Who Said Boys Can't Have Feelings?
“Tôi không có cảm xúc gì cả” là một câu nói phổ biến mà tôi thường nghe từ các chàng trai. Hoặc, họ sẽ vừa cười vừa nói với tôi rằng “Đừng nói cho ai biết tôi có cảm xúc” như thể việc có cảm xúc là một trò đùa. Từ lúc nào mà họ cho rằng việc có cảm xúc là không thể chấp nhận được? Ngay cả việc thừa nhận cảm xúc của mình cũng có vẻ khó khăn đối với họ.
“I do not have feelings” is a common statement that I’ve heard from boys. Or, they will tell me, “Don’t tell anyone that I have feelings,” while laughing, as if it is a joke to have feelings. When did they learn that having feelings is unacceptable? Even admitting their feelings seems difficult for them to articulate.
Con trai có thể dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc. Chúng ta cần phải hiểu rõ cảm xúc của họ hơn và thảo luận về chúng như cách mà chúng ta làm với các cô gái. Cho dù chúng ta có muốn chấp nhận sự khác biệt về giới tính hay không thì khi nói đến giao tiếp giữa con trai với con gái, điều đó cũng có sự khác nhau.
Boys can be emotionally vulnerable; we need to do better with understanding their feelings and discussing them as much as we do with girls. Whether we want to subscribe to gender differences or not, when it comes to communication with boys versus girls, it is different.
Sự khác biệt trong cách thể hiện bản thân giữa nam và nữ bắt đầu từ khi còn nhỏ. Con trai được đối xử khác với con gái ngay từ khi mới sinh ra từ màu sắc, quần áo, ngôn ngữ tới lựa chọn đồ chơi theo giới tính. Ngay cả đàn ông cũng thường thể hiện những hành vi hay thái độ có sự “nam tính” theo khuôn mẫu hoặc truyền thống hơn khi họ sinh con trai, và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này.
Differences in self-expression between genders start early. Boys are treated differently than girls from the time of their birth because of gendered colors, clothing, language, and toy choices. Even men tend to exhibit more stereotypically “macho” or traditionally masculine behaviors or attitudes when they have baby boys, which a range of factors can influence.
Đàn ông có thể tiếp thu những kỳ vọng về giới tính của xã hội ngay từ khi còn nhỏ, bao gồm cả những quan điểm về cách nuôi dạy con cái theo một giới tính cụ thể. Khi đàn ông có con trai, họ có thể cảm thấy áp lực về văn hóa hoặc xã hội để nuôi dạy chúng theo cách “nam tính” hơn, nhấn mạnh những đặc điểm như sức mạnh, tính độc lập và sự mạnh mẽ. Đàn ông thường rút ra kinh nghiệm của chính mình khi được nuôi dạy lúc nhỏ và có thể tìm cách truyền đạt lại những gì họ tin là những bài học và phẩm chất quý giá mà họ đã học được từ cha mình. Một số ông bố có thể tin rằng việc kết nối với con trai mình thông qua các hoạt động hoặc hành vi “nam tính” theo khuôn mẫu, như chơi thể thao hoặc dạy các kỹ năng thực tế, sẽ tạo ra mối liên kết bền chặt hơn giữa họ.
Men can internalize societal gender expectations from a young age, including ideas about how to raise children of a particular gender. When men have sons, they may feel a cultural or societal pressure to raise them in a more “masculine” way, emphasizing traits like strength, independence, and toughness. Men tend to draw upon their own experiences of being raised as boys and may seek to pass down what they believe are the valuable lessons and qualities they learned from their fathers. Some fathers may believe that connecting with their sons through stereotypically “masculine” activities or behaviors, like playing sports or teaching practical skills, will create a stronger bond between them.
How a Boy Develops Emotions
Cách con trai phát triển cảm xúc có thể bao gồm nhiều yếu tố: có thể đến từ giao tiếp xã hội, kỳ vọng về văn hóa và trực tiếp từ cha mẹ. Hoặc nó có thể phát triển từ thực tế đó là khi các cậu bé lớn lên và được dạy phải nói về cảm xúc của mình. Lời hướng dẫn có thể đến từ một người phụ nữ chứ không phải từ một người đàn ông. Đàn ông không dạy con trai nói về cảm xúc của mình, và con trai không phải lúc nào cũng nhìn thấy những cảm xúc mà đàn ông thể hiện. Hơn thế nữa, họ không học được từ đàn ông về những lợi ích của việc thể hiện cảm xúc và cảm giác của họ sau đó.
