Synonym (từ đồng nghĩa) là cách phổ biến mà thí sinh thường sử dụng trong các phần thi IELTS để giúp vốn từ đa dạng, sáng tạo hơn, tránh các lỗi lặp từ và từ đó band điểm cũng cao hơn. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng biết sử dụng đúng và hiệu quả từ đồng nghĩa. Có nhiều cặp từ, nhóm từ đồng nghĩa với nhau nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp. Do đó việc hiểu chính xác từ ngữ và ngữ cảnh sử dụng từ đồng nghĩa sẽ có tác động trực tiếp đến nội dung truyền đạt. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích cụ thể những lỗi thường gặp khi sử dụng từ đồng nghĩa và đưa ra những giải pháp để cải thiện vấn đề này.
Key takeaways
1. Thí sinh lạm dụng từ đồng nghĩa trong việc diễn đạt câu văn, dẫn đến những vấn đề phổ biến như lỗi ngữ nghĩa, ngữ cảnh, cú pháp câu, kết hợp từ; từ đó bài thi trở nên thiếu gắn kết, lệch hướng và dẫn đến mất điểm trầm trọng.
2. Để cải thiện các vấn đề trên, thí sinh cần tập hiểu đúng ngữ nghĩa câu từ, học từ vựng theo ngữ cảnh và sử dụng một số phương pháp khác để đa dạng câu từ như: đưa ra ví dụ, định nghĩa hay chuyển đổi hình thức câu cú.
Từ đồng nghĩa là gì?
Ví dụ: “Wrong” và “Incorrect” là từ đồng nghĩa của nhau
“Small" và “Little" là từ đồng nghĩa của nhau
Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như phân loại từ đồng nghĩa, thí sinh có thể tham khảo bài viết sau: Từ đồng nghĩa (Synonyms) là gì?
Từ đồng nghĩa là những từ cùng một loại từ mang ý nghĩa giống nhau. Tuy nhiên, các từ có thể khác nhau về nghĩa hiển thị tùy vào từng ngữ nghĩa, ngữ cảnh.
Ví dụ: It is important that young children are taught art, drama and music, alongside more traditional subjects like maths and science.
Thí sinh đã diễn đạt lại câu này như sau:
It is important that young people are taught extracurricular activities alongside more traditional subjects like maths and science.
Những từ đã được thay thế bao gồm:
young children - young people
art, drama and music - extra curricular activities
Cách sử dụng từ đồng nghĩa trên là không hợp lý dù các từ này đều có nghĩa sát nhau:
Young children ở đây chỉ những người nằm trong độ tuổi 0 - 10, còn young people thì có thể là từ 1 - 30. Trong khi đó, ngữ cảnh của câu đang đề cập đến trẻ em, nên việc thay thế bằng từ “young people" là không phù hợp.
“Extracurricular activities” chỉ những hoạt động ngoài trường học, nhưng ví dụ này đang đề cập đến các môn học ở trường. Vì vậy, cách thay thế từ ở đây là không liên quan.
Đây mới chỉ là một trong những lỗi thí sinh thường gặp phải khi sử dụng từ đồng nghĩa. Việc lạm dụng nó mà không hiểu ngữ dụng, ngữ nghĩa của từ ngữ sẽ khiến nội dung câu từ sai lệch. Như ví dụ trên, có thể thấy là thay vì khiến câu văn trở nên sáng tạo hơn như dụng ý sử dụng ban đầu thì việc sử dụng như vậy đang phản tác dụng, khiến bài thi của thí sinh trở nên lạc hướng và mất điểm hơn.
Các sai lầm thường gặp khi sử dụng từ đồng nghĩa
Vấn đề ngữ nghĩa
Lỗi này xuất phát từ việc hiểu sai ý nghĩa của từ sử dụng trong câu.
Do từ đồng nghĩa có thể là những từ gần giống nhau nên nhiều khi thí sinh chưa thực sự hiểu từ được sử dụng mà đã sử dụng một từ khác gần giống sẽ dẫn đến những lỗi sai nhất định trong bài thi. Việc hiểu sai nghĩa sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nội dung muốn truyền đạt và vị vậy bài thi cũng trở nên kém thu hút.
