Khi bạn đọc những dòng này, thời gian dường như trôi đi một cách không ngừng. Những gì xảy ra trong hiện tại chỉ mới diễn ra cách đây một ít nhưng đã trở thành quá khứ. Bạn mang theo cảm giác này - khi các vật thể thay đổi và di chuyển, khi suy nghĩ lướt qua đầu bạn, khi cảm xúc dần phai nhạt và tan biến đi cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ đêm nay. Heraclitus đã nói rằng thời gian giống như một dòng sông: “Mọi thứ đều chảy trôi và không có gì tồn tại; mọi thứ đều nhường chỗ và không có gì cố định.” Trải nghiệm của chúng ta về thế giới chứng minh cho quan điểm này. Chúng ta luôn cảm thấy mình bị thời gian cuốn đi, thời gian trôi đi quá nhanh. Tuy nhiên, các nhà vật lý và triết gia cho rằng Heraclitus đã nhầm. Họ nói rằng thời gian không thực sự trôi qua.
Một số triết gia cho rằng cảm giác thời gian trôi qua là do cách chúng ta nhìn nhận sự thay đổi. Họ lập luận rằng các vật thể chuyển động tạo ra sự ảo giác về thời gian trôi qua. Hãy tưởng tượng bạn xem một bộ phim mà mỗi khung hình chỉ chiếu trong hai giây. Bạn sẽ thấy một loạt các cảnh tĩnh với người và vật ở các vị trí có chút khác nhau. Cú đấm của Jackie Chan đang ở đây, sau là ở kia, rồi nó tiếp giáp với khuôn mặt của ai đó. Mặc dù rõ ràng là mỗi hình ảnh cho thấy diễn viên ở các vị trí có chút khác biệt nhưng bạn không thấy anh ta di chuyển. Bây giờ, hãy tưởng tượng những khung hình đó ở tốc độ mà chúng ta thường thấy: 24 khung hình/giây. Đột nhiên, các khung cảnh tĩnh biến mất, bạn không thể phân biệt được lúc nào một khung hình bắt đầu và kết thúc. Nắm đấm của Jackie Chan không còn đơn giản ở đây, ở đó mà anh ta đang đấm một ai đó. Bạn đang xem một loạt các khung cảnh tĩnh, từ nhanh đến chậm. Cái “động” tuôn trào mà bạn thấy trong rạp chiếu phim là cái được thêm vào bởi hệ thống tri giác của bạn.Có mối liên hệ gì giữa cảm giác thời gian trôi đi và thế giới xung quanh? Hệ thống tri giác của chúng ta không chỉ tạo tính động cho những gì chúng ta nhìn thấy trong màn ảnh phim mà còn trong thế giới thực. Sự biến đổi trên thế giới xảy ra liên tục vì hệ thống tri giác biến đổi các vật thể chuyển động giống như những khung hình tĩnh của Jackie Chan: chúng tạo ra sự sống động cho vật thể mà thực sự chúng không có. Vì chúng ta không nhận ra rằng điều này là do tâm trí tạo ra chứ không phải là đặc điểm của thực tế, nên chúng ta tin rằng thế giới đang di chuyển và thời gian thực sự đang trôi.Vậy những khoảnh khắc chúng ta không nhận ra sự thay đổi là gì? Phòng bạn hoàn toàn yên bình nhưng thời gian vẫn liên tục trôi qua. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cảm nhận điều này vì chúng ta tiếp tục trải nghiệm suy nghĩ của mình thay đổi giống như chúng ta trải nghiệm sự biến đổi của các vật thể. Tuy nhiên, mặc dù suy nghĩ của chúng ta luôn biến đổi từ khi chúng ta thức dậy đến khi đi ngủ, chúng ta không cảm nhận được sự thay đổi cá nhân trong suy nghĩ giống như cách chúng ta nhận thức về sự thay đổi của các vật thể. Một suy nghĩ không giống như việc nhìn thấy kem tan chảy hay một con tắc kè đổi màu. Bạn hãy thử nghĩ về một suy nghĩ duy nhất. Hãy ghi nhớ và quan sát xem nó có thay đổi không. Điều này thực sự không dễ dàng. Suy nghĩ quay cuồng, rất khó để biết điểm kết thúc và bắt đầu. Suy nghĩ bên trong của chúng ta không giải thích được tại sao thời gian dường như vẫn trôi qua ngay cả khi chúng ta không nhận ra sự khác biệt trên thế giới. Cách giải thích này dường như không phải là một cách tiếp cận hiệu quả.
