Thời đại công nghệ mở ra khả năng tiếp cận thông tin phong phú, đơn giản hóa nhiều khía cạnh của cuộc sống, thậm chí còn cải thiện khả năng kết nối với mọi người dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, nó vẫn có những hạn chế. Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2009 chỉ ra rằng nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho Internet, đến mức trở nên nghiện thì nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn. Ngay cả khi bạn không nghiện Internet, nó vẫn có tác động tiêu cực đến bạn.
“Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ dẫn đến việc tăng cảm giác căng thẳng ở mọi lứa tuổi. Trong 10 năm qua, tôi đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong nghiên cứu của chính mình về những cá nhân gặp căng thẳng và rối loạn lo âu – hậu quả trực tiếp của việc sử dụng công nghệ,” Tiến sĩ Lisa Strohman, nhà tâm lý học và người sáng lập Học viện Công dân Kỹ thuật Số cho biết: căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và tinh thần của mỗi người bằng cách phá vỡ nhịp điệu và mô hình tự nhiên của cơ thể như tiêu hóa, giấc ngủ và sức khỏe miễn dịch.”
Các Yếu Tố Tạo Áp Lực Tiềm Ẩn Của Công Nghệ
Nhiều mặt trái của chúng đã được thảo luận rộng rãi, nhưng điều quan trọng là phải chỉ ra một số yếu tố tạo áp lực 'tiềm ẩn' của công nghệ. Bằng cách hiểu và nhận biết rõ về những yếu tố này, bạn sẽ kiểm soát lo lắng tốt hơn.
Hạn Chế Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh
Luôn Có Máy Tính Bên Bạn - Một Thói Quen Khó Bỏ
“Chúng Ta Đã Phụ Thuộc Vào Điện Thoại Của Mình Đến Mức Khó Có Thể Tách Rời
Một Thuật Ngữ Mới Cho Nỗi Sợ Bị Tách Kết Nối Với Điện Thoại: Nomophobia
Ngăn Chặn Nỗi Sợ Khi Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh
Thiết Lập Sự Cân Nhắc Trong Việc Sử Dụng Điện Thoại
Lo Lắng Khi Nhắn Tin - Một Thực Tế Thường Gặp
Con người thường quan tâm đến những chi tiết nhỏ và cách họ gửi tin nhắn là một cách thể hiện rõ đặc điểm này. Ví dụ, một phản hồi ngắn gọn cho một tin nhắn dài có thể được hiểu là một dạng biểu hiện lạnh lùng và thờ ơ, hoặc khi gửi đi một tin nhắn mà không nhận được phản hồi, bạn sẽ cảm thấy bị phớt lờ một cách có chủ đích ngay lập tức (Mình đã làm sai điều gì? Họ vẫn quan tâm đến mình chứ? Họ có gặp vấn đề gì không?). Thậm chí, khi ai đó trả lời tin nhắn chỉ có biểu tượng hình elip sủi bọt cũng có thể tạo ra căng thẳng.
Thực tế là khi giao tiếp trực tiếp, bạn sẽ thu được nhiều thông tin hơn so với qua văn bản. Và việc quá mức chú trọng vào những chi tiết nhỏ này có thể có hại hơn là có ích cho chúng ta.
Hãy chú ý vào những lúc bạn cảm thấy lo lắng khi trao đổi tin nhắn và tự hỏi xem có lý do gì khiến bạn cảm thấy như vậy không. Sau đó, hãy suy nghĩ xem bạn có thể làm gì để giảm bớt sự lo lắng đó.
Trong nhiều trường hợp, câu trả lời là hãy tránh xa điện thoại và dành thời gian cho những việc mang lại niềm vui cho bạn - chẳng hạn như làm những việc mình thích, đi dạo, dành thời gian cho người thân yêu, tập trung vào công việc hay tập thể dục. Ngoài ra, chỉ cần nhìn thấy người đó trong đời sống thực hay gọi cho họ cũng sẽ giúp giảm lo lắng rất nhiều.
Áp lực khi tham gia trò chơi điện tử
Chơi game trực tuyến có thể rất thú vị, nhưng nhiều trò chơi được thiết kế theo cách khiến chúng ta trở nên nghiện. Có thể bạn nghĩ rằng việc kết nối với mọi người trong nhóm game của mình, không rời bỏ họ sẽ tốt cho bản thân. Hoặc đôi khi bạn dành quá nhiều thời gian cho game mà bỏ quên những hoạt động khác - chẳng hạn như tập thể dục, ăn uống lành mạnh hoặc tương tác trong đời sống thực.