Ví dụ:
The growth in crime among teenagers can be attributed to an increase in the use of violent video games.
Thí sinh đã diễn đạt lại bằng câu “The rise of acts of violence in young ones are often viewed as being caused by the exposure to fierce video games”
Trong câu này, thí sinh đã thay thế những từ như sau:
crime - act of violence
teenagers - young ones
-
violent - fierce
Cách sử dụng như trên là sai và điển hình đối với rất nhiều thí sinh khi quá lạm dụng từ đồng nghĩa thay vì cố gắng viết ra câu từ chính xác và dễ hiểu.
“Crime" nghĩa là tất cả tội phạm còn “act of violence" chỉ cho hành vi bạo lực cụ thể của tội phạm. Nên vì vậy việc sử dụng từ đồng nghĩa ở đây là không hợp lý.
“Young ones” không thực sự có nghĩa là “teenagers". Do teenagers là những người có độ tuổi từ 13 - 19, trong khi đó “young ones” cũng có thể là từ 13 - 30 tuổi. Đồng thời, trong một bài luận học thuật, “young ones” cũng không phải là từ ngữ thông dụng được sử dụng. Vì vậy, thí sinh thay thế từ ngữ như trên là sai.
“Fierce" và “violent" cũng không phải là những từ đồng nghĩa hoàn toàn. Trong khi fierce nghiêng về mặt cảm xúc thì violent liên quan đến những tác động cực đoan hơn. Việc thay thế violent bằng fierce trong trường hợp này đang giảm đi tính chất câu văn.
Vấn đề cú pháp
Đây là lỗi liên quan đến các quy tắc ngữ pháp dùng với từ, thường là do dùng sai cấu trúc ngữ pháp gây ra.
Ví dụ: The author affirms that tobacco is harmful.
Thí sinh sử dụng từ đồng nghĩa như sau: The author purports that tobacco is harmful.
Nếu chỉ dịch thông thường thì câu này được hiểu là “Tác giả cho rằng thuốc lá là độc hại". Cách hiểu như này là hợp lý.
Tuy nhiên đây là cách diễn đạt sai do việc sử dụng từ đồng nghĩa “purports” trong câu trên là sai ngữ pháp. Cấu trúc từ này là “purport to be/have sth".
Ví dụ: The document purports to be an official statement.
Chính vì vậy, thí sinh không được sử dụng từ “purport" để thay thế cho “affirm" trong ví dụ trên. Mà thay vào đó, những từ đồng nghĩa có chung cấu trúc ngữ pháp sẽ khiến câu văn hợp lý hơn.
Ví dụ: The author claims that tobacco is harmful.
Vấn đề kết hợp
Đây là lỗi phổ biến mà thí sinh thường mắc phải khi một số cặp từ là từ đồng nghĩa với nhau nhưng khi được đặt kết hợp với từ khác thì những cặp từ này không thể thay thế cho nhau.
Các cặp từ là đồng nghĩa như big/large, buy/get, firm/hard,... Nhưng khi kết hợp với từ khác thì những từ này không thể thay thế cho nhau vì như vậy sẽ dẫn đến những cụm từ sai.
Ví dụ: She is making a big mistake.
“Big” và “Large” là cặp từ đồng nghĩa nên nhiều thí sinh viết lại câu này như sau:
Ví dụ: She is making a large mistake.
Có thể thấy rằng về mặt ngữ pháp, cụm “ a large mistake" hoàn toàn chấp nhận được do an adjective + noun. Tuy nhiên, chúng không được dùng để kết hợp với nhau do chỉ có “a big mistake" chứ không nói “a large mistake".
Vấn đề ngữ cảnh
Đây cũng là lỗi phổ biến nhất xuất phát từ việc thí sinh sử dụng từ đồng nghĩa mà không hiểu ngữ cảnh câu nói, dẫn đến những lối diễn đạt bất hợp lý.
Ví dụ:
Measures should be taken to reduce climate change.
