Là người hướng nội, việc theo kịp thế giới của những người hướng ngoại nhanh chóng làm tôi cảm thấy mệt mỏi.
Tôi thích nghĩ mình là người dễ tính, thân thiện và dễ thỏa mãn. Đôi khi, điều này cũng đúng. Tôi tập trung sống ở hiện tại, thích nghi với môi trường và duy trì quan điểm lành mạnh để có cuộc sống yên bình và thoải mái.
Tuy nhiên, bản chất hướng nội của tôi đề cao thói quen hàng ngày và suy nghĩ sâu sắc về mọi thứ. Vì thế, khi cố gắng hòa nhập trong một thế giới coi trọng hướng ngoại, tôi thường cảm thấy không thoải mái. Thay vào đó, tôi nhanh chóng trở nên cáu kỉnh, mất cảnh giác, không dễ gần, hay u sầu và đôi khi chỉ đơn giản là thấy bức bối và khó chịu.
Dù là với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm, qua nhiều năm, tôi đã tìm ra những cách làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn. Hiểu rõ bản thân giúp tôi xoa dịu cơn giận và dễ chịu hơn, thay vì để người khác phải chịu đựng sự cáu kỉnh hay tâm trạng không vui của mình khi tôi bị quá tải.
Vậy nên, sẽ thật hữu ích nếu những người hướng ngoại trong chúng ta hiểu được một số hành động khiến người hướng nội như tôi cảm thấy bực mình.
10 điều khiến tôi phát cáu khi là người hướng nội
1. Thay đổi kế hoạch đột ngột
Người hướng nội rất thích ở bên những người bạn tốt và khao khát những tương tác xã hội có ý nghĩa. Nhưng vì những hoạt động này có thể làm hao tổn nhiều năng lượng, cách tốt nhất là cho họ thời gian chuẩn bị tâm lý, và sau đó có thời gian suy sụp và nạp lại năng lượng.
Khi mọi người thay đổi kế hoạch vào phút cuối (như mời thêm khách hoặc thay đổi thời gian), cả quá trình chuẩn bị sẽ bị phá hỏng. Nói về các kế hoạch thì...
2. Tán gẫu xã giao hay trò chuyện sâu sắc?
Giả sử tôi đang ở một bữa tiệc, bạn bè tôi đã ngà say và bắt đầu nói nhiều hơn là lắng nghe (thêm vào đó là các cuộc hội thoại chẳng liên quan gì đến việc hiểu nhau hơn).
Trong lòng, tôi cảm thấy thất vọng và hơi tiếc cho bản thân. Trong khi tôi muốn kết nối và trò chuyện sâu sắc hơn với những người này, họ lại đang bàn tán rôm rả về những video ngớ ngẩn và ồn ào trên YouTube từ điện thoại của mình.
Vì khả năng tán gẫu xã giao của tôi rất hạn chế, tôi nhanh chóng mất khả năng tham gia vào các cuộc trò chuyện. Kết quả là tôi trở nên lơ đãng và thô lỗ với mọi người.
Tôi vô cùng khao khát những cuộc trò chuyện tĩnh lặng mà ý nghĩa với bạn bè đến mức đó là tất cả những gì tôi mong muốn trong dịp sinh nhật lần thứ 40 của mình. Bạn bè đến bên cạnh và tôi như đang ở trên chín tầng mây vì vui sướng.
3. Các buổi họp làm việc nhóm
Là người có tính cách hướng nội, công việc của tôi cũng trở nên căng thẳng. Tôi thường gặp thất bại trong việc hòa nhập với môi trường xung quanh khi phải giả vờ là một người vui vẻ, mặc dù nội tâm của tôi đã hoàn toàn kiệt sức.
Điều này xảy ra thường xuyên khi tôi là giáo viên trung học. Tôi luôn mệt mỏi vào cuối ngày sau khi tương tác với học sinh, chỉ để bị bắt buộc tham gia cuộc họp của khoa tiếng Anh và nói về các bài học và mục tiêu.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sắp xếp mọi thứ hiệu quả hơn nhiều bằng cách suy nghĩ về chúng (một sở thích của người hướng nội) và trao đổi bằng email. Tôi không thực sự thoải mái khi tham gia các cuộc họp đó, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để hợp tác với tình yêu và tôn trọng đồng nghiệp của mình.
4. Bị gián đoạn
Dù anh chồng tạt ngang vào văn phòng tại nhà tôi để hỏi trong khi tôi đang bận suy nghĩ, hay một người bạn ngắt lời khi tôi đang nói riêng tư với một người bạn khác, tôi vẫn cảm thấy khó chịu khi bị xen ngang như vậy.