Cách phát triển cảm xúc của con trai có thể bao gồm nhiều yếu tố: có thể đến từ giao tiếp xã hội, kỳ vọng văn hóa và trực tiếp từ cha mẹ. Hoặc có thể phát triển từ việc khiến các cậu bé lớn lên và được dạy phải nói về cảm xúc của mình, mà chỉ dẫn có thể đến từ phụ nữ so với nam giới. Đàn ông không dạy con trai nói về cảm xúc của mình, và con trai không luôn thấy những cảm xúc được thể hiện bởi đàn ông. Hơn nữa, họ không học được từ đàn ông những lợi ích của việc thể hiện cảm xúc và cảm giác của họ sau đó.
Nói một cách khác, không có nhiều người con trai thấy được kết quả từ việc đàn ông làm điều đó hoặc bày tỏ cảm xúc của mình. Khi con trai được nhìn thấy việc khóc có tác dụng giải toả khi nào? Biểu hiện cảm xúc là một khóa học suốt đời đối với nam giới. Do đó, chúng ta không thể đối xử với con trai như con gái.
Nói một cách khác, không có nhiều người con trai thấy được kết quả từ việc đàn ông làm điều đó hoặc bày tỏ cảm xúc của mình. Khi con trai được nhìn thấy việc khóc có tác dụng giải toả khi nào? Biểu hiện cảm xúc là một khóa học suốt đời đối với nam giới. Do đó, chúng ta không thể đối xử với con trai như con gái.
Chỉ bảo các bé trai “nói về cảm xúc của mình” sẽ không thuyết phục chúng làm như vậy. Con trai không nói về nhiều vấn đề, và cách tiếp cận dành cho cả hai giới tính thất bại trong việc tiếp cận cảm xúc của họ. Việc thể hiện cảm xúc của con trai không phải lúc nào cũng bằng lời nói mà thường bị kìm nén do thiếu hiểu biết về cách thức để họ thể hiện những lo lắng của mình.
Chỉ bảo các bé trai “nói về cảm xúc của mình” sẽ không thuyết phục chúng làm như vậy. Con trai không nói về nhiều vấn đề, và cách tiếp cận dành cho cả hai giới tính thất bại trong việc tiếp cận cảm xúc của họ. Việc thể hiện cảm xúc của con trai không phải lúc nào cũng bằng lời nói mà thường bị kìm nén do thiếu hiểu biết về cách thức để họ thể hiện những lo lắng của mình.
Tiến sĩ Jason P. Chambers, Giáo sư tại Đại học Illinois Urbana-Champaign giải thích: “Kìm nén đồng nghĩa với việc trốn tránh cảm giác khó chịu. Dạy con trai kìm nén cảm xúc có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe và tâm lý của chúng. Nó có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý, khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa và sự ngần ngại khi cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Để giải quyết vấn đề này với con trai, điều quan trọng là phải đối phó với các chuẩn mực giới tính truyền thống, nâng cao giáo dục cảm xúc và khuyến khích bộc lộ cảm xúc và tâm trạng. Điều này liên quan đến việc tạo ra môi trường an toàn và hòa nhập, nơi các bé trai và nam giới có thể thể hiện bản thân mà không sợ bị phán xét hay chế giễu, đồng thời đòi hỏi sự tham gia tích cực của gia đình, trường học, cộng đồng và toàn xã hội.
Repression equals the avoidance of the uncomfortable,” explains Dr. Jason P. Chambers, Professor at the University of Illinois Urbana-Champaign. Teaching boys to repress their feelings can have negative consequences for their mental health and well-being. It can lead to emotional distress, difficulties in forming meaningful relationships, and a reluctance to seek help when needed. To address this issue with boys, it is important to challenge traditional gender norms, promote emotional education, and encourage open communication about feelings and mental health. This involves creating safe and inclusive environments where boys and men can express themselves without fear of judgment or ridicule, and it requires the active participation of families, schools, communities, and society as a whole.
