Học cách lắng nghe chính mình có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Thậm chí khi bạn đã mất đi thói quen này, bạn vẫn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Lắng nghe bản thân là một trong những việc tốt nhất mà bạn có thể làm. Hành động này có thể giúp bạn hạnh phúc hơn cũng như cải thiện sức khỏe trong khi vẫn đảm bảo rằng bạn đang đi trên con đường đúng đắn nhất. Học cách để lắng nghe chính mình là vô cùng cần thiết, và dù cho việc này có thể rất tốn công sức và cần phải luyện tập thường xuyên, bạn thật sự có thể đạt được nó.
Bạn có thể cảm thấy có chút không vui, thậm chí khi bạn đã lập kế hoạch và đặt ra mục tiêu. Trên những trang giấy, cuộc đời bạn nghe có vẻ sẽ rất thành công, nhưng bạn sẽ không phải luôn cảm thấy như thế. Những cảm giác như vậy thường ám chỉ rằng bạn đang không tự lắng nghe chính mình.
Thỉnh thoảng khi bạn nghe theo mong muốn hay yêu cầu của ai đó, chỉ để sau đó nhận ra rằng bạn lẽ ra phải nghe chính mình, thì đó là một dấu hiệu cho thấy rằng bạn phải có niềm tin vào những suy nghĩ của bản thân và chú ý đến những điều mà bạn cho là tốt nhất cho mình. Học cách lắng nghe chính mình có thể tạo nên sự khác biệt lớn mà bạn cần trong cuộc sống đấy.
6 Cách Để Tin Tưởng Bản Năng Của Chính Mình
Nguồn hình ảnh : blog.dropbox.com
Để học cách tin tưởng vào bản thân, bạn cần tin vào bản năng của mình. Hãy thực hành những thói quen để tăng cường niềm tin vào chính mình. Những thói quen đó bao gồm :
1. Chấp nhận niềm tin của bản thân
Nhận biết được điều mà bạn tin tưởng có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn. Đừng để tình hình thực tế làm bạn phải chấp nhận điều bạn không tin. Hãy mạnh mẽ với niềm tin của mình và không để ý đến những điều khác.
2. Nhận ra suy nghĩ tiêu cực bên trong
Nếu có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, chúng có thể làm bạn phớt lờ tiếng nói nội tâm. Nhận biết những giọng nói chỉ trích này sẽ giúp bạn tránh xa những suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực mà bạn tin tưởng.
3. Bỏ qua những sự lộn xộn trong tâm trí
Bạn có thể nghe thấy nhiều suy nghĩ tiêu cực trong đầu, nhưng bỏ qua những sự lộn xộn đó có thể giúp bạn vượt qua được tính tiêu cực. Để lắng nghe bản thân, hãy bỏ qua sự lộn xộn trong tâm trí để đến với tiếng lòng nội tâm của mình. Khi bạn học được cách phân biệt suy nghĩ thật sự khỏi sự lộn xộn trong đầu, bạn sẽ học được cách lắng nghe chính mình.
4. Kiểm tra bản thân hàng ngày
Để kiểm tra bản thân, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi không dễ chịu như “tại sao” và “như thế nào”, nhưng điều này sẽ giúp bạn kiểm tra tiếng lòng thật sự của bản thân. Khi bạn suy nghĩ như vậy, nó sẽ giúp bạn lắng nghe chính mình và những gì bạn tin là đúng đắn.
5. Buông bỏ những thứ không nằm trong tầm kiểm soát
Khi bạn buông bỏ những thứ ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể lắng nghe chính mình. Bạn sẽ biết điều gì là tốt cho bạn và tránh xa những thứ còn lại. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên tránh xa những người không đáng để lưu tâm nữa.
6. Phân biệt giữa điều bạn muốn và kỳ vọng của xã hội
Nhận biết được sự khác biệt giữa điều bạn nghĩ là kỳ vọng của xã hội và điều bạn thực sự muốn là một trong những bước quan trọng để lắng nghe bản thân. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn để bỏ qua một vài suy nghĩ nhất định, nhưng chắc chắn việc này có giá trị của riêng nó.
Khi bạn biết cách lắng nghe bản thân và phân biệt với những thứ khác, mọi thứ sẽ đơn giản hơn. Hành động này cũng có thể giúp bạn giảm stress và tăng sự tự tin cũng như lòng tự trọng.
Ý nghĩa của việc lắng nghe bản thân
Học cách lắng nghe bản thân là rất quan trọng vì nó giúp bạn xây dựng ý thức bản thân và sự tự tin. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và bình yên hơn, đó chính là dấu hiệu bạn đang đi đúng đường.
Nó cũng giúp bạn theo đuổi con đường mơ ước và làm những điều thực sự quan trọng với bạn.
Bạn có thể rèn luyện khả năng lắng nghe bản thân bằng cách quan sát suy nghĩ và cảm xúc của mình mà không đánh giá chúng. Nếu việc quan sát cảm xúc và suy nghĩ làm bạn cảm thấy “bị áp đặt”, hãy tập trung vào hơi thở để cơ thể dần thư giãn và chìm vào trạng thái giao hòa.
