng này.
Thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ là đau bụng khi đến tháng nhưng lại không có kinh
1.7. Nhiễm trùng đường tiểu
Khi đường tiểu bị nhiễm khuẩn, phụ nữ thường cảm thấy đau ở một bên lưng dưới và đau bụng âm ỉ, đặc biệt là khi đến kỳ kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và giấc ngủ.
1.8. Viêm bàng quang cấp
Bệnh viêm bàng quang cấp thường làm cho phụ nữ có kinh cảm thấy đau bụng nhưng không xuất hiện kinh nguyệt và đi kèm với một số triệu chứng khác như: tiểu rắt, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, đau khi quan hệ tình dục,...
1.9. Sỏi thận
Sỏi thận là kết quả của việc các khoáng chất và muối tích tụ trong nước tiểu trong thời gian dài. Khi kéo dài, sự tích tụ này dễ dàng phát triển thành các viên sỏi lớn. Nếu viên sỏi di chuyển đến bàng quang, sẽ gây đau ở xương chậu và đau bụng nhưng không thấy kinh nguyệt. Ngoài ra, khi đi tiểu, người bệnh có thể thấy nước tiểu màu đỏ như máu hoặc màu hồng.
1.10. Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu được gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn vào buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung. Nó có thể gây đau ở phía dưới bụng mà không có kinh nguyệt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến việc buồng trứng bị gắn kết, thai ngoài tử cung, hoặc vô sinh.
1.11. U xơ tử cung
U xơ tử cung là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Khiến cho bàng quang và tử cung bị chèn ép và ảnh hưởng. Sự chèn ép này là nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ có triệu chứng đau bụng kinh nhưng không có kinh. Bên cạnh đó, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai hoặc vô sinh.
1.12. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối bất thường tồn tại trong buồng trứng, có thể là chất rắn kiểu bã đậu hoặc dịch. Mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể gây ra cảm giác đau như đau bụng kinh mà không có kinh.
Nếu thường xuyên cảm thấy đau bụng nhưng không có kinh, nên đi khám bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân
1.13. Polyp tử cung
Polyp tử cung là kết quả của sự tăng trưởng quá mức của lớp nội mạc tử cung. Gây ra cảm giác đau bụng khi đến tháng nhưng không có kinh.
2. Cách xử lý khi bị đau bụng vào thời kỳ không có kinh
Như đã đề cập ở trên, việc bị đau bụng nhưng không có kinh có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là do vấn đề sức khỏe.
- Nếu hiện tượng này không thường xuyên xảy ra:
Không cần quá lo lắng nếu không xuất hiện thường xuyên, có thể chỉ là do tình trạng sức khỏe không ổn định vào thời điểm đó. Một số biện pháp có thể giúp giảm đau, như:
+ Dùng cách ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giảm stress.
+ Mua que thử thai để kiểm tra xem có mang thai hay không.
+ Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không quá mức trong kỳ kinh.
+ Luôn chú ý vệ sinh cô bé sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh và sau khi quan hệ tình dục.
+ Sử dụng phương pháp tránh thai an toàn để tránh thai không mong muốn, tránh phải phá thai vì mang thai ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng đến tử cung và chu kỳ kinh.
- Nếu cảm thấy đau bụng nhưng không có kinh kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng như nôn máu, phân đen, nôn mửa đau, khó thở, da và mắt vàng,... nên đi kiểm tra và tìm nguyên nhân cùng bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị kịp thời.