Đói là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc sau khi bú. Tuy nhiên, mẹ vẫn thấy trẻ khóc sau khi bú. Điều này khiến các mẹ băn khoăn liệu trẻ đã bú đủ sữa chưa hay trẻ có khỏe mạnh không. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy đọc tiếp bài viết này trong chuyên mục chăm sóc bé từ 0 - 3 tuổi nhé!
Trẻ khóc sau khi bú. Nguồn từ freepik
Tại sao trẻ lại khóc sau khi bú?
Nếu bé vẫn tiếp tục khóc sau khi bú, dưới đây là những lý do giải thích cho vấn đề này.
Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Colic: là tình trạng ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi quấy khóc trong 3 giờ sau khi bú xong và xảy ra ít nhất 3 ngày/tuần. Tình trạng colic có thể xảy ra do bất kỳ lý do cơ bản nào, bao gồm cả khí trong cơ thể làm cho bé cảm thấy nôn nao và bé quấy khóc đêm và vào ban ngày khi cho bú.
Khí: Khi bú, bé nuốt phải rất nhiều khí. Khí này đi vào trong dạ dày, gây khó chịu ở bụng của bé dẫn đến bé quấy khóc sau mỗi lần bú. Để giảm lượng khí mà bé nuốt phải sau khi bú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé.
Bé nuốt phải nhiều khí khi bú cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé quấy khóc khi bú. Nguồn từ freepik
Trào ngược dạ dày: Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ quan thực quản dưới không đóng lại đúng cách, do đó nó cho phép một số chất trong dạ dày và axit di chuyển lên miệng của bé. Sau khi bé quấy khóc, cơn trào ngược sẽ dịu lại. Nếu tình trạng trào ngược kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Một trong những triệu chứng của bệnh này là bé quấy khóc trong và sau khi cho bú do bị kích thích bởi axit dạ dày trào ngược.
Mọc răng: Khi bé mọc răng thường bị đau nướu và đặc biệt rất đau trong lúc bú khiến chúng cáu kỉnh và quấy khóc sau khi bú xong.
Nguyên nhân bệnh lý
Sốt: Một số bé biếng ăn và quấy khóc khi bé bị sốt. Sốt cũng là nguyên nhân khiến bé khóc sau khi bú. Để biết bé có đang bị sốt hay không, cha mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé, nếu cao hơn 38 độ C hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc các phòng khám nhi khoa như bệnh viện nhi đồng 1, phòng khám nhi khoa Nancy, ... ngay.
Sốt cũng là nguyên nhân khiến bé khóc sau khi bú. Nguồn từ freepik
Đau tai: Đau tai cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé quấy khóc và khó chịu. Đau tai cũng là triệu chứng điển hình của viêm tai giữa ở trẻ em.
Lồng ruột: Là tình trạng một phần của ruột gấp vào đoạn bên cạnh. Bé bị gấp lồng ruột có thể khóc rất nhiều. Trường hợp này, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để xét nghiệm và chẩn đoán về tình hình của chúng.
Nghẹt mũi: Nếu bé bị nghẹt mũi, điều này cũng có thể cản trở việc bú của bé, làm cho chúng cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
Dị ứng hoặc không dung nạp lactose: Bé có thể bị dị ứng với sữa hoặc không dung nạp đường lactose. Dị ứng sữa ở bé sẽ gây ra các biểu hiện như phát ban, nôn mửa và đau bụng. Nó làm cho bé bị co thắt bụng, khó chịu và quấy khóc khi bú.
Làm gì khi bé khóc sau khi bú?
Cho bé ợ hơi giữa và sau khi bú. Nguồn từ i0.wp
Nếu bé khóc sau khi cho bú, cha mẹ có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Vỗ ợ hơi cho em bé giữa và sau khi bú bằng cách ôm em bé trong vòng tay và đầu của chúng tựa vào vai cha mẹ. Sau đó nhẹ nhàng vỗ vào giữa bả vai của em bé, ngay chính giữa phần lưng trên, cho đến khi cha mẹ nghe được tiếng ợ. Đặt khăn sữa lên vai của em bé vì chúng có thể ọc ra một lượng nhỏ chất trong dạ dày kèm theo ợ hơi.
- Cho em bé ngừng bú trong trường hợp chúng bị trào ngược axit. Nó có thể giúp các chất trong dạ dày của em bé lắng đọng một thời gian và ngăn em bé bị trào ngược axit.