Hãy tưởng tượng cách bạn muốn người khác lắng nghe bạn. Thay vì đợi người khác lắng nghe bạn, hãy lắng nghe chính mình trước tiên. Khi bạn thực hành lắng nghe bản thân, bạn sẽ cảm thấy hòa nhập hơn với những gì cơ thể, tâm trí và tâm hồn của bạn mong muốn.
Khi bạn lắng nghe bản thân, bạn có thể thấu hiểu được suy nghĩ của mình về hạnh phúc. Việc bỏ qua ý kiến của người khác về cuộc sống của bạn thực ra có thể có ích vì bạn đang làm điều tốt nhất cho bản thân mình.
Học cách lắng nghe tiếng lòng của bản thân có thể mất thời gian, nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra bạn có thể tin vào bản năng của mình và đặt những điều mà bạn mong muốn lên hàng đầu.
Lời khuyên từ những chuyên gia về sức khỏe tinh thần
Nguồn ảnh : takeitpersonelly.com
Theo Panthea Saidipour, LCSW, một chuyên gia tâm lý tại Manhattan, một cách hữu ích là suy nghĩ xem hành động của bạn có phản ánh lời nói của bạn không. Nếu bạn không muốn làm gì đó, hãy lắng nghe bản thân và đừng nói 'có'. Hãy làm những điều bạn muốn, chứ không phải những điều bạn cảm thấy phải làm.
“Ví dụ, khi bạn đồng ý với một lời mời, liệu bạn thực sự muốn tham gia hay không, hay bạn chỉ cảm thấy mình đang cố gắng điều khiển bước chân mình đi một cách cản trở?” - Panthea Saidpour
Keely Clark, LCSW, một chuyên gia tâm lý tại Asheville, N.C., tin rằng bạn cần thời gian để tự kiểm tra. Lắng nghe bản thân đòi hỏi bạn phải chú ý đến cảm xúc của chính mình.
“Lắng nghe bản thân là việc tự tạo ra thời gian và không gian để tự kiểm tra mỗi ngày, nhận biết được cảm xúc của bản thân và tự hỏi điều gì quan trọng thực sự đối với chúng ta.” - Keely Clark.
Theo lý giải của Kirsten Brunner, LPC, chúng ta thường nghĩ rằng người khác biết rõ mọi thứ hơn chính chúng ta. Brunner, một chuyên gia tâm lý chuyên về sức khỏe tinh thần và tư vấn mối quan hệ tại Austin, Texas, hiểu rằng điều này có thể làm trở ngại cho việc lắng nghe chính mình.
Brunner đề xuất rằng chúng ta nên để ghi chú ở khắp mọi nơi - ở nhà, nơi làm việc và trên xe ô tô với các cụm từ và câu hỏi khác nhau. Việc tự hỏi bản thân là cực kỳ quan trọng để lắng nghe chính mình. Quan điểm và mong muốn của bạn đều rất quan trọng, vì vậy việc lắng nghe bản thân thật sự có thể tạo ra sự khác biệt.
“Hôm nay bạn cảm thấy như thế nào? Những suy nghĩ và mong muốn của bạn thực sự rất quan trọng đấy. Bản năng của bạn đang nói bạn cần phải làm gì? Bạn thực sự muốn điều gì vào lúc này? Bạn đang thực sự cần gì vào lúc này? - Kirsten Brunner
Theo bác sĩ và nhà tâm lý học Snehal Kumar tại thành phố New York, có thể bạn đã phải lớn lên trong một gia đình độc đoán, phải chăm sóc cho cha mẹ bị bệnh hoặc học được rằng phải hạ thấp những mong muốn của chính mình (hoặc thậm chí là tự hạ thấp bản thân) là cách duy nhất để giữ được hòa khí trong gia đình.
“Dần dần, điều này sẽ trở thành cách chúng ta nhìn nhận và sống cuộc sống, và nó sẽ làm cho chúng ta mãi mãi không thể lắng nghe chính mình.” - Snehal Kumar
Câu nói này không phải là lời khuyên duy nhất bạn nhận được từ bác sĩ Kumar. Bà cũng thêm rằng một chuyên viên trị liệu có thể giúp bạn học được những cách hữu ích để vượt qua những giới hạn của bản thân, và nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ cố gắng lắng nghe chính mình hơn.
“Tham gia trị liệu cũng là một cách tuyệt vời vì bạn có thể đồng hành cùng với những chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp luôn tôn trọng và không bao giờ đánh giá bạn, và họ sẽ giúp bạn thấu hiểu được những trải nghiệm của bạn.” - Snehal Kumar
Hãy cùng nhau điểm lại những điều chính...
Khi bạn tìm thấy sự tự tin, lòng can đảm và sự thấu hiểu bên trong, bạn sẽ cải thiện được tất cả các khía cạnh của cuộc sống, từ sức khỏe đến tinh thần và tâm hồn. Đừng để ý kiến của người khác ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn. Cuộc đời này là của bạn, vì vậy hãy tự mình quyết định những điều tốt nhất cho bản thân. Hãy làm những điều làm cho bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc, không phải để làm người khác hạnh phúc.
Tác giả : Sara Barkley và Margarita Tartakovsky