Nhiều người đến trị liệu và thắc mắc làm sao để kiểm soát rối loạn lo âu xã hội trong mối quan hệ cá nhân và công việc. Họ thường hỏi những câu như:
“Làm thế nào để tôi không còn sợ hãi khi giao tiếp với đồng nghiệp?”
“Tại sao tôi thường gặp khó khăn khi phát biểu trong các cuộc họp?”
“Tại sao tôi lại tránh né hẹn hò và các cơ hội giao lưu với người mới?”
Nếu bạn cũng có những câu hỏi như vậy, có thể bạn là người dễ bị choáng ngợp và lưỡng lự trong việc định hướng cuộc sống. Điều này có thể đủ để bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Hội chứng này có thể cản trở sự tiến bộ cá nhân và nghề nghiệp vì nó gây khó khăn trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, phát biểu trong các cuộc tụ họp xã hội và tự bảo vệ mình.
Nguồn ảnh: Pinterest
Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần biết và nhớ rằng: Hội chứng này là một vấn đề phổ biến và có nhiều cách hiệu quả để kiểm soát nó. Nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn thì một phần được quyết định bởi khả năng tương tác với bạn bè và gia đình để hình thành các mối quan hệ hiệu quả. Vì vậy, với một kế hoạch phù hợp, bạn có thể học cách kiểm soát rối loạn lo âu xã hội và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
Dưới đây là hai cách giúp bạn đối phó với chứng rối loạn lo âu xã hội theo cách lành mạnh và xây dựng hơn.
1. Hãy hi...
ể...
u r...
ằ...
ng m...
ắ...
c ch...
ứ...
ng s...
ỡ
xã hạnh
ờ
i khang
ơ
ng chớp
ố
nghị
ỉ
a lờ
ả
bồi
ấ
hức k
ơ
ng thá
iệ
nh phương thức
trỗi
hết v
à
m
à
i.
Một nghiên cứu đã được công bố trong một tạp chí về Rối loạn lo âu đã phát hiện ra nhu cầu cốt lõi về kết nối con người ở những người mắc chứng lo âu xã hội. Đơn giản họ chỉ đấu tranh để đối diện với nó tuỳ vào mỗi hoàn cảnh khác nhau và với những người nhất định. Bắt đầu từ tiền đề đó, chúng ta có thể loại bỏ những kiểu suy nghĩ có hại liên quan đến sự rối loạn lo âu xã hội.
Tự nói chuyện, hoặc cuộc đối thoại nội tâm mà chúng ta tâm sự với chính mình, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức và hành động của chúng ta. Điều quan trọng đối với những người đang đấu tranh với chứng lo âu xã hội là dễ lưu tâm đến những lời độc thoại tiêu cực có thể kéo dài dẫn đến cảm giác lo lắng và bất an.
Nguồn ảnh: Pinterest
Ví dụ, thay vì nói với bản thân “Tôi hiếm khi có can đảm để phát biểu trong một nhóm. Vì vậy không cần phải bắt đầu ngay bây giờ.” thì tại sao lại không điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn bằng cách nói “Tôi có một ý tưởng mà những người khác có thể thấy thú vị. Vì vậy tôi xứng đáng được nói và lắng nghe.”
Sự thay đổi trong cách suy nghĩ này có thể giúp giảm bớt lo lắng, đồng thời tăng cường sự tự tin theo thời gian và sự luyện tập. Và từ đấy dẫn đến những tương tác tích cực hơn và kết quả xã hội tốt hơn. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn phải nhắc nhở bản thân rằng việc cảm thấy lo lắng trong một số tình huống nhất định là điều bình thường và hãy rèn luyện sự từ bi với bản thân.
2. S
sở
r
ủ
ng vị
iệ
ng bản
ồn
thi
ủ
tá
i
m
ấp
đà
vì
nói
tươi
n
rồi
đó
hà
ngắn ngủi
thái
nghệ
ủa
a chứ
ứa
ng lòi
ầu xơ
úi
ằ
hà
ống
y
.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu và Trị liệu Nhận thức cho thấy những người mắc chứng lo âu xã hội có thể ít được người khác yêu thích hơn trong vài giây đầu tiên gặp họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng những ấn tượng ban đầu, tiêu cực này có thể được cải thiện thông qua việc bộc lộ bản thân. Nhất là khi một người chia sẻ thông tin hoặc cảm xúc cá nhân với người khác.
Nguồn hình ảnh: Pinterest
Kết quả của nghiên cứu này có lẽ là điều đáng để quan tâm đối với những người đấu tranh với lo âu xã hội. Nếu những người mắc chứng này có thể mở lòng và chia sẻ cảm xúc của họ với bạn bè và đồng nghiệp, họ có thể cải thiện khả năng được yêu mến của mình.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù những người mắc chứng lo âu xã hội ít tiết lộ về bản thân họ trong các tương tác xã hội, nhưng khi họ tiết lộ, điều đó sẽ được người khác nhìn nhận một cách tích cực. Từ đó cho thấy rằng những người đang bị kìm hãm bởi lo âu xã hội có thể được hưởng lợi từ nỗ lực có ý thức khi mở lòng và chia sẻ cảm xúc của bản thân.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng chúng ta có xu hướng đánh giá thấp mức độ mọi người coi trọng việc tham gia vào các cuộc trò chuyện dài và sâu. Vì vậy, đừng ngần ngại nói chuyện với ai đó vì bạn nghĩ rằng bạn sẽ hết chuyện để nói hoặc người kia sẽ cảm thấy nhàm chán; hầu hết không bao giờ có trường hợp như thế.
TỔNG KẾT
Điều quan trọng cần nhớ là lo lắng xã hội là một vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, với một chút nỗ lực, bạn có thể kiểm soát được chứng lo âu xã hội và cải thiện mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp, bằng cách mở lòng và trung thực về thách thức mà bạn gặp phải. Nhờ thế, bạn còn có thể xây dựng lòng tin và sự hiểu biết với người khác và cuối cùng là trở nên thành công hơn về mặt xã hội. Nếu chứng rối loạn lo âu xã hội khiến bạn đau khổ đáng kể, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Tác giả: Mark Travers, Tiến sĩ.