Chúng ta nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận sự di chuyển và thay đổi của các vật thể nhưng có thể cảm giác về thời gian trôi qua không có mối liên hệ với trải nghiệm cảm nhận thế giới. Chúng ta cũng cảm nhận sự đau đớn, cảm xúc, trực giác và ham muốn. Từ khóa quan trọng ở đây là “cảm nhận”. Trong những tình huống như vậy, chúng ta không nhận thức được thế giới bên ngoài. Thời gian trôi qua là kết quả của cách chúng ta trải nghiệm các thay đổi hàng ngày trong cuộc sống của mình.Khi bạn di chuyển cơ thể, bạn cảm thấy mình đang tạo ra những thay đổi trong thế giới xung quanh; khi bạn tập trung lại suy nghĩ của mình, bạn cảm thấy bản thân đang thay đổi cảnh quan của tâm trí bạn. Chúng ta có thể gọi đây là “sự thay đổi mang tính tác nhân”. Miễn là bạn tỉnh táo, bạn sẽ không ngừng suy nghĩ, có nghĩa là cảm giác thay đổi tinh thần vẫn tồn tại.Bị trói buộc với ý thức rằng chúng ta là nguyên nhân các hành động của mình khiến ta cảm giác rằng mình có thể ngừng làm bất cứ điều gì đang làm và bắt đầu thực hiện gì đó khác biệt. Tuy nhiên, dù ta có thể thay đổi hành vi, khả năng không thực hiện bất cứ hành động nào về thể xác hoặc tinh thần không bao giờ là một lựa chọn. Miễn là bạn còn tỉnh táo, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy như thể bạn có thể ngừng gây ra sự thay đổi. Jean-Paul Sartre, một triết gia người Pháp, đã tuyên bố rằng nhân loại bị “kết án là được tự do”; tương tự, chúng ta thấy mình tại mọi thời điểm thức giấc bị kết án là phải hành động. Tất nhiên, chúng ta sẽ ngừng hoạt động khi chúng ta chìm vào giấc ngủ nhưng giấc ngủ là điều bạn phải chờ đợi, không phải điều bạn làm. Bạn có thể đẩy cho giấc ngủ đến nhanh nhưng bạn không thể tắt chính mình như một chiếp laptop. Điều khiến chúng ta nhầm lần giữa cảm giác đang làm - di chuyển, suy nghĩ, tập trung - với cảm giác thời gian đang trôi qua. Chúng ta trải nghiệm bản thân là một hoạt động vĩnh viễn, bất lực. Đây có thể là một sản phẩm của sinh lý học thần kinh. Bộ não không ngừng hoạt động: thông tin liên tục được tiếp nhận, nhớ lại, xử lý và phản hồi. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng ta luôn thấy mình đang làm điều gì đó. Nhưng chúng ta không nhận thức một cách có ý thức về sự thật này. Trên thực tế, ý thức không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào về việc tại sao chúng ta lại thấy mình ờ trong tình trạng như vậy. Chúng ta được thúc đẩy để tiếp tục thực hiện các thay đổi. Và chính ở đây, chúng ta mắc sai lầm. Thay vì đổ lỗi cho hệ sinh lý thần kinh, chúng ta đổ lỗi cho thế giới bên ngoài: chúng ta lầm tưởng rằng một số lực bên ngoài (giống như một dòng chảy thời gian) chịu trách nhiệm cho cảm giác luôn tồn tại mà chúng ta đang bị “cuốn theo”.Chúng ta không phải là nô lệ của thời gian. Thực tế, thời gian không phải là một dòng chảy mà chúng ta phải chịu đựng. Chúng ta là những nhà điều khiển của cuộc sống, không phải là con tin của thời gian.Theo Psyche, Hình ảnh bìa của Nadir MimouniNội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]