Cách để chúng ta có thể duy trì giọng nói thực sự của bản thân.
NHỮNG Ý CHÍNH
Từ khi mới sinh ra, chúng ta đã phải thích nghi với thế giới xung quanh để bảo vệ bản thân.
Nhưng khi trưởng thành và được lập trình để hòa nhập với hiện thực, thường rất khó để được công nhận trừ khi chúng ta thực sự nổi bật so với những người khác.
Chúng ta có thể thực hiện một số bước để khám phá và nuôi dưỡng giọng nói thực sự của chính mình, đồng thời tìm ra sự cân bằng phù hợp cho bản thân.
Từ khi chào đời, chúng ta đã phải thích nghi với thế giới xung quanh. Khi còn bé, chúng ta chủ yếu là những đứa trẻ cần sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn. Những gì chúng ta ăn, cách chúng ta mặc, những gì chúng ta làm, và thời gian chúng ta đi ngủ - tất cả đều được thừa hưởng từ thế hệ trước. Tuy có thể chúng ta có thể đòi hỏi những gì chúng ta muốn bằng cách khóc lóc hoặc bộc lộ biểu cảm đáng yêu, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ.
Mọi thứ vẫn tiếp tục như vậy cho đến khi chúng ta tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài qua trường học, sân chơi,... và nhận ra sự khác biệt giữa bản thân và những đứa trẻ khác. Chúng ta ngày càng phát triển khả năng hình thành sở thích và thậm chí dám phát biểu ý kiến của chúng ta. Nói chung, chúng ta chỉ thích một số loại thức ăn, chơi với một vài người bạn hoặc tham gia vào một số hoạt động cụ thể.
Tuy nhiên, sau này, chúng ta vẫn phải tuân theo những điều được dạy bảo. Hy vọng rằng cuối cùng chúng ta sẽ được bảo vệ, no đủ, ấm áp. Và vì phần lớn chúng ta đều sống trong vùng an toàn và kiểm soát của người lớn, những phẩm chất đặc biệt mà chúng ta nắm giữ ở thời điểm này thường là sự dễ thương hoặc hài hước.
Trong tuổi vị thành niên, chúng ta bắt đầu nhận ra bản thân không chỉ có những thuộc tính riêng biệt mà còn có khả năng xác định và thực hiện những điều mình mong muốn. Chúng ta nhận thức về giới tính, tình dục, nghề nghiệp mơ ước và sở thích của người mình yêu. Và đó là lúc những phẩm chất độc đáo của chúng ta dường như bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh. Phần lớn các bậc cha mẹ thường lo lắng cho tương lai của con mình và luôn muốn chúng tuân theo các chuẩn mực xã hội. Nhiều trường học khuyến khích học sinh làm theo những gì họ được chỉ bảo và không đặt quá nhiều câu hỏi để quản lý dễ dàng hơn. Bản thân chúng ta thậm chí bị ám ảnh bởi cảm giác đơn độc và bị xã hội cô lập nếu không “hòa nhập”.
Lúc này, lần đầu tiên trong cuộc đời, chúng ta phải chịu áp lực thực sự để thích ứng với một mức độ sinh tồn cao hơn. Dù cố ý hay không, chúng ta đều phải sống với một thỏa thuận ngầm - nếu chúng ta ở yên và làm những gì được yêu cầu, chúng ta sẽ được yên ổn. Mọi thứ sẽ ổn thôi. Nếu chúng ta lệch khỏi chuẩn mực, mọi thứ sẽ rất khó khăn hơn. Sẽ không còn ai bảo vệ hoặc lo lắng cho chúng ta như trước.
Hòa nhập hay tách biệt?
Qua những đánh giá trên, chúng ta tất nhiên phải chọn hòa nhập, phải không? Tuy nhiên, có 2 vấn đề với lựa chọn đó. Thứ nhất, mặc dù hòa nhập có thể đi kèm với một số tiện ích vật chất, nhưng nó có thể gây hại tinh thần. Cụ thể, cái giá của việc thích nghi là chúng ta phải kiềm chế và tránh né suy nghĩ, cảm xúc, ước muốn của bản thân, dẫn đến tinh thần chúng ta ngày càng tồi tệ hơn.
Thứ hai, khi trưởng thành và tự hòa nhập với xã hội thực tế, thường rất khó để được công nhận trừ khi thật sự nổi bật so với phần còn lại của thế giới. Trong các kì thi tuyển vào đại học, đó là một bài kiểm tra để chúng ta chứng minh khả năng đặc biệt của mình. Trong tình yêu, chúng ta cũng hy vọng sẽ nổi bật trong đám đông để tìm được một người phù hợp và xây dựng mối quan hệ. Nếu muốn tiếp tục thi đấu các môn thể thao cạnh tranh, chúng ta phải xuất sắc để có chỗ đứng trong đội hình. Nếu chọn con đường hội họa, tác phẩm của chúng ta cần phải độc đáo và khác biệt ở một khía cạnh nào đó để thu hút sự chú ý.
