Từ vựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc học và sử dụng tiếng Anh. Vì tự vựng có thể giúp người học diễn đạt được chính xác ý và thấu hiểu được thông điệp của người đối diện, qua đó giúp cho quá trình giao tiếng bằng tiếng Anh càng dễ dàng và thuận tiện hơn. Ở góc độ học thuật, từ vựng giúp người học đọc các văn bản nhanh hơn, với độ thấu hiểu tốt hơn. Hơn nữa, với một nền tảng từ vựng tốt, người học có thể viết các bài viết với độ chính xác cao hơn và mang tính thuyết phục hơn. Vì vậy, từ vựng cũng có thể được xem là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong việc học và sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, ngày nay, rất nhiều người học tiếng Anh cảm thấy khó khăn trong việc học từ vựng, cụ thể là mau quên số lượng từ đã học. Vậy, trong bài viết này tác giả sẽ trình bày các khó khăn, nguyên nhân dẫn đến việc học từ vựng tiếng Anh chưa hiệu quả và trình bày giải pháp học từ vựng tốt hơn.
Key takeaways
Các khó khăn trong việc học từ vừng như khó nhớ, mau chóng quên, khó áp dụng vào từng ngữ cảnh khác nhau, có quá nhiều nghĩa cùng một từ, người học cảm thấy rối khi tra từ điển.
Nguyên nhân dẫn đến từ việc học riêng lẻ một từ vựng, học theo các chủ đề nhưng lại không ôn tập các chủ để cũ dẫn đến việc người học quên đi lượng từ đã học.
Phương pháp học từ qua truyện và sách giúp người học nhớ từ tốt hơn dựa trên ngữ cảnh, giúp người học có hứng thú với việc đọc và học tiếng Anh.
Bộ sách Bookworms và Xreading là những nguồn đọc uy tín và đáng tin cậy, được biên soạn theo từng trình độ của học viên.
Những thách thức khi học từ vựng.
Khó khăn trong việc nhớ và dễ quên
Một số học viên cảm thấy khó hấp thụ lượng từ mà mình được học trên lớp, trong sách. Điều này dẫn đến việc khó nhớ lương từ vựng và ngày càng mau quên các tự đã học.
Khó áp dụng
Có một số trường hợp người học có một trí nhớ rất tốt, họ thường nhớ gần hết tất cả các từ đã học. Tuy nhiên, họ thường cảm thấy khó khăn trong việc áp dụng vào câu nói hoặc câu văn mà họ muốn viết.
Một từ có thể mang nhiều ý nghĩa
Trong tiếng Anh có một số từ có rất nhiều nghĩa và được sử dụng theo các ngữ cảnh khác nhau, điều làm cho học viên cảm thấy bối rối.
Nguyên nhân gây ra các khó khăn trên
Học từ một cách khô khan và khó chịu
Học từ một cách khô khan có nghĩa là người học chỉ chăm chăm học một từ một nghĩa.
Vd: eat (v): ăn
Nếu chỉ học một số lượng từ nhỏ, điều này có thể giúp người học nhớ tốt. Tuy nhiên, nếu người học bắt đầu học với số lượng từ nhiều hơn thì cách học này thật sự không tốt cho người học tiếng Anh, đặc biệt là những người học mới bắt đầu. Bởi vì khi học như vậy, người học không thể tạo nên một sự liên kết nhất định với các từ ngữ đã học dẫn đến việc học như thế này rất khô khăn và rất khó nhớ.
Điều không tốt thứ hai mà người học có thể gặp là khi học một từ như vậy, người học sẽ gặp khó khăn khi muốn áp dụng chúng vào câu nói hoặc câu viết. Bởi vì, khi học riêng lẽ một từ như vậy, người học không có ngữ cảnh xung quanh nên không biết tự vựng này sẽ được sử dụng như thế nào và trong ngữ cảnh nào là hợp lí.
Học theo từng Chủ đề nhưng không thực hiện ôn tập đều đặn
Phương pháp học này được gọi là “One-hit” learning, nghĩa là người học chỉ học một chủ đề duy nhất một lần trước khi chuyển qua chủ để khác. Mỗi ngày, người học sẽ được tiếp xúc với một chủ đề khác nhau. Người học sẽ nhớ các từ vựng trong chủ đề mới và có thể dần quên đi các từ vựng trong chủ đề cũ nếu không ôn luyện.
Tóm lại, học từ vựng theo chủ đề là tốt, nhưng nó thật sự có ích nếu người học vừa học chủ đề mới và vừa ôn chủ đề cũ. Nếu không người học sẽ lại gặp sự khó khăn như là “Khó nhớ, mau quên” như đã đề cập ở phần trên.
