Mọi nỗ lực giảm căng thẳng trên thế giới sẽ vô ích nếu bạn không tự chăm sóc mình. Thiền sẽ không có hiệu quả nếu bạn thiếu ngủ. Trong thực tế, khi cố gắng thiền, bạn có thể ngủ quên do ít quan tâm đến nhu cầu nghỉ ngơi của cơ thể.
Tương tự, việc không tập gym thường xuyên sẽ không giảm căng thẳng nếu bạn ít khi cung cấp năng lượng cho cơ thể từ thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bạn cần quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của bản thân trước khi thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng có hiệu quả.
Bài viết này thảo luận về một số hình thức tự chăm sóc bản thân khác nhau và sự quan trọng của chúng. Bài viết cũng đề xuất những điều bạn có thể thực hiện để phát triển kế hoạch tự chăm sóc của mình.
Tự chăm sóc (self-care) là gì?
Tự chăm sóc bản thân được định nghĩa là 'một quá trình tham gia có mục đích đa chiều và đa diện vào các chiến lược thúc đẩy hoạt động lành mạnh và nâng cao sức khỏe'. Nói một cách đơn giản, thuật ngữ này mô tả hành động tự ý thức nhằm cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Có nhiều cách để tự chăm sóc bản thân. Đó có thể là đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi đêm hoặc ra ngoài để thưởng thức không khí trong lành trong vài phút.
Tự chăm sóc bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng phục hồi trước những áp lực trong cuộc sống mà bạn không thể tránh khỏi. Sức khỏe tinh thần và thể chất được chăm sóc tốt là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc.
Thật không may, nhiều người coi việc tự chăm sóc bản thân là xa xỉ hơn là ưu tiên. Do đó, họ cảm thấy quá tải, mệt mỏi và không đủ trang bị để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
Quan trọng là đánh giá cách bạn chăm sóc bản thân trong nhiều khía cạnh khác nhau để đảm bảo bạn đang chăm sóc tâm trí, cơ thể và tinh thần của mình.
Các hình thức tự chăm sóc đa dạng
Tự chăm sóc bản thân không chỉ là cách để thư giãn. Đó là việc chăm sóc mọi mặt của bản thân, từ tinh thần đến thể chất, từ tình cảm đến xã hội và tâm linh. Để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mình, bạn cần tìm sự cân bằng cho mỗi khía cạnh này. Đôi khi, bạn cần phải tự chăm sóc bản thân nhiều hơn trong một lĩnh vực cụ thể để khôi phục sự cân bằng hoặc giảm căng thẳng trong cuộc sống.
1. Tận hưởng việc chăm sóc cơ thể
Để cơ thể hoạt động tốt, bạn cần quan tâm đến nó. Hãy nhớ rằng sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ảnh hưởng lẫn nhau. Khi bạn chăm sóc cơ thể, bạn cũng đang tạo điều kiện cho tâm trí thư giãn và tĩnh lặng hơn.
Trước khi quyết định chăm sóc cơ thể, hãy tự đặt ra một số câu hỏi để tự đánh giá xem có gì cần cải thiện:
· Bạn có đủ giấc ngủ không?
· Chế độ ăn uống của bạn có đảm bảo cung cấp đủ năng lượng không?
· Bạn đang quan tâm đến sức khỏe của bản thân không?
· Bạn đã dành thời gian đủ cho việc tập thể dục chưa?
2. Chăm sóc mối quan hệ xã hội
Xã hội hóa là yếu tố quan trọng để tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn, việc tìm thời gian cho bạn bè thường trở nên khó khăn và chúng ta dễ bỏ lỡ các mối quan hệ.
Các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất để bảo trì và phát triển các mối quan hệ là dành thời gian và năng lượng cho việc giao tiếp và kết nối với người khác.
Không có qui luật cụ thể về việc bao nhiêu thời gian bạn nên dành cho bạn bè hoặc quan hệ cá nhân. Mỗi người có nhu cầu xã hội riêng. Quan trọng là bạn phải nhận biết được nhu cầu của mình và dành thời gian để xây dựng một cuộc sống xã hội phong phú.
Để đánh giá việc tự chăm sóc mối quan hệ xã hội, hãy tự đặt ra các câu hỏi sau:
· Bạn đã dành đủ thời gian để gặp gỡ bạn bè trực tiếp chưa?
· Bạn đã làm gì để bảo quản mối quan hệ với bạn bè và gia đình của mình?
3. Tự chăm sóc tâm hồn
Cách bạn suy nghĩ và những điều bạn tập trung vào có ảnh hưởng lớn đến tình trạng tâm lý của bạn.
Chăm sóc tinh thần của bản thân bao gồm việc thúc đẩy trí não luôn hoạt động, như giải đố hoặc nghiên cứu về một chủ đề yêu thích. Việc đọc sách hoặc xem phim có thể kích thích tâm trí và cung cấp động lực cho bạn.
Chăm sóc tâm hồn cũng bao gồm việc thực hiện các hoạt động tăng cường sức mạnh tinh thần. Phát triển lòng tự tin và chấp nhận bản thân sẽ giúp bạn duy trì một trạng thái tâm trí tích cực hơn.
Dưới đây là những câu hỏi bạn nên xem xét khi suy nghĩ về việc chăm sóc tinh thần của mình:
· Bạn đã dành đủ thời gian cho các hoạt động làm tăng cường tinh thần chưa?
· Bạn đã thực hiện những hành động tích cực để duy trì sức khỏe tinh thần chưa?
4. Tự chăm sóc mảng tinh thần linh thiêng
Nghiên cứu cho thấy một cuộc sống có yếu tố tôn giáo hoặc tâm linh lành mạnh hơn một cuộc sống không.
Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng tinh thần không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo. Nó có thể là bất cứ điều gì giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa, hiểu biết hoặc kết nối với vũ trụ.
Dù bạn thích thiền định, tham gia lễ tôn giáo hay cầu nguyện, việc chăm sóc tinh thần vẫn rất quan trọng.
Khi xem xét về cuộc sống tinh thần, hãy tự hỏi những điều sau:
· Bạn tự hỏi về cuộc sống và những trải nghiệm của mình như thế nào?
· Bạn cảm thấy thỏa mãn khi tham gia vào các hoạt động tâm linh không?
5. Chăm sóc tâm trạng
Bạn cần có những kỹ năng lành mạnh để xử lý những cảm xúc không dễ chịu như tức giận, lo lắng và buồn bã. Chăm sóc tâm trạng bao gồm các hoạt động giúp bạn nhận biết và thể hiện cảm xúc một cách thường xuyên và an toàn.
Dù bạn nói chuyện với bạn đời hoặc bạn thân về cảm xúc của mình hoặc dành thời gian cho những hoạt động giải trí để giải quyết cảm xúc, điều quan trọng là phải tích hợp việc chăm sóc cảm xúc vào cuộc sống một cách kỹ lưỡng.
Khi đánh giá các chiến lược chăm sóc cảm xúc tự thân, hãy cân nhắc những câu hỏi sau:
· Bạn đã áp dụng các phương pháp lành mạnh để xử lý cảm xúc chưa?
· Bạn đã kết hợp các hoạt động trong cuộc sống để cảm thấy được sự năng lượng không?
Tại sao tự chăm sóc lại quan trọng?
Áp dụng một kế hoạch tự chăm sóc hiệu quả đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe. Một số lợi ích bao gồm:
· Giảm bớt lo lắng và trầm cảm
· Giảm thiểu căng thẳng và cải thiện khả năng phục hồi
· Tăng cường hạnh phúc
· Tăng cường năng lượng
· Giảm thiểu tình trạng mệt mỏi
· Thúc đẩy mối quan hệ cá nhân
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chăm sóc bản thân rất quan trọng vì nó có thể cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và giúp con người đối phó với bệnh tật một cách dễ dàng hơn.
Các hình thức chăm sóc bản thân cụ thể cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc kéo dài tuổi thọ. Tập thể dục, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và ngủ đủ giấc đều liên quan đến việc gia tăng tuổi thọ.
Xây dựng kế hoạch chăm sóc bản thân của bạn
Một kế hoạch chăm sóc bản thân hiệu quả cần được điều chỉnh để phù hợp với cuộc sống và nhu cầu của bạn. Đó là điều bạn tự tạo ra và dành cho chính mình. Việc điều chỉnh kế hoạch chăm sóc bản thân có thể là biện pháp phòng ngừa để đảm bảo bạn không bị quá tải, căng thẳng và kiệt sức.
Hãy xem xét những khía cạnh trong cuộc sống cần được chăm sóc nhiều hơn và đánh giá thường xuyên. Khi tình hình thay đổi, nhu cầu chăm sóc bản thân của bạn cũng có thể thay đổi theo.
Nếu bạn đang lên kế hoạch chăm sóc bản thân, các bước sau có thể hữu ích:
· Đánh giá nhu cầu cá nhân: Liệt kê các khía cạnh đa dạng của cuộc sống và hoạt động hàng ngày của bạn. Có thể bao gồm công việc, học tập, mối quan hệ và gia đình.
· Phân tích nguyên nhân gây áp lực: Xem xét các yếu tố gây ra căng thẳng và suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề đó.
· Xây dựng chiến lược chăm sóc bản thân: Cân nhắc các hoạt động giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong mỗi lĩnh vực cuộc sống. Ví dụ, dành thời gian cho bạn bè hoặc xác định ranh giới có thể tạo ra các mối quan hệ xã hội tích cực.
· Chuẩn bị trước trước thách thức: Khi phát hiện bạn bỏ qua một khía cạnh nào đó, hãy lập kế hoạch để thay đổi.
· Tiến triển từng bước: Không cần phải giải quyết mọi thứ cùng một lúc. Xác định một bước nhỏ để bắt đầu chăm sóc bản thân tốt hơn.
· Quản lý thời gian để tập trung vào nhu cầu cá nhân: Dù bận rộn đến đâu, hãy ưu tiên chăm sóc bản thân. Khi quan tâm đến mọi khía cạnh của bản thân, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Tóm tắt cuối cùng
Các nhu cầu hàng ngày có thể ảnh hưởng đến cách bạn tự chăm sóc bản thân. Đối với sinh viên đại học, một lịch trình bận rộn và đời sống xã hội sôi nổi có thể đòi hỏi sự chăm sóc thể chất nhiều hơn. Trong khi đó, người đã về hưu có thể cần tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội để đảm bảo nhu cầu của họ được đáp ứng.
Tự chăm sóc bản thân không phải là một phương pháp phù hợp với mọi người. Nó cần phải điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và tình hình hiện tại của mỗi người. Bạn không cần phải chờ đợi đến một lúc nào đó để bắt đầu. Mục tiêu ban đầu là thực hiện từng bước nhỏ mỗi ngày để đảm bảo bạn đang đối mặt với căng thẳng và thách thức hàng ngày một cách hiệu quả.
Elizabeth Scott
Dịch giả: Thùy Dương
Biên tập: Huyền Nguyễn
Hình ảnh được lấy từ unsplash
Link bài viết gốc: https://www.verywellmind.com/self-care-strategies-overall-stress-reduction-3144729