Chúng ta cần thể hiện sự quan tâm đối với sở thích của các bé trai. Điều này cần phải được thực hiện trước khi đầu tư tìm hiểu về cảm xúc của chúng. Nếu chúng ta không chứng minh cho các cậu bé thấy rằng bản thân mình quan trọng, chúng sẽ không bày tỏ cảm xúc. Điều quan trọng không phải là chúng ta giao tiếp với con cái như thế nào mà là tần suất, thời điểm và cho chúng biết rằng chúng ta đang cố gắng lắng nghe chúng.
We also need to show boys that we care about their interests, which needs to be done before we invest in learning about their feelings. They may not express their feelings if we do not demonstrate to them that they are important. It is not how we engage our sons in communication that matters but how often, when, and letting them know that we are trying to hear them.
Các bé trai không lựa chọn người mà chúng muốn nói chuyện vì chúng sẽ nói chuyện với những người lắng nghe mình. Tuy nhiên, giao tiếp là việc mà các bé gái thường làm, còn các bé trai có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu bạn đặt một bé gái ngồi trên ghế sofa để nói chuyện, điều này có thể giúp cô ấy bày tỏ nỗi niềm của mình. Chiến thuật này có thể không hiệu quả với các bé trai, nhưng nếu bạn đưa con trai ra ngoài chơi thể thao hoặc đi dạo trong lúc trò chuyện, thì rất có thể con sẽ cởi mở hơn khi nói chuyện với bạn về cảm xúc của mình.
Boys are not selective in who they choose to talk to because they will talk to people who will listen to them. However, communicating is something that girls do, and it can be more of a struggle for boys. If you sit a girl on a sofa to talk to her, this will probably work to get her to express herself. This tactic may not work for boys, but if you take a boy outside and play sports or walk while engaging him in conversation, more than likely, he will be more open to talking with you about his feelings.
Do đó, chúng ta cần tạo ra cơ hội cho một môi trường an toàn và ủng hộ, nhằm khuyến khích sự thể hiện cảm xúc của các bé trai. Hãy xem xét những điều sau đây khi bạn làm việc với con trai của mình để cải thiện khả năng giao tiếp xã hội về cảm xúc của chúng:
As a result, we need to create opportunities for a safe and supportive environment that encourages the emotional expression of boys. Consider the following as you work with your sons to improve their social communication about their emotions:
Hãy để các bé trai biết rằng cảm xúc của họ là có giá trị.
Let boys know that their emotions are valid.
Thực hành chủ động lắng nghe để dành toàn bộ sự chú ý của bạn cho chúng và đặt câu hỏi để thể hiện rằng bạn quan tâm và tham gia vào cuộc trò chuyện.
Practice active listening to give them your full attention, and ask questions to show that you are interested and engaged in the conversation.
Dạy con trai về sự đồng cảm, hay khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác.
Teach boys about empathy, or the ability to understand and share the feelings of others.
Giải thích rằng mọi người đều trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau và đôi khi cảm thấy vui, buồn, tức giận hay lo lắng là điều tự nhiên. Bình thường hóa trải nghiệm cảm xúc, ngay cả đối với con trai.
Explain that everyone experiences a wide range of emotions, and it’s natural to feel happy, sad, angry, or anxious at times. Normalize the experience of emotions, even for boys.
Con trai có thể học cách thể hiện cảm xúc của mình qua các ví dụ. Làm mẫu cách thể hiện cảm xúc lành mạnh bằng cách chia sẻ cảm xúc của bạn và trình bày cách quản lý chúng.
Boys can learn to express their emotions by example. Model healthy emotional expression by sharing your feelings and demonstrating how to manage them.
We Need to Pay Attention
Một số định kiến dựa trên giới tính về con trai khiến chúng ta cho rằng con trai là những người kiên cường. Sự nam tính của họ có nghĩa là họ có thể đương đầu, xử lý và làm những việc mà con gái đương nhiên không thể làm được. Do đó, những lo ngại về sức khỏe tâm thần ở các bé trai có thể không được chú ý vì chúng ta tin rằng chúng có thể tự mình giải quyết hầu hết các tình huống. Ngay cả khi các bé trai tin rằng mình “không có cảm xúc”, chúng ta vẫn cần chú ý đến họ và đề nghị phản bác lại tư tưởng của họ. Họ cần một hướng tiếp cận hỗ trợ, đồng thời nhấn mạnh rằng họ có những cảm xúc có thể được bày tỏ một cách cởi mở và chân thực.
