Với suy nghĩ này, các nhà điêu khắc bắt đầu tạo tác ra những tác phẩm giống thật hơn, lý tưởng hoá cơ thể con người và tiếp tục hoàn thiện hình thức. Các nhà điêu khắc đã thể hiện những giá trị tích cực như sức mạnh, tình yêu, chiến thắng và lòng trắc ẩn đầy thẩm mỹ bằng cách thay đổi các tư thế và biểu cảm. Việc điêu khắc những bức tượng khoả thân thể hiện các giá trị nội tại và sự thật, rằng bên dưới tất cả, không có gì để che giấu, những gì chúng ta nhìn thấy chính xác là những gì nó đang có. Những thứ được sử dụng để tô điểm cho cơ thể con người, chẳng hạn như quần áo, trang sức, hình xăm và các đồ trang trí khác, thể hiện một cách khiêm tốn vì tạc tượng con người hay các vị thần khoả thân được coi là thể hiện giá trị chân thật của nhân vật.
Venus, Ernst Matthäi, 1816 - 1820.
Nghiên cứu giải phẫu tạo hình
Các nghệ sĩ thường xuyên quan sát cơ thể con người để hiểu rõ hình dáng và cử động của nó. Vào thời điểm đó, không có sự phân biệt rõ ràng giữa nghệ thuật và khoa học, mà thay vào đó, chúng được coi như một chủ đề linh hoạt. Những chi tiết nhỏ như cách hoạt động của cơ thể con người khi nắm chặt tay, dân thần kinh nào nhô ra ngoài, cơ nào ở cánh tay hoạt động linh hoạt, đều cần phải nghiên cứu và mổ xẻ rất nhiều trước khi có thể đạt được sự hoàn hảo.Hercules (Lansdowne Herakles), khoảng năm 125Nỗ lực và nghiên cứu khoa học cần thiết để tạo ra những tác phẩm điêu khắc chính xác về mặt giải phẫu tạo hình đã khiến các nghệ sĩ được thừa nhận và có địa vị cao hơn so với trước đây, ngang hàng với trí thức và triết gia vì công việc của họ cũng dựa trên nghiên cứu và đại diện chính xác cho loài người.