
Tại sao khi ăn tỏi hơi thở lại có mùi khó chịu?

Trong tỏi có chứa một hợp chất gọi là allin (C6H11NO3S); khi ta ăn (nhai)/ nghiền tỏi sống, một loại enzyme trong tỏi sẽ được giải phóng rồi phản ứng với allin và tạo ra hợp chất allicin (C6H10OS2). Hợp chất này lại tiếp tục phân tách thành nhiều chất khác nhau, hầu hết đều có mùi hôi.
Hầu hết những chất này sẽ bị phân rã ở dạ dày và bao tử, chỉ allyl methyl sulfide (một chất chuyển hóa của tỏi) được hấp thụ vào máu. Sau đó, nó sẽ được thải ra qua tuyến mồ hôi và phổi trong vòng 2 ngày. Dù vệ sinh răng miệng cũng giúp làm giảm mùi nhưng không loại bỏ hẳn chúng vì chúng vẫn còn đọng lại trong cơ thể bạn. Vì vậy, nếu ăn tỏi sống, hãy chờ khoảng 2 ngày để mùi hết nhé ;)
Tại sao kẹo nổ… nổ được?

Kẹo nổ được chế biến thông qua quá trình nhiệt hóa đường saccarozo (C12H12011), lactose và syrup bắp (cùng với một vài chất tạo hương vị). Quá trình đun sôi hỗn hợp này tạo ra bọt bóng CO2. Hỗn hợp được làm lạnh ngay lập tức khi đạt đến điều kiện thích hợp (nén khí đạt khoảng 42kg/cm2) để ngăn chặn sự thoát khí.
Sau đó, kẹo sẽ được tách thành những hạt/viên nhỏ, mỗi viên chứa các bong bóng CO2. Khi chúng ta ăn vào miệng, nhiệt độ và độ ẩm trong miệng sẽ giải phóng các bong bóng CO2 này, tạo ra âm thanh nổ lạo xạo.
Tại sao khi hít khí heli thì giọng nói trở nên 'thánh thót' hơn?

Âm thanh di chuyển nhanh hơn qua các loại khí nhẹ như heli, tăng tốc độ truyền âm thanh và làm cho âm thanh ở tần số cao nghe 'thánh thót' hơn. Do đó, khi bạn hít khí heli, giọng nói của bạn sẽ trở nên 'thánh thót' hơn.