Phương pháp giúp việc học từ vựng hiệu quả hơn.
Học từ vựng qua việc đọc truyện và sách (Đọc thú vị).
Có rất nhiều các học từ vựng mới đã được khoa học chứng minh là rất tốt, ở bài viết này, người đọc sẽ được đọc một cách vừa mới và vừa cũ, đó là: Học từ vựng qua truyện và sách (Pleasure Reading).
Lợi ích của việc học từ vựng qua việc đọc truyện và sách.
Học tiếng Anh cũng như từ vựng qua truyện và sách là một trong những cách cải thiện hiệu quả nhất, bởi vì não bộ yêu thích những câu chuyện. Trong quá trình đọc truyện, sách, người học có thể gặp các từ mới, đó là lúc mà người học có thể mượn ngữ cảnh trong câu truyện để có thể nhớ từ đó lâu hơn.
Hơn nữa, truyện được cấu tạo từ các câu, nên người học cũng có thể biết được cách sử dụng từ mới như thế nào qua việc phân tích cả câu trong bài đọc. Điều này sẽ tránh việc “Khó áp dụng từ” khi học khô khan một từ.
Việc đọc truyện cũng đã được chứng minh rằng có thể giúp người đọc vừa có thể học được từ mới, vừa có thể ôn lại từ cũ. Điều này là vì khi đọc nhiều loại truyện khác nhau, xác suất để người học gặp lại từ mới là rất cao. Điều này nâng cao tần suất tiếp xúc từ mới của người học hơn, giúp người học vừa nâng cao được lương từ mới mà không lo bị quên lượng từ cũ.
(Hình ảnh được lấy từ hội thảo VietTESOL 2021)Đối tượng nào phù hợp với phương pháp này?
Phương pháp học từ vựng qua truyện và sách phù hợp với tất cả các cấp độ học viên khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ đặc biệt hữu ích với người mới bắt đầu học tiếng Anh. Vì không chỉ giúp người học hấp thụ được nhiều từ mới, phương pháp này còn giúp người học tìm được niềm vui và sự hứng thú qua những mẫu truyện dí dỏm, hóm hỉnh nhưng không kém phần hấp dẫn. Qua đó có thể giúp người học tránh được việc cảm thấy nhàm chán khi mới bắt đầu học tiếng Anh và có nhiều động lực cũng như niềm vui giúp người học học từ vựng hiệu quả hơn.
Cách thực hiện phương pháp Pleasure Reading trong quá trình học
Người học có thể áp dụng phương pháp học từ vựng qua truyện, sách theo các bước sau.
Gạch chân: Trong quá trình đọc người học cần gạch chân các từ hoặc cụm từ vựng mới.
Đoán nghĩa: Sau khi đã xác định được từ hoặc cụm từ vựng mới. Người học có thể đoán nghĩa dựa trên nội dung đoạn văn, ngữ cảnh xung quanh. Việc đoán nghĩa của một từ vựng đôi khi cũng rất có ích cho kỹ năng đọc hiểu sau này.
Tra nghĩa: Sau khi đã đoán nghĩa của từ hoặc cụm từ mới, người học có thể xác định chính xác nghĩa bằng cách tra các từ hoặc cụm từ mới qua các trang từ điển Anh - Việt hoặc Anh-Anh. Người học cần lưu ý tra phiên âm của từ hoặc cụm từ mới để có thể biết cách phát âm một cách chính xác.
Ghi chú: Sau khi đã xác định được nghĩa của từ hoặc cụm từ vựng mới, người học cần ghi nghĩa ngay bên trên hoặc bên cạnh từ hoặc cụm từ vựng mới.
Đọc lại: Sau khi đã ghi chú, người học có thể đọc lại cả câu hoặc đoạn văn có chứa từ hoặc cụm từ vựng mới vừa được tra nghĩa. Việc này sẽ giúp cho người học hệ thống lại nội dung đang đọc và nhớ được lâu hơn.
Ví dụ:
Tác giả sẽ lấy một đoạn văn để biểu diễn cách học và ghi chú từ vựng qua việc đọc truyện và sách.
“I went to see my doctor. He is an old friend. Whenever I think I am ill, he examines me and says I am fine. A doctor really must have practice! This time, I thought, he will get more practice with me than with a thousand normal patients.”
Gạch chân: Trong quá trình đọc, người học nhận ra chữ “examines” là từ mới, người học cần gạch chân từ “examines”.
“I went to see my doctor. He is an old friend. Whenever I think I am ill, he examines me and says I am fine. This time, I thought, he will get more practice with me than with a thousand normal patients.”
