Nếu bạn đã chiếm quá nhiều thời gian để suy nghĩ về một vấn đề và ít thời gian hơn để cố gắng giải quyết nó, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc trong tình trạng này. Nhiều người gặp phải vấn đề suy nghĩ quá mức, nhưng nó chỉ trở nên đáng lo ngại khi nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Tôi cũng đã phải đối mặt với điều này và đã trải qua những khoảnh khắc mà nó khiến tôi rơi vào vòng lặp không chỉ với những suy nghĩ tiêu cực mà còn cả những cảm xúc tiêu cực, điều này ngăn tôi làm bất cứ điều gì khác. Thoát khỏi và vượt qua những cảm xúc đó luôn là thách thức, nhưng không phải là không thể.
Lấy cảm hứng từ kênh YouTube Hạt Giống Tích Cực và trải nghiệm cá nhân của tôi với việc suy nghĩ quá nhiều, dưới đây là một số điều bạn có thể làm để tạm dừng quá trình suy nghĩ quá mức.
Xin lưu ý rằng bài viết này không phải là một phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị bất kỳ vấn đề nào. Nó chỉ mang tính giáo dục. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn, hãy liên hệ với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần.
Dưới đây là 9 bước bạn có thể thực hiện khi bắt đầu cảm thấy bị nghẹn ngào bởi sự suy nghĩ quá nhiều.
1. Đặt câu hỏi: Ý tưởng này có hợp lý không?
Khi bị nghiện suy nghĩ, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào một luồng ý tưởng hoặc suy nghĩ khác nhau, thay đổi và định hình chúng dựa trên cảm xúc hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài. Kết quả là, một kịch bản tưởng tượng thường được tạo ra trong tâm trí, mà thậm chí không hợp lý mặc dù ta có thể cảm thấy nó có thể là sự thật.
Đặc biệt khi một người tin vào mọi điều đều có thể xảy ra, niềm tin này làm tăng thêm trọng lượng cho những tưởng tượng đó. Trong trường hợp này, chúng ta cần tự nhắc mình rằng mặc dù mọi thứ có thể xảy ra, nhưng không có nghĩa là tất cả đều xảy ra.
Như đã đề cập trước đó, khi bạn cảm thấy mình bị cuốn vào vòng xoáy của suy nghĩ quá mức, hãy tự đặt câu hỏi liệu tình huống đó có thực sự xảy ra dựa trên những gì bạn biết về con người và nơi đó hay không.
Xác suất của một sự kiện xảy ra phụ thuộc vào việc có hoàn cảnh phù hợp để nó xảy ra hay không. Nếu không có, có thể suy nghĩ đó là phi lý, gây ra lo lắng và căng thẳng không cần thiết.
2. Viết nhật ký
Bạn có thói quen ghi lại suy nghĩ của mình vào một cuốn sổ không? Nếu có, bạn có thể đã nhận ra rằng việc viết ra các vấn đề của mình giúp bạn cảm thấy tốt hơn như thế nào. Viết nhật ký giúp chúng ta nhìn nhận lại các tình huống mà chúng ta đơn thuần chỉ cảm nhận dưới dạng cảm xúc.
Việc viết bắt chúng ta phải suy nghĩ và phân tích những gì chúng ta viết, từ đó buộc chúng ta phải xem xét lại những sự kiện khiến chúng ta bận tâm hoặc chiếu sáng cho chúng ta. Điều này mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về mọi thứ và những hiểu biết mà trước đây chúng ta không có khi chìm đắm trong một vấn đề.
Các chuyên gia tâm lý cũng nhận thấy rằng việc viết ra giúp giải tỏa và thậm chí giải phóng chúng ta khỏi những gánh nặng tâm lý mà chúng ta có thể đã mang cả ngày. Điều này có thể là do tâm trí cảm thấy thoải mái hơn khi loại bỏ suy nghĩ hoặc ý tưởng đó đã được ghi lại và sẽ không bị quên đi.
3. Liệu nó có ý nghĩa gì sau này không?
Bạn có nghĩ rằng điều bạn đang lo lắng có ý nghĩa gì trong một giờ tới, một ngày tới, hay vài tháng tới không? Đôi khi chúng ta nghĩ quá nhiều và cảm thấy như vấn đề sẽ chiếm hết thời gian và năng lượng của chúng ta. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, chúng ta thường nhận ra rằng không phải như vậy.
Những điều bạn nói cuối cuộc họp mà bạn cảm thấy kỳ lạ và lo rằng mọi người sẽ chú ý hoặc cảm thấy xấu hổ về nó, họ có thể thậm chí không để ý hoặc quên nó ngay lập tức. Những điều bạn đã làm hoặc nói cách đây 5 năm, bạn có nghĩ rằng người khác vẫn nhớ hoặc quan tâm đến nó không?
Trong hầu hết các trường hợp, những suy nghĩ quá kỹ hiện tại thường không quan trọng về sau hoặc không ai quan tâm đến chúng nhiều như chúng ta nghĩ. Vì sao phải đổ quá nhiều tâm trí vào điều không cần thiết? Còn nhiều việc hơn cần bạn làm, không phải lo nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhen.
4. Nỗ lực cải thiện
Bạn có thấy mình quá chú trọng vào từng chi tiết nhỏ trong dự án không? Những người cầu toàn thường gặp khó khăn, dẫn đến nghi ngờ và mất kiên nhẫn trong việc cải thiện dự án ban đầu.
Điều này thường dẫn đến bị mắc kẹt hoặc bỏ cuộc vì không đạt được mục tiêu đặt ra. Sự cầu toàn có thể làm cho dự án thất bại và bỏ lỡ cơ hội.