Certain gender-based stereotypes about boys cause us to assume that boys are stoic and that their masculinity means that they cope, handle, and do things that girls naturally cannot do. Consequently, mental health concerns in boys may go unnoticed because we believe that they can handle most situations on their own. Even if boys believe that they “do not have emotions,” we need to pay attention to them and offer to counter their ideologies. They need a supportive approach while emphasizing that they have feelings that can be expressed openly and authentically.
Con trai có nhiều cảm xúc và tình cảm. Để phát triển các bé trai thành những người đàn ông toàn diện, các bé phải được dạy rằng việc thể hiện bản thân một cách hiệu quả là điều cần thiết để có được tình cảm hạnh phúc và các mối quan hệ lành mạnh giữa các cá nhân. Khuyến khích giao tiếp cởi mở và trung thực giúp chúng phát triển trí tuệ cảm xúc và khả năng tự nhận thức. Điều này giúp họ trở thành những cá nhân mạnh mẽ. Sức mạnh trong bối cảnh này không chỉ giới hạn ở các thuộc tính thể chất mà còn bao gồm cả sức khỏe về mặt cảm xúc, tinh thần và xã hội. Chú ý đến sự ổn định về mặt cảm xúc của con trai là rất quan trọng trong các lĩnh vực sau:
Boys are emotional beings with many feelings and emotions. To develop boys into well-rounded men, they must be taught that expressing themselves effectively is essential for their emotional well-being and healthy interpersonal relationships. Encouraging open and honest communication helps them to develop emotional intelligence and self-awareness, which makes them strong individuals. Strength in this context is not limited to physical attributes but encompasses emotional, mental, and social well-being. Paying attention to boys’ emotional stability is crucial in these areas:
Theo dõi sức khỏe tâm thần của bé trai. Hãy nhận biết bất kỳ dấu hiệu nào của những thách thức về sức khỏe tâm thần và tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu cần thiết.
Monitor boys’ mental health. Be aware of any signs of mental health challenges and seek professional help if necessary.
Hỗ trợ các bé trai xây dựng các mối quan hệ xã hội và tình bạn tích cực. Quan sát sự tương tác của chúng với bạn bè và hướng dẫn chúng về những kỹ năng xã hội tích cực và các mối quan hệ lành mạnh.
Support boys in building positive social relationships and friendships. Observe their interactions with peers and guide them into positive social skills and healthy relationships.
Phát triển trí tuệ cảm xúc bằng cách dạy trẻ cách nhận biết, hiểu rõ và quản lý cảm xúc của mình.
Promote emotional intelligence by teaching them how to recognize, understand, and manage their emotions.
Thúc đẩy giao tiếp cởi mở và hiệu quả với các bé trai. Theo dõi phong cách và nhu cầu giao tiếp của chúng và khuyến khích chúng thể hiện bản thân một cách rõ ràng.
Foster open and effective communication with boys. Monitor their communication style and needs and encourage them to express themselves clearly.
Dạy cho các cậu bé về tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ khi chúng gặp thử thách hay khó khăn. Làm cho chúng biết về các nguồn lực sẵn có và khuyến khích chúng sử dụng.
Teach boys the importance of seeking help and support when they face challenges or difficulties. Make them aware of available resources and encourage them to use them.
Việc phát triển khả năng thể hiện cảm xúc ở các bé trai là một quá trình liên tục và cần phải học tập suốt đời. Bằng cách cung cấp môi trường an toàn và ủng hộ, cũng như thúc đẩy giao tiếp cởi mở, các bé trai có thể phát triển trí tuệ cảm xúc và bày tỏ cảm xúc của mình một cách thoải mái hơn.
Developing emotional expression in boys is an ongoing process, and it takes lifelong learning. By providing safe and supportive environments and promoting open communication, boys can develop emotional intelligence and express their feelings more comfortably.
Tác giả: Lisa Liggins - Chambers