- Thay đổi sữa công thức nếu cha mẹ nghi ngờ nó không phù hợp với em bé. Thử nhiều loại sữa cho em bé và chọn loại phù hợp nhất. Trường hợp em bé bị dị ứng sữa mẹ, mẹ nên sử dụng sữa công thức thay thế phù hợp.
- Khi em bé mọc răng, cha mẹ hãy cho chúng dùng đồ chơi mọc răng trước khi cho bú để giảm tình trạng kích ứng nướu.
- Để giúp em bé phát triển cơ bắp, đồng thời cung cấp áp lực bụng để đẩy khí, cha mẹ nên cho em bé nằm sấp và tập một số bài tập cơ bản như di chuyển chân như động tác đi xe đạp hoặc uốn cong chân sao cho đầu gối chạm vào bụng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nào cần đến bác sĩ? Nguồn từ freepik
Những biện pháp ở trên chỉ có thể ngăn trẻ khóc sau khi bú, để biết được chính xác trẻ đang gặp vấn để gì, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa chúng đến bác sĩ, đặc biệt khi phát hiện ra bé có những biểu hiện sau:
- Sốt hơn 38 độ C.
- Có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy ở trẻ em và trẻ bị nôn liên tục.
- Chướng bụng.
- Sụt cân.
- Sưng cơ mặt và cổ họng.
- Có máu trong phân.
- Mệt mỏi, bơ phờ và buồn ngủ.
Cách điều trị cho trẻ khóc sau khi bú
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ khóc sau khi bú. Sau đây là 3 phương pháp phổ biến để điều trị cho trẻ:
- Thay đổi sữa công thức: Với tình trạng như dị ứng và không dung nạp lactose, cách để kiểm soát tình trạng này là sử dụng các thực phẩm thay thế như sữa công thức bằng đậu nành hay sữa công thức thủy phân.
- Thay đổi cách cho bú: Trẻ khóc sau khi cho bú do nuốt phải quá nhiều khí khi ngậm vú mẹ hoặc núm bình sữa. Các mẹ cần điều chỉnh tư thế cho trẻ bú sao cho đúng để trẻ không phải nuốt quá nhiều không khí.
- Dùng thuốc: Với một số tình trạng như trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc. Thuốc và quá trình điều trị sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sức khỏe trẻ.
Bài viết tương tự: Trẻ sơ sinh uống sữa lạnh có ảnh hưởng gì không ? Các bậc phụ huynh cần chú ý điều gì khi cho bé sơ sinh uống sữa
Làm thế nào để ngăn trẻ khóc sau khi bú?
Cho bé bú sữa mẹ. Nguồn từ freepik
Để ngăn trẻ khóc sau khi bú, cha mẹ có thể thực hiện những cách sau đây:
- Cho bé bú sữa mẹ: Cho con ăn bằng sữa mẹ thay vì sử dụng sữa công thức giúp ngăn ngừa đau bụng và các vấn đề về đường ruột khác gây khó chịu và khiến bé quấy khóc sau khi bú.
- Sử dụng núm vú bình sữa chảy chậm: Loại núm vú này giúp giảm tốc độ dòng sữa chảy vào miệng bé. Bác sĩ nhi khoa khuyến nghị phụ huynh sử dụng núm vú chảy chậm để ngăn ngừa trào ngược khí và axit.
- Thay đổi phương pháp cho bé bú bình: Phụ huynh thay đổi cách cho bé bú bình theo nhịp điệu bằng cách đặt bé dọc và bình ngang miệng. Sau đó, nghiêng bình nhẹ nhàng để bé tự hút sữa. Sau vài phút, phụ huynh hướng bình xuống và chỉ tiếp tục cho bé bú khi bé bắt đầu hút. Điều này giúp phụ huynh kiểm soát lượng sữa bé uống và tránh cho bé bú quá nhiều. Nếu bé bú quá nhiều, bé có thể cảm thấy đầy bụng, không thoải mái và trào ngược dạ dày thực quản khiến bé khóc sau khi bú.
- Cho bé ợ hơi và thường xuyên tập thể dục cơ bản để ngăn chặn việc bé khóc sau khi bú.
Bé khóc sau khi bú, điều này có thể là điều bình thường nếu không phải là do bệnh lý, nhưng nếu có, thì thực sự nguy hiểm cho bé. Phụ huynh hãy quan sát và chú ý các dấu hiệu sau khi bé bú để xác định tình trạng của bé. Đồng thời, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp bé bú tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Thanh Lam tổng hợp từ Mom Junction