Dù vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai hiệu quả nhưng vẫn có khả năng mang thai trong khi sử dụng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp cần thực hiện khi sử dụng vòng tránh thai vẫn mang thai.
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai phổ biến được sử dụng vì tính đơn giản, chi phí thấp và hiệu quả cao lên đến 98%. Một thiết bị nhỏ, thường có hình chữ T được đặt trong tử cung và có hiệu quả trong khoảng từ 3 - 10 năm. Tuy nhiên, có trường hợp mang thai khi sử dụng vòng, hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Tại sao mang thai khi sử dụng vòng tránh thai?
Sử dụng vòng tránh thai vẫn là một trong những phương pháp hiệu quả nhưng không đạt đến 100%. Có khả năng mang thai khi sử dụng dụng cụ này để ngừa thai (tính cả trường hợp hiếm, chỉ chiếm 3 trong 100 trường hợp).
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến việc mang thai khi sử dụng vòng tránh thai là do vị trí không chính xác, bị lệch hoặc lún sâu vào tử cung gây mất hiệu quả ngừa thai.
Nếu vòng tránh thai bị lệch, bạn có thể gặp một số dấu hiệu như đau bụng âm ỉ, chảy máu âm đạo kéo dài và có thể tăng theo từng ngày, đặc biệt là khi có quan hệ tình dục. Để kiểm tra vòng tránh thai, bạn có thể đưa ngón tay vào âm đạo đến vị trí cổ tử cung. Nếu không thể sờ vào dây vòng hoặc cả vòng, có thể vòng tránh thai của bạn đã bị lệch.
Tại sao lại có thai khi đặt vòng?Dấu hiệu phát hiện thai nghén khi sử dụng vòng tránh thai
Khi sử dụng vòng tránh thai, cơ thể vẫn hoạt động bình thường vì vòng chỉ cung cấp bảo vệ cơ học. Rụng trứng vẫn diễn ra, nội mạc tử cung vẫn phát triển và kinh nguyệt vẫn đến hàng tháng. Do đó, nếu mang thai khi đặt vòng, bạn sẽ gặp các dấu hiệu như thai nghén thông thường.
- Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi.
- Chậm kinh
- Chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn bình thường
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên
- Chóng mặt và cảm giác ốm nghén
- Đau bụng dưới
Nên làm gì khi đặt vòng tránh thai mà vẫn mang thai?
Nếu bạn thấy có những dấu hiệu như trên và nghi ngờ mình có thai, hãy thực hiện những bước sau:
Sử dụng que thử thai
Dùng que thử thai là phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra khả năng mang thai tại nhà. Nếu vẫn nghi ngờ, bạn có thể đến phòng khám để được chẩn đoán chính xác hơn.
Đi khám bác sĩ phụ sản
Mang thai khi sử dụng vòng tránh thai có thể gây ra nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Việc mang thai ngoài tử cung sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, đây là tình huống cấp bách, bạn cần phải đến bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.
Gỡ bỏ vòng tránh thai khỏi tử cung
Sau khi xác định chắc chắn bạn đang mang thai và không có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn loại bỏ vòng tránh thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nên làm gì khi sử dụng vòng tránh thai mà vẫn có thai?Mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không?
Là phương pháp ngừa thai, nhưng nếu vẫn mang thai khi đặt vòng, có một số nguy hiểm như sau:
Sảy thai
Một trong những nguy cơ chính khi mang thai trong thời gian đặt vòng là sảy thai. Tỷ lệ sảy thai trong tình huống này tăng lên khoảng 40 - 50%. Vì vậy, bạn nên sớm đến phòng khám sản khoa để loại bỏ vòng tránh thai và giảm thiểu nguy cơ sảy thai.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng trong khi mang thai khi sử dụng vòng tránh thai là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của mẹ bầu. Người mang thai cần sớm loại bỏ vòng tránh thai để giảm thiểu các nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra.
Sinh non
Theo quan sát, việc mang thai trong thời gian đặt vòng tránh thai có nguy cơ sinh non cao hơn gấp 5 lần so với người mang thai bình thường. Để giảm nguy cơ sinh non, người mang thai cần loại bỏ vòng tránh thai ra khỏi tử cung càng sớm càng tốt.
Mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không?Bong nhau thai
Bong nhau thai khỏi tử cung xảy ra trước hoặc sau khi sinh con. Nhiều chuyên gia tin rằng, việc đặt vòng tránh thai có thể gây ra tình trạng này.
Phơi nhiễm nội tiết tố
Phơi nhiễm nội tiết tố là khả năng giải phóng progestin vào tử cung, gây nguy hiểm cho thai nhi khi sử dụng vòng tránh thai và vẫn mang thai. Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, theo nhiều bác sĩ, điều này có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ.
Làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻTrường hợp bác sĩ không tháo vòng tránh thai
Tháo vòng tránh thai ra khỏi cơ thể là biện pháp giúp bạn mang thai một cách an toàn nhất, giúp bạn có thai một cách khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, nếu việc tháo vòng tránh thai gây ra rủi ro cho sản phụ hơn, bác sĩ có thể quyết định không tháo vòng. Có những trường hợp thai nhi vẫn phát triển bình thường và được sinh ra một cách khỏe mạnh, vì vòng tránh thai có thể tự đẩy ra ngoài khi thai nhi phát triển.
Trường hợp bác sĩ không tháo vòng tránh thaiCách ngăn ngừa nguy cơ mang thai khi sử dụng vòng
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa
Người sử dụng vòng tránh thai cần thường xuyên đến kiểm tra sức khỏe phụ khoa và siêu âm tử cung khoảng 2 lần/năm để phát hiện kịp thời các vấn đề gây hại như vòng bị lệch, vị trí không đúng,...
Chú ý đến thời hạn sử dụng của vòng tránh thai
Trung bình sau 3 - 5 năm, người sử dụng vòng tránh thai cần tháo ra hoặc thay mới để đảm bảo an toàn hơn. Nếu để quá lâu, vòng tránh thai có thể lún sâu vào tử cung và khiến quá trình loại bỏ khó khăn hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở âm đạo.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý những điểm sau để ngăn ngừa nguy cơ mang thai khi sử dụng vòng tránh thai:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ để bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục.
- Sau khi đặt vòng, nên nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày và hạn chế làm việc nặng trong vòng 1 tuần. Sau 2 tuần, bạn có thể quan hệ tình dục trở lại.
- Nếu gặp đau bụng, chảy máu âm đạo kéo dài kèm sốt, đau khi quan hệ, tiểu rắt,... bạn cần đến phòng khám ngay.
Việc sử dụng vòng tránh thai vẫn là phương pháp ngừa thai hiệu quả mặc dù không thể đảm bảo ngừa thai tuyệt đối. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được nguyên nhân gây ra thai nghén khi đang sử dụng vòng và những biện pháp cần thực hiện khi có thai.
Nguồn: Website chăm sóc sức khỏe Hellobacsi.com