Susan Adler, chuyên gia tâm lý và tư vấn tình yêu, chia sẻ: “Sự oán giận là nguyên nhân khiến tình yêu trở nên căng thẳng. Để hạnh phúc hơn, chúng ta cần dừng việc trách móc, thừa nhận lỗi lầm của mình và tăng cường kết nối với đối phương thay vì xung đột.”
“Nhiều vấn đề trong mối quan hệ không liên quan đến bản thân mối quan hệ.”
Theo cô: “Thực tế, những khoảng cách vô hình trong mối quan hệ thường phản ánh vấn đề của chính chúng ta.”
Alder kết luận: “Thay vì nhận ra sự căng thẳng cá nhân là nguyên nhân gây khó khăn trong mối quan hệ, chúng ta thường đổ lỗi cho nhau hoặc cho những tình huống bên ngoài. Điều này dẫn đến một chu trình căng thẳng: giận dữ, sau đó làm hòa, nhưng cuối cùng lại cảm thấy không hạnh phúc. Việc trách móc, giận dữ, và hành vi trả đũa kéo dài có thể dẫn đến tan vỡ, như Alder nói: “Khi đó, chúng ta có thể vẫn ở bên nhau nhưng không còn là một đội.”
Mỗi người chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc hơn khi có mối quan hệ lành mạnh. Adler cho biết: “Đây là những thời điểm khó khăn.” “Nhưng nếu chúng ta cố gắng khích lệ lẫn nhau, đặc biệt với những người mà ta yêu, và học cách tự là chính mình nhưng phiên bản tốt hơn với lòng thông cảm và trái tim đầy yêu thương, điều đó sẽ thay đổi tất cả.”
Dưới đây là 3 bước giúp tình yêu trở nên vững chắc hơn.
Bước 1: Thể hiện cảm xúc của mình với đối phương, nhưng không bao gồm sự tức giận
Nguồn: Google
Cảm thấy tức giận vì đối phương không đáp ứng được mong đợi là điều khó tránh, nhưng chúng ta cần học cách kiểm soát cảm xúc đó. Theo Adler: “Sự tức giận giống như một chiếc khiên bảo vệ cảm xúc. Nhiều người dùng nó để che chắn và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Cô giải thích: “Đôi khi, tức giận có thể giúp giảm bớt áp lực tạm thời bên trong, nhưng đáng tiếc, nó cũng có thể làm xa cách hai người hơn bao giờ hết.”
Sau khi tức giận, khi gặp lại đối phương và cảm thấy phản ứng tiếp theo của họ gây ra bực bội, hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình. Thử tách bản thân ra (ví dụ như vào phòng tắm hoặc một góc riêng), hít một hơi sâu và tự hỏi: “Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy sau cơn tức giận này?” Sau khi tinh thần ổn định, bước tiếp theo là chia sẻ suy nghĩ của mình với đối phương. Adler nói: “Việc ngồi lại nói chuyện và lắng nghe lẫn nhau sẽ khiến quan hệ trở nên gần gũi hơn, điều mà sự tức giận không thể làm được” vì nó giúp hai người hiểu rõ hơn về nhau thay vì tranh cãi.
Bước 2: Khi đối phương đang đi quá xa, hãy cố gắng hiểu và bắt kịp họ
Nguồn: Google
Là một người thông thường, rõ ràng, có lúc người mà bạn yêu thể hiện sự thiếu suy nghĩ hoặc mất kiểm soát vì lý do nào đó. Trong những thời điểm đó, bạn có thể muốn phản ứng ngay lập tức, nhưng hãy dừng lại và nhắc nhở bản thân: “Việc muốn đáp trả ngay tức thì là điều tự nhiên. Hãy khéo léo và chọn con đường khác” như Adler đã nói
Và lựa chọn đó là gì? Adler nói: “Hãy thử thách bản thân bằng cách kiên nhẫn và quan tâm. Đây là những yếu tố làm cho tình yêu trở nên vững chắc hơn”. Ví dụ, thay vì tỏ ra bực tức: 'Tại sao thế này?', hãy điều chỉnh và nói, “Xin lỗi, em có thể giúp gì anh không?”,” Hãy nói cho em biết, anh cần gì lúc này”
Một quy tắc chung theo Adler: “Như người ta thường nói, 'Dấu hiệu của một mối quan hệ tốt là khi chỉ một trong hai người mất bình tĩnh vào một thời điểm.'” Khi bạn giữ bình tĩnh trong khi đối phương mất, điều này ảnh hưởng đến họ nhiều hơn bạn nghĩ.
Bước 3: Thể hiện mong muốn thông qua việc hành động và câu nói “Em thích điều này”
Nguồn: Google
Truyền đạt mong muốn của mình là chìa khóa mở cửa hạnh phúc, và cách bạn sử dụng chìa khóa đó cũng rất quan trọng. Ví dụ, nếu bạn chuẩn bị tốt nhưng đối phương lại đổi lịch hẹn vì công việc, người kiên nhẫn sẽ nói: “Mình hiểu bạn có việc, chúng ta có thể sắp xếp lại thời gian gặp nhau.”
Lời khuyên từ Adler: “Nên truyền đạt mong muốn của mình bằng cách nói ra điều bạn muốn. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mình muốn chúng ta có thời gian riêng vào cuối tuần để cùng nhau.”
Tuy vậy, vẫn có những hạn chế khi bạn truyền đạt mong muốn của mình như vậy. Đôi khi, việc này có thể tạo ra nghĩa tiêu cực như: ‘‘Mình rất buồn nếu bạn không ngừng hành động mất kiểm soát như vậy.” Hãy tập trung vào hiện tại và tương lai để xây dựng mối quan hệ tích cực hơn.
Mặc dù những phương pháp này có thể hiệu quả, Adler nhấn mạnh rằng “không phải tất cả mọi tình huống đều thích hợp và không phải mọi mối quan hệ đều đáng giữ.”
Cuối cùng, những bước này giúp tạo ra nhiều cơ hội để kết nối và tránh những hành động tức giận, giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của việc nhường nhịn và quý trọng đối phương.
Tác giả: Daniella Balarezo