Và mọi thứ tiếp tục diễn ra như vậy trong suốt phần còn lại của cuộc sống của mỗi người. Chúng ta không ngừng cố gắng thích ứng với các chuẩn mực xã hội, truyền thống, và kỳ vọng, đáp ứng yêu cầu để có một cuộc sống ổn định, và tỏa sáng bằng tài năng, ý kiến, quan điểm riêng.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này kể từ khi trò chuyện với nhạc sĩ Myles Kennedy của ban nhạc hard rock - Alter Bridge về album mới của họ trong chương trình Podcast Humanism Hardcore. Kennedy đã chia sẻ về cách anh ấy đối mặt với áp lực để thích ứng với các phong cách âm nhạc khác nhau khi bắt đầu sự nghiệp và cách anh ấy tìm ra giọng điệu thực sự của mình khi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng. Và điều đó khiến tôi tự hỏi:
Làm thế nào chúng ta có thể khám phá và phát triển giọng điệu thực sự của bản thân trong bối cảnh áp lực để thích ứng?
Điều đầu tiên chúng ta cần làm là thay đổi quan điểm về việc mỗi người là một món quà vô giá độc đáo dành cho thế giới này. Và sứ mệnh của chúng ta bắt đầu từ việc hiểu rõ bản thân mình. Cuối cùng, sự hài lòng và niềm vui trong cuộc sống đến khi chúng ta có thể phát triển giọng điệu thực sự của bản thân mình một cách tự nhiên. Hơn nữa, cách duy nhất để ngăn chặn tác động tiêu cực của việc giấu giếm và kìm nén cảm xúc là dành thời gian để khám phá và phát triển giọng điệu riêng biệt của bản thân.
Thứ hai, hãy cố gắng tìm những nơi mà chúng ta có thể thoải mái là chính mình. Có lẽ quan trọng nhất là từ các mối quan hệ cá nhân hiện tại của chúng ta. Kết quả cuối cùng là hầu hết chúng ta đang tìm cách xây dựng một môi trường hỗ trợ hơn là từ chối sự đa dạng và độc lập. Điều này làm chúng ta trở nên đặc biệt và thu hút hơn trong mắt người khác. Vì vậy, nếu chúng ta làm việc chăm chỉ và có một chút may mắn, chúng ta sẽ phát triển tình bạn và tình yêu thực sự và tìm được những người ủng hộ và đánh giá cao những phẩm chất đặc biệt và khác biệt của chúng ta. Có nhiều cách để thực hiện điều này — nhưng điều quan trọng là cảm thấy chúng ta có thể “là chính mình”.
Hơn nữa, có những lúc có lý do hợp lý khiến chúng ta phải hòa nhập. Không phải ai cũng có thể trở thành ngôi sao nhạc rock, và không phải ai cũng có thể giữ được bản chất thực sự của mình. Đôi khi, chúng ta phải thỏa hiệp để tồn tại và sống trong thế giới này.
Tuy nhiên, các thỏa thuận chỉ nên tồn tại bên ngoài, không nên ảnh hưởng đến bản chất của chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy phải tuân theo, không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ giọng điệu riêng của mình - điều khiến chúng ta trở nên đặc biệt và khác biệt. Những thỏa thuận đó chỉ khiến cho giọng điệu thực sự của chúng ta khó thể hiện hơn trong cuộc sống hàng ngày thôi.
Cuối cùng, một trong những điều nguy hiểm nhất là tự đánh giá bản thân vì không biết cách cân bằng giữa 'tách biệt' và 'hòa nhập'. Không ai chỉ sống riêng theo ý mình mà không quan tâm đến các chuẩn mực, truyền thống hoặc giá trị xã hội. Tốt nhất là liên tục làm việc đa chiều để kết nối với thế giới bên ngoài mà vẫn giữ được bản nguyên của chính mình.
Và bất kể bạn đã hòa nhập và lãng quên giọng điệu thực sự của mình bao lâu, vẫn không quá muộn để bắt đầu lại hành trình khám phá bản thân. Chính nhờ vào sự luân lý này mà chúng ta có thể khám phá và thể hiện giọng điệu thực sự của mình trong cuộc sống.
Nguồn (trích từ bài viết)
Bạn có thể nghe cuộc trò chuyện của Tiến sĩ Mike và Myles Kennedy trên Podcast Hardcore Humanism tại HardcoreHumanism.com hoặc trên ứng dụng podcast yêu thích của bạn.
Tác giả: Michael Friedman
Nguồn: https://www.psychologytoday.com
Dịch giả: Quang Lê
Biên tập: Lan Anh Trần
Minh họa: dribbble.com