Đoán nghĩa: Người học có thể đoán từ “examines” này có thể là động từ, một động từ liên quan đến bác sỹ “doctor” có thể có nghĩa là “khám bệnh, khám, kiểm tra”.
Tra từ: Người học tra từ điển từ “Examines” trên từ điển sẽ có kết quả.
Examine /ɪɡˈzæmɪn/ (v): to look at somebody/something closely, to see if there is anything wrong or to find the cause of a problem. (từ điển Anh - Anh).
Examine: kiểm tra, khám. (từ điển Anh - Việt).
Ghi chú: Người học ghi cả nghĩa vừa tra bên cạnh từ “examines”.
Đọc lại: Sau khi ghi chú, người học có thể đọc lại để hiểu toàn cảnh một đoạn văn như sau
“Tôi đã đến gặp bác sĩ của mình. Anh ấy là một người bạn cũ. Bất cứ khi nào tôi nghĩ rằng tôi bị ốm, anh ấy đều khám cho tôi và nói rằng tôi vẫn ổn. Lần này, tôi nghĩ, anh ấy sẽ được luyện tập với tôi nhiều hơn là với một nghìn bệnh nhân bình thường ”.
Để gợi nhớ từ “examine”, người học chỉ cần nhớ đến ngữ cảnh, một người bệnh nhân, đến gặp bác sỹ, và sau đó bác sỹ sẽ khám người bệnh nhân đó.
Với việc gợi nhớ theo ngữ cảnh này, người học sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn cách học một từ riêng lẽ, khô khan như trước.
Phân chia thời gian đọc sách, truyện một cách hợp lý
Theo khuyến cáo thì số lượng thời gian đọc sẽ dựa trên trình độ của học viên hiện tại. Cụ thể như sau:
Beginners: Ít nhất một giờ một tuần.
Intermediates: Ít nhất một giờ một tuần.
Advanced: Ít nhất 2 đến 3 giờ một tuần.
Nguồn tham khảo
Người học có thể tham khảo các nguồn đọc như:
Bookworm: bộ sách truyện Oxford Bookworms Library – một bộ truyện phân cấp từ dễ đến khó. Ở cấp độ dễ nhất, toàn bộ cuốn sách được viết chỉ trong 250 từ vựng cơ bản. Ở các cấp tiếp theo, con số này tăng lên thành 400, 700, 1000, và cứ thế. Những từ vựng cơ bản này sẽ lặp đi lặp lại xuyên suốt cuốn sách trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Với sự lặp lại này, người học sẽ hấp thu từ mới một cách tự động. Đồng thời, người học sẽ biết cách sử dụng từ mới vì người học học với tình huống cụ thể, và học theo cụm thay vì từng từ riêng lẻ.
Sau khi đọc khoảng 20 cuốn sách Bookworms, người học có thể biết được từ 1500 đến 2000 từ trong số 3000 từ vựng cơ bản nhất. Đồng thời, kiến thức ngữ pháp và khả năng đọc hiểu của người học cũng có thể tăng lên đáng kể. Đây là lúc người học có thể bắt đầu đọc những cuốn sách Tiếng Anh thực tế đơn giản, ví dụ như các sách phát triển bản thân.
Xreading.com: Đây là trang web người học có thể tìm các câu truyện để đọc. Điều hay ở trang web này là sau khi đọc, sẽ có một số câu hỏi dành cho người đọc để ôn lại kiến thức. Người học cũng có thể được đề xuất các bộ truyện khách nhau. Trang web này có liên kết với các nguồn uy tín như “National Geographic”, “Cambridge University Press”,…
Điều kiện để người học có thể học từ vựng một cách thoải mái bằng phương pháp này, người học cần chọn một bộ sách, truyện phù hợp với trình độ của mình, tránh những bộ truyện, sách quá khó so với trình độ hiện tại, điều này sẽ làm cho người học cảm thấy choáng ngợp và mau chóng nản chí khi học tiếng Anh.
Người học có thể lựa chọn sách phù hợp dựa trên khung tham chiếu Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu (CEFR) vì một số sách sẽ ghi rõ trình độ phù hợp cho người đọc.
Người học có thể thấy rằng truyện “Love or Money” phù hợp với người đọc ở mức độ từ “A1 đến A2” theo khung CEFR.
Bên cạnh đó, một số sách có thể được ghi chú với nhãn “Beginners”, “Intermediates”, “Advanced” để chỉ mức độ phù hợp với từng trình độ.
Hiện nay có rất nhiều sách và truyện với nhiều chủ đề khác nhau. Người học hoàn toàn có thể lựa chọn một cuốn sách hoặc truyện theo chủ đề mà họ yêu thích.