“Reduce" và “Decrease" là cặp từ đồng nghĩa với nhau nên thí sinh đã viết lại câu văn như sau:
Ví dụ: Measures should be taken to decrease climate change.
Dịch theo nghĩa thông thường thì hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu đặt trong ngữ cảnh về biến đổi môi trường, việc sử dụng từ decrease là hoàn toàn không hợp lý. Do “decrease" thường được sử dụng để chỉ sự sụt giảm về số lượng còn “reduce" có thể diễn tả sự sụt giảm cả mặt số lượng lẫn quy mô, mức độ.
Một số phương pháp cải thiện các vấn đề thường gặp khi sử dụng từ đồng nghĩa
Hiểu chính xác ngữ nghĩa của từ
Các từ đồng nghĩa có chung ý nghĩa, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có chung nội dung, mục đích truyền tải và có thể thay thế cho nhau. Có những từ với nội dung vô cùng tổng quát và đồng thời cũng có những từ truyền đạt với những thông tin cụ thể, tính bao quát hẹp.
Việc hiểu đúng ngữ nghĩa của từ sẽ giúp thí sinh sử dụng từ đồng nghĩa để thay thế đúng đắn hơn khi kết hợp với các từ khác hoặc đặt trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ: “Bad, inclement” là những từ đồng nghĩa với nhau.
Các từ này đều chỉ những cảm giác tệ, khó chịu nhưng mỗi từ lại có tính bao quát khác nhau. Bad là từ có tính bao quát rộng hơn và có thể đi cùng với nhiều từ khác như smell, taste, people, service,... Trong khi đó, “inclement" là những từ có tính bao quát hẹp hơn khi chỉ cảm xúc cụ thể hơn đó là khó chịu. Dù các từ này đều mang chung ý nghĩa nhưng điều đó không có nghĩa là từ có tính bao quát hẹp hơn có thể thay thế từ có tính bao quát rộng hơn do nghĩa chưa đủ sát và không đủ thích hợp để đi kèm với từ khác.
Ví dụ: Người ta thường nói “bad taste” thay vì “inclement taste"
Vì vậy, trước khi sử dụng từ đồng nghĩa thí sinh cần chắc chắn hiểu rõ ý nghĩa và tính chất của từ gốc như thế nào, để từ đó chọn từ thay thế phù hợp.
Khi học từ, thí sinh cần lưu ý đọc kỹ định nghĩa trong từ điển hay bất cứ nền tảng tra cứu từ vựng khác. Sau khi tìm được từ cần tra, thí sinh hãy nghiên cứu phần mô tả định nghĩa và ví dụ tương ứng. Bên cạnh những định nghĩa phổ thông được xếp ở đầu thì một từ có thể có nhiều cách hiểu khác nhau ở phía dưới. Nên vì thế, thí sinh cần cũng cần chú ý điều này để sử dụng hợp lý, đúng nội dung, đúng ngữ cảnh. Nếu không chắc chắn 100% về ngữ nghĩa từ đấy thì giữ nguyên hoặc lặp lại thay vì cố gắng lạm dụng từ đồng nghĩa mà dẫn đến những lối diễn đạt sai, không phù hợp.
Học từ vựng trong bối cảnh
Học từ vựng theo ngữ cảnh là phương pháp gán nội dung từ với các bối cảnh, nội dung liên quan. Cách học này sẽ kích thích việc nhớ từ vựng nhanh, hiệu quả và chính xác hơn.
Khi sử dụng từ đồng nghĩa, thí sinh thường mắc lỗi trong việc thay thế từ ngữ nhưng không xét trong bối cảnh, dẫn đến những cụm từ sai lệch. Vì vậy, phương pháp này sẽ xây dựng cho thí sinh cách tư duy sử dụng từ không bừa bãi, hợp lý và cũng rất nhanh chóng.
Thí sinh tham khảo cách áp dụng phương pháp này như sau:
Bước 1: Tổng hợp những từ ngữ có chung ý nghĩa, đặc điểm.
Bước 2: Xây dựng câu chuyện, ngữ cảnh để áp dụng những từ ngữ trên
Bước 3: Lần lượt liên kết các từ ngữ với ngữ cảnh chung để lọc ra những từ có thể áp dụng và phù hợp.
