1. Tại sao có thể bị nhiễm vi khuẩn HP
1.1. Nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn HP
Những ai có vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày,… thường sẽ do một loại vi khuẩn chủ yếu gây ra. Đó là vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn có hình que, có nhiều tua lông ở phần đầu có thể bám và di chuyển linh hoạt trong dạ dày.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Vi khuẩn HP thường sống chủ yếu trong môi trường chất nhầy axit của dạ dày. Chúng tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt như thế nhờ vào khả năng tiết ra enzyme có thể làm trung hòa axit dạ dày.
Vì vậy, nếu xét nghiệm thấy nồng độ urease trong dạ dày cao, có thể khẳng định bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
Đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao lại bị nhiễm vi khuẩn HP. Để giải đáp câu hỏi này, hãy tiếp tục tìm hiểu qua những con đường lây nhiễm nhé.
1.2. Đường lây nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nước bọt bằng các cách sau đây:
Bạn đã từng tự hỏi tại sao lại bị nhiễm vi khuẩn HP chưa?
- - Lây qua đường ăn uống - sinh hoạt chung sử dụng chung bát, đũa, cốc uống nước,… trong gia đình hoặc cộng đồng
- Lây qua đường miệng: vi khuẩn HP có thể lây qua đường miệng (trường hợp những cặp vợ chồng, những cặp đôi yêu nhau) nếu một trong hai người bị nhiễm HP, thì người còn lại có nguy cơ lây bệnh đến 90%. Đối với chị em phụ nữ việc cho nhau mượn, đánh chung một thỏi son cũng là trường hợp có thể bị nhiễm HP một cách dễ dàng.
- Lây nhiễm chéo từ người bệnh này qua người bệnh khác. Khi đi khám bệnh tại các phòng khám, khoa bệnh khác như nội soi, khám tai mũi họng, khám nha,… những thiết bị, dụng cụ y tế nếu không được khử khuẩn theo đúng quy chuẩn y tế thì các có thể bị nhiễm vi khuẩn HP từ đây.
- Lây nhiễm từ phân: lây nhiễm từ phân xảy ra thông qua vật chủ trung gian như một số loại côn trùng như ruồi, nhặng,… khi chúng mang theo mình vi khuẩn HP và đậu vào đĩa đựng đồ ăn. Khi ăn phải chúng ta sẽ bị nhiễm vi khuẩn HP.
Làm thế nào để phát hiện xem chúng ta có bị nhiễm HP hay không? Để làm điều này, trước hết chúng ta cần xem xét xem có gặp phải những dấu hiệu bệnh liên quan đến vi khuẩn HP hay không nhé.
2. Dấu hiệu của vi khuẩn HP
Theo số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới WHO, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có thể hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP nào cụ thể và rõ ràng.
Có những lúc dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP không rõ ràng
Bởi vi khuẩn HP sống trong môi trường dạ dày, về lâu dài chúng sẽ gây ra những dấu hiệu không thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột, trào ngược dạ dày,… như đau bụng, buồn nôn, nôn khan, ợ nóng thường xuyên hoặc xảy ra khi bị căng thẳng tột độ, miệng cảm thấy chua và hôi, cân nặng có thể giảm,…
Nặng hơn nữa chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP rõ rệt hơn như liên tục có những cơn đau bụng dai dẳng và dữ dội, có thể nôn ra dịch kèm máu, ăn uống không hợp khẩu vị và khó khăn, phân đen,...
Khi bạn cảm thấy nghi ngờ mình có một trong những dấu hiệu trên. Hãy đến ngay những bệnh viện, phòng khám uy tín để được kiểm tra nhanh và thực hiện nội soi dạ dày để có được kết quả một cách chính xác nhất.
3. Các biện pháp chẩn đoán vi khuẩn HP chính xác
Các bác sĩ thường chia ra thành 2 nhóm phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, và cách còn lại là test vi khuẩn HP có xâm lấn.
Có hai phương pháp kiểm tra vi khuẩn HP chuẩn xác nhất
3.1. Phương pháp không xâm lấn
Đối với phương pháp kiểm tra không xâm lấn có nhiều phương pháp khác nhau như xét nghiệm hơi thở, lọc tìm kháng nguyên HP có trong huyết thanh, xét nghiệm phân, nước tiểu,…
3.2. Phương pháp có xâm lấn
Phương pháp kiểm tra vi khuẩn HP có xâm phạm nhanh chóng. Là kiểm tra trong dịch dạ dày có urease hay không. Cách thứ hai cũng thuộc phương pháp chẩn đoán xâm phạm là thực hiện nuôi cấy vi khuẩn. Phương pháp nuôi cấy không chỉ đưa ra một kết quả chẩn đoán hiệu quả, mà còn giúp tạo ra phác đồ điều trị khi gặp phải trường hợp kháng thuốc.
4. Những đối tượng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP
Ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP, bất kể tuổi tác, nam hay nữ, người già, trẻ em, bất kể nơi sinh sống.
Đặc biệt dễ nhiễm vi khuẩn HP ở những môi trường sống không sạch sẽ, chật chội, đặc biệt là nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?
Tuy hiện nay chưa có vắc xin để phòng ngừa vi khuẩn HP nhưng bằng những hành động nhỏ cũng sẽ giúp chúng ta phòng ngừa hoặc hạn chế sự biến chứng của bệnh khi đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
Rửa tay thường xuyên là một trong những cách thức phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP
Như chúng ta đã biết, không phải ai cũng có những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP một cách rõ ràng. Vậy nên điều cơ bản đầu tiên chúng ta cần là ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín - uống sôi, luôn rửa tay thường xuyên trước khi ăn, bổ sung ăn nhiều những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa,…
Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, luôn vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
Hy vọng những thông tin bài viết đề cập ở trên đã mang lại những điều bổ ích về sức khỏe, y tế, bổ sung kiến thức y khoa cơ bản cho bạn. Cũng như giúp người đọc hiểu rõ hơn về những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP sẽ như thế nào, triệu chứng khi mắc bệnh nào có thể xuất phát từ vi khuẩn HP. Cách phòng ngừa như thế nào để có thể hạn chế nhất khả năng lây nhiễm và hình thành thói quen sống lành mạnh.