Tóm lại, những người hướng nội coi trọng thời gian và những khoảnh khắc một mình để suy ngẫm sâu sắc về mọi thứ chúng ta đang làm, cho dù đó là việc giảng dạy học sinh của tôi hay công việc làm vườn.
Những lần bất ngờ nói chuyện với hàng xóm
Khi tôi ra ngoài dắt chó đi dạo hoặc tưới cây, tôi chỉ đơn giản là đang làm những việc đó, không phải đi để giao tiếp xã hội. Nếu nghe thấy lời chào từ hàng xóm, tôi cố gắng không để lộ ra sự lúng túng.
Và nếu chúng tôi bắt đầu nói chuyện, tôi thường nói lắp vì tôi không quan tâm nhiều đến việc giao tiếp.
6. Cần phải mỉm cười
Không cười khi tôi đang tập trung vào một nhiệm vụ hay đắm chìm trong suy nghĩ: không có gì sai cả - tôi phải tiêu tốn bao nhiêu năng lượng thể chất mới hoạt động được chứ.
Gần đây bạn tôi đã tặng tôi một chiếc áo phông trắng với dòng chữ đơn giản ở phía sau: “Hãy để tôi một mình - Tôi ổn”. Vậy đừng ép tôi phải chứng minh điều đó bằng một nụ cười.
7. Trả lời tin nhắn hoặc email bằng một cuộc điện thoại
Mặc dù tôi rất thích những cuộc trò chuyện qua điện thoại với bạn bè và cha mẹ, nhưng nó chỉ xảy ra vào đúng thời điểm phù hợp cho cả tôi và những người khác thôi.
Nếu tôi nhắn tin hoặc gửi email cho bạn bè về một kế hoạch, hoặc gửi cho đồng nghiệp câu chuyện đang tiến hành và điện thoại đổ chuông ngay sau đó, tôi sẽ không bao giờ nhấc máy.
Nói chuyện qua điện thoại đòi hỏi một loại năng lượng hoàn toàn khác so với việc soạn tin nhắn từng từ cẩn thận trong thời gian của riêng tôi. Giống như nhiều người hướng nội khác, tôi thích thong thả xử lý mọi thứ, điều mà chính xác là tôi không thể làm được khi nghe điện thoại.
8. Khi chuông cửa reo
Chuông cửa nhà gần như luôn khiến tôi giật mình một chút, ngay cả khi đã mời mọi người đến chơi và đã đến giờ họ đến, nhưng vẫn có thứ gì đó khiến tôi lo lắng.
Đặc biệt là khi nó xảy ra hoàn toàn bất ngờ: Ai? Cái gì? Tại sao? Bạn cần gì ở tôi?
9. Nhầm lẫn giữa hướng nội với sự ghét bỏ mọi người
Khi người khác đùa rằng tôi không thích họ, tôi cảm thấy khó chịu và hơi tổn thương vì thực sự tôi quý mến mọi người. Khi tôi quý ai đó, chứ không phải yêu, tôi sẵn sàng trao hết cảm xúc mình, phơi bày tâm sự từ đáy lòng chân thành nhất. Và nếu người khác cũng chia sẻ hết tâm tư của họ với tôi, đó là một vinh dự đối với tôi.
Phát triển các mối quan hệ, sẻ chia và học hỏi lẫn nhau, là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi. Và không, tôi không phải là người ghét bỏ mọi người, chỉ là tôi cần thời gian một mình nên mới không liên lạc thường xuyên.
10. Chia sẻ không gian với người khác
Chồng tôi và tôi yêu nhau rất nhiều; là hai người nhạy cảm (về mọi mặt), chúng tôi luôn chăm sóc và xây dựng mối quan hệ của mình. Mặc dù cả hai đều cảm thấy hạnh phúc với tổ ấm mà chúng tôi đã xây dựng cùng nhau, nhưng việc chia sẻ không gian thường xuyên có thể gây khó chịu.
Điều quan trọng là chúng ta phải tinh tế và nhạy cảm trong việc tìm ra những không gian và thời điểm thích hợp để thực sự 'tự do' với bản thân mà không bị sự quan sát của người khác, không cần phải giả vờ mình ổn và không lo lắng về việc gây tổn thương cho cảm xúc của người khác.
Tất cả những điều này khiến tôi cảm thấy bất ổn khi là một người hướng nội. Tôi nhận ra rằng chính những hành động đó mới khiến tôi tức giận, chứ không phải người thực hiện chúng; và việc hài hòa với cả hai phía là rất quan trọng với cả tôi và mọi người. Hiểu biết hơn có thể giúp bạn xây dựng những mối quan hệ sâu sắc, hạnh phúc và lành mạnh hơn với những người xung quanh.