Dựa vào một hộp sọ có niên đại gần 150.000 năm, các nhà nghiên cứu đã tái tạo hình ảnh gương mặt của loài người cổ đại mang tên Người Rồng
Khoảng 150.000 năm trước, một loài người cổ đại với đầu to được gọi là Homo Longi (hay “Người Rồng”) đã sống trong khu rừng băng giá ở phía bắc Trung Quốc.
Hồi năm 1933, một hộp sọ được phát hiện trong một công trình xây dựng tại Trung Quốc được xác định là của Homo Longi, loài người có quan hệ gần gũi với Homo sapiens.
Các nghiên cứu mới xác định niên đại của hộp sọ là 146.000 năm và cho thấy Người Rồng sống cùng với người Neanderthal và Denisovan.
Người Rồng được miêu tả là có kích thước đầu lớn và một số đặc điểm kỳ lạ trên khuôn mặt, nhưng mối liên hệ chính xác của họ với loài người đương thời vẫn chưa rõ ràng.
Tạo lại chân dung Người Rồng dựa trên dữ liệu có sẵn
Để tái tạo hình dáng khuôn mặt của người cổ đại này, chuyên gia người Brazil Cícero Moraes đã sử dụng dữ liệu từ nhóm nghiên cứu phát hiện ra Homo longi năm 2021.
Chuyên gia Moraes đã tạo mô hình kỹ thuật số của hộp sọ Homo longi và tích hợp dữ liệu từ Homo erectus để hoàn thiện hơn.
Người Rồng có đặc điểm khuôn mặt độc đáo như hốc mắt vuông, gò má phẳng và thấp, cùng hàm răng khổng lồ.
Chân dung của Người Rồng do chuyên gia người Brazil - Cícero Moraes phục dựng dựa trên dữ liệu từ nhóm nghiên cứu.
Để giới thiệu cho công chúng, chuyên gia Moraes đã tự do thêm tóc và màu sắc vào mô hình, tạo nên “cách tiếp cận nghệ thuật”.
Dựa trên mô hình cuối cùng, Moraes ước tính rằng đầu của Homo longi có chu vi lên tới 65,1 cm (25,6 inch), là kích thước lớn nhất trong tất cả loài người cổ đại đã biết.
Theo thông tin từ nhóm các chuyên gia phát hiện ra hộp sọ của Người Rồng vào năm 2021, kích thước khổng lồ của loài người cổ đại này có thể phản ánh quá trình tiến hóa và thích nghi với nhiệt độ đóng băng của vùng Cáp Nhĩ Tân, có thể xuống đến âm 16 độ C (3,2 độ F) vào mùa đông.
Tham khảo IFL Science