Thực hiện trong thực tế
Bước 1: Các từ watch, view, observe, stare at, gaze at, look at đều mang nghĩa nhìn, xem.
Bước 2: Xây dựng ngữ cảnh: xem TV
Bước 3: Liên kết các từ với ngữ cảnh
Những từ phù hợp với ngữ cảnh bao gồm: watch, gaze at, stare at, look at:
Watch: hành động nhìn vào một thứ gì đó và chú ý điều gì đang diễn ra
Look at, gaze at, stare at: hành động hướng mắt nhìn vào một thứ gì đó
Còn những từ còn lại không phù hợp với ngữ cảnh do view/observe chỉ hành động xem xét, quan sát tỉ mỉ, cẩn thận như muốn tìm hiểu về nó và thường được sử dụng trong những trường hợp trang trọng.
Ví dụ:
People came from all over the world to view her work.
Patients are observed carefully.
Việc sắp xếp các từ liên quan đến ngữ cảnh sẽ giúp thí sinh học từ nhanh hơn và áp dụng nhanh chóng, đúng đắn khi cần sử dụng từ thay thế.
Thí sinh có thể đọc kỹ hơn về phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh và cách áp dụng phương pháp qua bài viết sau: Phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh là gì và cách ứng dụng
Một số phương pháp thay thế từ ngữ khác
Thí sinh thường sử dụng từ đồng nghĩa để nâng tầm bài thi. Tuy nhiên, bên cạnh cách dùng các cụm từ đồng nghĩa, thí sinh cũng có thể tham khảo một số cách sau để đa dạng hoá câu từ:
Minh họa bằng ví dụ
Thay thế từ ngữ bằng cách đưa ra ví dụ là cách phổ biến không chỉ giúp tránh lặp từ mà còn giúp cụ thể hoá hơn nội dung thí sinh muốn truyền đạt.
Ví dụ:
Technology is being used more and more in education.
Từ “technology" sẽ dễ bị lặp lại trong quá trình viết bài và triển khai ý. Do vậy, thí sinh có thể thay thế bằng cách đưa ra ví dụ, liệt kê các phạm trù trong từ “technology" ví dụ như computers, tablets,..
Đưa ra định nghĩa cụ thể
Nếu thí sinh gặp khó khăn trong việc tìm từ đồng nghĩa, thì có thể đưa ra định nghĩa của từ đấy để thay thế và đa dạng câu.
Ví dụ: Today people are travelling more than ever before.
Trong nhiều trường hợp, thí sinh thường dùng từ “commuting” để thay thế cho “travelling” do cả 2 từ đều có chung nghĩa là di chuyển qua lại. Tuy nhiên, đây là cách dùng từ sai, do “commuting” là từ có phạm trù hẹp hơn travelling và ám chỉ việc di chuyển qua lại từ nhà đến nơi làm việc. Vì thế, ở ví dụ này, “commuting” không thể thay thế cho “travelling”.
Tuy nhiên, thay vì cố gắng nghĩ ra một từ đồng nghĩa phức tạp thì thí sinh có thể đưa ra định nghĩa ngắn gọn của từ, cũng là cách để đa dạng hoá câu từ hơn.
Như ví dụ trên, thí sinh có thể thay thế từ “travelling" bằng định nghĩa của nó đó là “people going place to place".
Câu văn sẽ thành: Today people going place to place more than ever before.
Thay đổi cấu trúc của câu
Chuyển đổi hình thức của các cụm từ ví dụ như từ noun sang adjective hay verb hoặc ngược lại cũng là một cách để khiến bài thi trở nên chuyên nghiệp hơn.
Ví dụ: There is an increase in violent video games.
Trong trường hợp này, thí sinh có thể gặp khó khăn khi tìm từ đồng nghĩa phù hợp về mặt ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Vì vậy, họ có thể cân nhắc chuyển đổi cấu trúc từ tính từ sang danh từ, “violent' trở thành “violence'
Câu này sẽ trở thành: There is an increase in video games that have violence.