Đối với một số người, chơi game điện tử và dành thời gian để chiến đấu trong đó chính là cuộc sống thứ hai của họ. Họ dành vô số giờ để đấu tranh, cạnh tranh và luyện tập để trở thành nhân vật xuất sắc nhất trong trò chơi. Điều này sẽ khiến người chơi căng thẳng, họ sẽ cảm thấy mỗi phút rời khỏi trò chơi đều là thời gian đáng tiếc.
Điều này có lẽ không quá ngạc nhiên, và chìa khóa để ngăn chặn sự căng thẳng khi chơi game là giới hạn thời gian chơi. Nó sẽ tạo ra các ranh giới lành mạnh, giúp bạn nhận ra và dừng các hành vi không lành mạnh. Cân bằng giữa hoạt động lành mạnh và thời gian chơi game sẽ giúp bạn chia nhỏ thời gian sử dụng thiết bị, khiến bạn mất tập trung khi chơi và giảm sự hứng thú với các trò chơi điện tử.
Không ngừng tự phê bình trước những trải nghiệm của người khác
Mạng xã hội giúp chúng ta kết nối với người khác, nhưng ta cần hiểu việc tiếp xúc liên tục sẽ mang lại những tác hại cho sức khỏe tâm thần của mình. Ví dụ, lướt Instagram hay Facebook để xem khuôn mặt hạnh phúc của người khác, những bức ảnh du lịch tuyệt đẹp và bữa tối tuyệt vời của họ, đôi khi sẽ khiến chúng ta cảm thấy vị trí của mình trong cuộc sống thật tệ.
Tiến sĩ Strohman nói: “Phương tiện truyền thông xã hội là tác nhân gây căng thẳng lớn của ngày nay, bởi vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là sự kỳ vọng liên tục được gọi là “xứng đáng với Instagram” và những so sánh không ngừng đổ dồn về phía mình.
Cô ấy cũng nói thêm rằng: “Sự căng thẳng khi bạn cảm thấy mình phải đăng mọi thứ về bản thân như: đang làm gì, ăn gì, nhìn thấy gì được xem như một nhu cầu thực tế và nó chi phối đời sống mỗi ngày của bạn. Không chỉ có sự căng thẳng của việc luôn phải đăng bài để giữ sự phù hợp mà còn là sự căng thẳng khi so sánh cơ thể, cuộc sống và trải nghiệm của bản thân với đồng nghiệp và cả những người xa lạ. Điều này đặt ra cho chúng ta những kỳ vọng không thực tế về cuộc sống.”
Qua tất cả những điều đã nói, điều quan trọng cần nhớ là chúng ta chỉ thấy 5% đẹp nhất trong cuộc sống của người khác – những bức ảnh đẹp nhất, những khoảnh khắc đẹp nhất, những giải thưởng, những kỳ nghỉ, những lễ kỷ niệm.
Điều thú vị là chúng ta bắt đầu thấy một sự thay đổi ở đây. Hàng ngày, những người có ảnh hưởng và những người nổi tiếng đang khao khát được đăng ít bài hơn, mang ít “nội dung thật” hơn về cuộc sống của họ. Mặc dù, đôi khi xem những nội dung đó có thể đem lại một vài ích lợi cho bạn, nhưng không có nghĩa là bạn phải thấy có áp lực và cố ép mình trở thành giống như vậy. Và thậm chí, nó không có nghĩa là tất cả những điều bạn thấy đều có thực.
Tiến sĩ Strohman nói rằng điều đó không dễ dàng chút nào, nhưng một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là tách mình khỏi mạng xã hội một cách thực sự với tần suất thường xuyên hơn.
Cô ấy nói: “Hãy hiện diện trong những khoảnh khắc cần thiết, thôi cảm thấy mọi hành động bạn làm phải được ghi lại và nói về nó. Cũng cần nhớ rằng những bức ảnh không nói lên tất cả mọi thứ về cuộc đời của ai đó. Và những bài đăng được chọn lọc cẩn thận này chỉ là những bức ảnh hạnh phúc nhất, tốt nhất, thú vị nhất và cũng chỉ đang cố gắng bán những ý tưởng về sự hoàn hảo.”
Dịch giả: Hà Duyên
Biên tập: Ka Ly
Hình minh họa: Hà Duyên
Nguồn: verywellmind.com/
Nguồn hình ảnh: https://giphy.com/ và https://www.google.com/