Mình cho rằng cách giáo dục và cách mà công chúng tiếp cận vấn đề ghi chép có nhiều thiếu sót, bài viết này sẽ giải thích lý do.
Những ai đã từng trải qua hệ thống giáo dục Việt Nam chắc chắn sẽ quen với những lời khuyên về tầm quan trọng của việc ghi chép. Ngồi yên trong giờ học mà không chép bài thì bị cho là lười biếng. Đôi khi còn có việc chấm vở, và người viết nhiều khái niệm và có chữ đẹp sẽ được điểm cao hơn.
Tất cả những điều này đã khiến tôi phản xạ về việc phải chép hết tất cả những gì mình nghe được trong tiết học. Một thời gian dài, tôi liên kết số lượng ghi chép trong vở với thành tích học tập của mình. Tức là ngày nào viết nhiều ghi chép thì năng suất học tập càng cao.
Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, và bạn sắp biết lý do.
Bài viết này sẽ đưa bạn đi qua các khía cạnh của việc ghi chép (note-taking) và tác dụng của nó đối với quá trình học tập. Nó sẽ phân tích hai phương pháp phổ biến mà học sinh hiện nay đang sử dụng khi ghi chép trong tiết học, và đề xuất phương pháp học tập và ghi chú mà tôi đang áp dụng.
Ghi chép có thể giúp chúng ta như thế nào?
Thường thì việc ghi chép trong tiết học giúp chúng ta theo hai cách: mã hóa (encoding) và lưu trữ kiến thức (storage) (Barnett, Di Vesta và Rogozinski, 1981).
Vấn đề là, liệu nó có thực sự hiệu quả không?
Mã hóa
Và nghiên cứu của Morehead, Dunlosky và Rawson đã so sánh hiệu quả của các hình thức ghi chú (2019) và cho thấy rằng trong bài kiểm tra ngay sau khi xem một video, sự khác biệt về kết quả giữa nhóm ghi chép nội dung và nhóm không ghi chép là không đáng kể. Vì vậy, lợi ích chính của việc ghi chép có thể nằm ở quá trình lưu trữ (storage).
Lưu trữ:
Tóm lại, tôi nghĩ rằng có các phương pháp khác tốt hơn để đạt được hai chức năng của việc ghi chép trên giảng đường đại học là Mã hóa và Lưu trữ.
Chúng ta cần rèn luyện khả năng tập trung và xử lý thông tin, chứ không phải khả năng ghi chép.
Vấn đề của việc ghi chép trong tiết học
Việc học và ghi chép đồng thời có thể làm phân tán sự chú ý của chúng ta. Trí nhớ làm việc phải xử lý việc chuyển ý nghĩ thành câu chữ và đồng thời phải cố gắng để theo kịp giảng dạy của giáo viên. Ai trong chúng ta cũng không lạ gì với hình ảnh “cúi xuống chép bài, ngước lên mất gốc”. Tốc độ ghi chép của chúng ta không thể bằng tốc độ giảng dạy của giáo viên, điều này có thể dẫn đến xung đột.
Hơn nữa, để học hiệu quả, chúng ta cần hiểu được mối tương quan giữa những kiến thức mới và những kiến thức đã biết, cũng như giữa các khái niệm chúng ta đang học với nhau (McDermott và Roediger, 2018). Điều này yêu cầu chúng ta phải nghe giảng, tư duy và tạo liên kết liên tục. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc chép bài mà không tư duy, thì sẽ khó có thể đạt được điều đó.
Ngoài ra, việc ghi chép trong tiết học cũng có nhiều hạn chế. Học sinh thường mắc các lỗi sau đây khi ghi chép (Peverly và Wolf, 2019): (1) bỏ qua các chi tiết quan trọng trong nội dung bài học; (2) thiếu bối cảnh để làm rõ thông tin; (3) ghi chép các thông tin mơ hồ hoặc không chính xác; (4) chép nguyên văn bài giảng mà không thể hiện được tư duy cá nhân.
Có thể thấy, việc ghi chép không phải là không có ích trong quá trình học tập, nhưng nó không phải là điều bắt buộc để hiểu bài giảng. Thậm chí, nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc chép bài mà không tư duy, nó có thể phản tác dụng.