Thói quen này có thể khiến bạn cảm thấy vô vọng khi thấy những dự án chưa hoàn thành. Hãy tập trung vào tiến triển thay vì cầu toàn. Với sự tiến triển, bạn có thể cải thiện dự án từng bước một, không cần quá lo lắng về từng chi tiết nhỏ.
Vì vậy, tốt nhất là tập trung vào tiến bộ thay vì sự hoàn hảo. Bạn sẽ làm cho dự án tốt hơn mỗi ngày một ít. Đừng để những chi tiết nhỏ làm bạn mất kiên nhẫn, hãy tập trung vào hiện tại thay vì tương lai hoặc ý kiến của người khác.
5. Sắp xếp
Nhiều suy nghĩ không cần thiết xuất phát từ sự không chắc chắn về bước tiếp theo. Bạn bắt đầu tự hỏi liệu mình đã hoàn thành đủ chưa, lo lắng về việc bỏ sót điều gì đó. Sau đó, bạn lại lo lắng về hậu quả của việc bỏ sót.
Sắp xếp giúp mọi thứ trở nên gọn gàng và giữ những điều quan trọng trước mắt. Việc tạo danh sách giúp bạn tập trung vào những gì cần làm thay vì để tâm trí lang thang.
Khi bạn tập trung vào một số việc cụ thể, bạn sẽ hoàn thành chúng nhanh hơn nhiều so với việc suy nghĩ rối rắm.
6. Hiện tại là một món quà
Khi bạn lo lắng về quá khứ hoặc tương lai, bạn gây thêm căng thẳng cho bản thân và lãng phí thời gian. Hãy tận hưởng hiện tại và dành thời gian để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điều quan trọng nhất là khi bạn dành quá nhiều thời gian suy nghĩ, bạn sẽ bỏ lỡ những điều ngay trước mặt. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đến thăm một người thân. Khi đến gặp họ, chúng ta chỉ muốn dành thời gian và tận hưởng khoảnh khắc bên họ.
Nhưng nếu thay vào đó, chúng ta dành thời gian để lo lắng và suy nghĩ về những điều khác, chúng ta sẽ không thể lắng nghe họ, không thể thưởng thức sự hiện diện của họ và không thể chia sẻ cảm xúc với họ. Mối quan hệ trở nên khó khăn và việc kết nối cũng trở nên khó khăn hơn.
Hiện tại là thời gian ngắn và khó nắm bắt nếu không chú ý. Bằng cách tập trung vào hiện tại, bạn sẽ học cách hiện diện đầy đủ trong tâm trí, cơ thể và trái tim, giúp bạn xây dựng những kết nối tốt hơn.
7. Thực hành lòng biết ơn và tạo danh sách thành tựu
Bắt đầu thực hành lòng biết ơn bằng cách tạo danh sách biết ơn hoặc danh sách thành tựu là cách hiệu quả. Việc này giúp bạn tập trung vào những điều tích cực và tạo ra năng lượng tích cực.
Khi bạn thực hành lòng biết ơn, bạn rèn luyện tâm trí để tìm ra điều cần biết ơn hàng ngày và đánh giá cao những gì bạn có. Điều này giúp bạn tập trung hơn và hiện diện hơn để nhận ra những điều nhỏ nhặt mà bạn cảm thấy biết ơn.
Viết ra những thành tựu của bạn giúp bạn nhìn lại quãng đường đã đi và tạo cảm giác tự hào và thành công. Điều này khích lệ bạn tiếp tục phấn đấu và hoàn thiện bản thân.
8. Chuyển động
Chuyển động như khiêu vũ đẩy bạn rời xa suy nghĩ và hòa mình vào cơ thể và trái tim. Bạn phải tập trung vào hành động của cơ thể để thực hiện chính xác. Đồng thời, bạn cảm nhận âm nhạc và nhịp điệu.
Chuyển động cơ thể đưa bạn từ không gian tinh thần sang thế giới vật chất, nơi bạn không thể không hiện diện để không bỏ lỡ điều gì. Nó cũng giúp giải tỏa căng thẳng và xua tan bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào đang chiếm lĩnh cơ thể. Sau một buổi tập luyện tốt, bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái và có thể tập trung tốt hơn.
9. Thiền định
Bạn đã thực hiện thiền chưa? Có nhiều phương pháp thiền khác nhau tập trung vào mục tiêu riêng của họ. Nhưng hai lý do chính khiến mọi người thiền là để tập trung và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí.
Tùy thuộc vào giáo viên, bạn sẽ nghe một số người nói rằng quan trọng là phải bắt đầu lại cho đến khi bạn có thể làm trống trải tâm trí trong mỗi buổi học. Nhưng người khác lại cho rằng sẽ không sao nếu bạn bị phân tâm miễn là bạn tiếp tục luyện tập để tái thiết tập trung vào những gì đang là ưu tiên.
Cách bạn thực hiện không quan trọng, vì tất cả cách đều giúp bạn rèn luyện tâm trí để tập trung vào hiện tại và cuối cùng làm giảm hoặc dừng suy nghĩ quá mức.
Suy nghĩ quá nhiều không có ích gì cho bất kỳ ai, thậm chí có thể cản trở bạn. Hãy thử tiếp tục làm việc dựa trên nền tảng và diễn giải từng bước một, bạn sẽ thấy sự tiến bộ dần dần.
Bạn đã thử áp dụng bất kỳ phương pháp nào trong danh sách này chưa? Chúng tôi có bỏ lỡ điều gì không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận. Đừng quên theo dõi kênh YouTube của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều chủ đề thú vị như vậy. Xin cảm ơn bạn đã đọc.
Daila Ayala
Dịch giả: Thùy Dương
Biên tập bởi: Mỹ Trần
Nguồn ảnh từ: unsplash
Xem bài gốc tại: https://psych2go.net/9-things-to-do-when-you-start-overthinking/