Tôi bắt đầu viết blog từ năm 2007, và đến năm 2011, việc viết và đăng bài trở thành công việc chính của tôi. Đến năm 2013, đã có hơn một triệu người đọc bài của tôi mỗi tháng.
Thời điểm đó, tôi rất bất ngờ khi thấy quan điểm của mình được nhiều người đọc và chấp nhận đến như vậy. Điều đó thật là tuyệt vời! Nhưng sau nhiều năm, tôi nhận ra điều gì đó thực sự đặc biệt trong câu chuyện của mình: tôi được tiếp xúc với rất nhiều suy nghĩ và trải nghiệm của người khác.
Suốt hơn 15 năm qua, tôi đã nhận được câu hỏi và hiểu thêm về cuộc sống của ít nhất 50000 người. Họ đến từ nhiều độ tuổi khác nhau, từ học sinh phổ thông đến các cụ già ở tuổi 90. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới - Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Châu Phi và nhiều quốc gia khác nữa. Họ đến từ mọi chủng tộc, tôn giáo, giới tính, hướng tình dục và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Tôi thật sự bất ngờ khi có nhiều người viết thư cho tôi để tìm kiếm lời khuyên. Tôi cảm thấy may mắn khi được tiếp xúc với một tập đoàn độc giả đa dạng như vậy.
Thực Tế Tôi Cũng Tin Rằng, Việc Được Tiếp Xúc Đa Dạng Như Vậy Đã Tích Cực Ảnh Hưởng Đến Công Việc Của Tôi. Khi Nghe Về Cuộc Sống Ở Kenya, Serbia, Ấn Độ, Brazil Hay New York Trong Cùng Một Buổi Chiều, Bạn Nhận Thấy Những Vấn Đề Chung Mà Con Người Ở Đâu Cũng Gặp Phải.
Và Đây Có Lẽ Là Bài Học Lớn Nhất Mà Các Bạn Đã Dạy Cho Tôi: Dù Ngoại Hình Có Khác Nhau, Nhưng Chúng Ta Lại Đối Mặt Với Khoảng 3-4 Vấn Đề Giống Nhau. Đây Là Một Bài Học Vừa Mang Tính Khai Phóng, Lại Vừa Hiển Nhiên Đến Kinh Ngạc.
Đương Nhiên Yếu Tố Ngữ Cảnh Và Văn Hóa Có Thể Thay Đổi Theo Từng Vùng, Và Câu Chuyện Cuộc Đời Mỗi Người Chắc Chắn Sẽ Khác Nhau. Nhưng Sâu Thẳm Bên Trong, Dù Là Một Thiếu Niên Bất An Đến Từ Québec, Một Cô Gái Ấn Độ Làm Việc Quá Sức, Một Bà Cụ Người Texas Luôn Lo Âu Hay Một Người Nhập Cư Đang Tuyệt Vọng Ở Úc, Thì Chúng Ta Dường Như Đều Đối Mặt Với Cùng Một Nhóm Các Tác Nhân Gây Căng Thẳng Và Lo Lắng:
“Tôi Thấy Bất Hạnh Trong Mối Quan Hệ Hiện Tại, Nhưng Tôi Không Biết Mình Nên Dừng Lại Hay Tiếp Tục Cố Gắng”.
“Tôi Không Biết Phải Làm Gì Với Tương Lai Của Mình - Tôi Sợ Rằng Mình Đã Đi Sai Hướng”.
“Tôi Đấu Tranh Với Lo Âu/Tức Giận/Trầm Cảm, Và Những Vấn Đề Này Đã Làm Đảo Lộn Cuộc Sống Của Tôi”.
“Tôi Bất An Về Tiền Bạc, Địa Vị Và Ngoại Hình Của Mình Và Ước Ao Mình Không Bao Giờ Phải Quan Tâm Đến Chúng”.
Và Còn Điều Này Đáng Kinh Ngạc Hơn: Đa Số Người Viết Thư Cho Tôi Cảm Thấy Kỳ Cục Vì Gặp Phải Những Vấn Đề Trên. Chẳng Hạn Cô Gái Ấn Độ Thấy Kỳ Lạ Vì Mình Cảm Thấy Như Vậy, Và Cô Không Dám Kể Với Ai. Nhưng Thực Tế Nỗi Sợ Của Cô Giống Hệt Nỗi Sợ Của Bà Cụ Ở Texas, Hay Của Cậu Thiếu Niên Người Québec.
Đôi Khi Tôi Thấy Thật Thú Vị Khi Nhận Email Của Ai Đó Miêu Tả Vấn Đề Của Họ, Khẳng Định Chắc Nịch Rằng Không Ai Hiểu Được Những Gì Họ Đang Trải Qua. Trong Khi Thực Tế Lại Có Tới 4 Cái Email Khác Trong Inbox Tôi Miêu Tả Những Vấn Đề Y Hệt Như Thế. Nhiều Lúc Tôi Chỉ Muốn Chuyển Tiếp Thư Của Họ Cho Nhau, Để Họ Có Thể Lập Các Nhóm Hỗ Trợ (Support Group) Ẩn Danh Mà Giúp Đỡ Lẫn Nhau.
Nhưng Thú Thật Là Hồi Mới Vào Nghề, Những Email Này Khiến Tôi Stress Khá Nhiều. Bởi Chưa Nhìn Ra Điểm Chung Của Chúng, Nên Tôi Quay Sang Tập Trung Quá Kỹ Vào Các Tiểu Tiết, Chẳng Hạn Một Thiếu Niên Québec Sẽ Khác Biệt Với Những Thiếu Niên Khác Trên Thế Giới. Thế Nên Với Tôi Hồi Ấy, Thế Giới Có Bao Nhiêu Người Là Tồn Tại Ngần Ấy Cái Vấn Đề Khác Nhau.
Nhưng Càng Ngày Tôi Càng Nhận Ra, Những Nỗi Lo Lắng Và Đau Khổ Này Là Điều Hoàn Toàn Bình Thường Của Việc Làm Người. Tôi Cũng Hiểu Ra Rằng, Điều Tốt Nhất Tôi Có Thể Làm Cho Những Con Người Này Là Trấn An Họ, Rằng Họ Không Kỳ Cục Chút Nào. Rằng Những Vấn Đề Của Họ Không Phải Độc Nhất Vô Nhị, Và Rằng Họ Nên Trò Chuyện Với Một Ai Khác Về Điều Đó.