Tất cả chúng ta đều có những căng thẳng và áp lực riêng vì nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Khi đối mặt với những xung đột, tranh cãi hoặc một hình thức mơ hồ nào đó, thông thường phản ứng được kích hoạt thường được ta gọi là “ chống trả hay bỏ chạy”. Khoảng thời gian ta dùng cho việc quyết định mình sẽ làm gì tiếp theo, liệu ta sẽ dũng cảm đối mặt với vấn đề trước mắt hay vì quá áp lực mà trốn chạy, chính là thời điểm căng thẳng được tạo ra, nếu ta tốn quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ để đưa ra lựa chọn, sự căng thẳng sẽ tăng lên gấp bội.
Đối với căng thẳng do công việc gây nên, mọi thứ không thực sự quá khác biệt. Một vài công việc đặc thù được mặc định có nhiều áp lực hơn những công việc khác. Ví dụ, một bác sĩ cấp cứu dường như sẽ liên tục phải nghe những cuộc gọi cấp cứu và mọi quyết định mà họ đưa ra đều mang nặng áp lực nghề nghiệp bởi lẽ nó liên quan đến sự sống của một người. Do đó, căng thẳng tại nơi làm việc chắc chắn không phải là một điều gì đó quá tiêu cực.
Điều thực sự tồi tệ là khi bản thân bị thao túng: ở trong một môi trường làm việc không có tinh thần trách nhiệm, nơi mà mọi cảm xúc bị đáp lại bằng sự phớt lờ và thờ ơ. 'em đang phản ứng thái quá', 'em quá mềm yếu với chính mình', 'có lẽ em cần cố gắng hơn nữa', 'có lẽ là do em chưa đủ tốt',... Những lời nói tưởng như bình thường ấy có lẽ sẽ là một cách biểu đạt tốt cho môi trường làm việc, nơi không ưu tiên sức khỏe tinh thần và thay vào đó chỉ gây thêm căng thẳng (thường là không cần thiết).
Dấu hiệu của sự căng thẳng trong công việc
Nguồn: Google
Trước khi đi sâu hơn vào các yếu tố gây ra căng thẳng, điều quan trọng là phải xác định các dấu hiệu của căng thẳng trong công việc, vì nhiều người phải gặp khó khăn trong việc xác định cảm xúc và gọi tên các triệu chứng của họ.
Trước hết, không phải ai cũng nắm bắt được dấu hiệu căng thẳng của chính mình. Có những người sẽ rất cởi mở thể hiện bản thân và họ cũng thường là những người ít đau khổ nhất, bởi lẽ họ dễ dàng nắm bắt và chấp nhận cảm xúc của mình thay vì phủ nhận và bên cạnh đó, họ cũng có khả năng thể hiện bản thân. Nói một cách đơn giản: sẽ rất tốt nếu bạn có thể tự giải tỏa căng thẳng.
Mặt khác, có những người không nhận thức được rằng bản thân họ đang chìm trong căng thẳng, dù triệu chứng đã quá rõ ràng như: khó ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, rụng tóc, mụn trứng cá, khó khăn trong chuyện chăn gối, họ không biết cách tạo ra sự liên kết giữa những chỉ số là kết quả của sự căng thẳng tiềm ẩn.
Căng thẳng trong công việc mang trong mình đặc điểm kéo dài làm dày thêm tính nghiêm trọng trước khi ta nhận ra có điều gì đó không ổn. Chúng ta đã quá quen với những ý nghĩ ăn sâu bám rễ như 'không đau không đạt được' và “có áp lực mới có kim cương”, hiểu theo một nghĩa nào đó, về cơ bản, chúng ta coi căng thẳng trong công việc là một phần trong công việc, và việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoặc tận hưởng công việc, là điều gì đó sai trái; và chúng ta không xứng đáng được thăng chức, thưởng, hay tăng lương, vì chúng ta không chịu được áp lực công việc.
Những áp lực này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sự kiệt quệ trong tinh thần, đi cùng với đó là với sự suy sụp hoàn toàn về trạng thái thể chất, cảm xúc và trí tuệ. Khi căng thẳng không được xoa dịu bằng liệu pháp lành mạnh, nó sẽ trở thành căn nguyên dẫn đến trầm cảm.
Nguyên nhân của áp lực công việc
Bất cứ ai trong chúng ta đều cần sự nhất quán và rõ ràng tại nơi làm việc vì ta cần biết bản thân đang ở đâu và mong đợi điều gì. Hơn hết, ta cũng cần sự ổn định và nhận được sự tôn trọng. Do đó, ở bất kỳ môi trường nào, khi bạn không được trao quyền để được ổn định tâm hồn hay nhận được sự tôn trọng rất có thể bạn sẽ chìm trong những áp lực vô hình mà công việc mang lại.
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra căng thẳng trong công việc, nhưng thường thì những nguyên nhân thường thấy nhất là:
1. Thiếu hệ thống công việc rõ ràng
Môi trường làm việc không có thâm niên hoặc cấp bậc rõ ràng, không có sơ đồ tổ chức, mô tả vai trò và KPI (Các chỉ số hiệu suất công việc) không chính xác. Sinh kế của mọi người thường phụ thuộc vào công việc. Hệ quả là, không biết mình đang đứng ở đâu, mình sẽ đi đâu hay cần làm gì để thành công và tiến về phía trước, đó có thể là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong công việc.
2. Văn hóa độc hại
Buôn chuyện, cạnh tranh phi đạo đức giữa các đồng nghiệp và chèn ép đồng nghiệp giá là một số ví dụ về văn hóa độc hại mà ngay cả khi nó mang tính thụ động thì cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc gây căng thẳng cho bản thân.
Lãnh đạo không hiệu quả
Nguồn: Google
Người làm chủ không phải là một nhà lãnh đạo, mà là một người quản lý, một người chỉ biết yêu bản thân mình để rồi áp đặt quy chuẩn của mình lên người khác, hoặc thậm chí, là một người giám sát công việc mà không bao giờ ủng hộ hay động viên cấp dưới, những hành động như vậy đôi khi sẽ tạo nên sự hiểu lầm và khiến nhân viên băn khoăn, không biết nên làm gì, nên cư xử như thế nào và họ nên hành động như thế nào, khi đó không thực sự là trách nhiệm của họ ngay từ đầu.
Thiếu tầm nhìn
Một công ty không có chiến lược hoặc không có tầm nhìn rõ ràng có thể tạo ra căng thẳng nghiêm trọng. Lý do là mọi người đều có quyền được biết trước những gì họ ký trong hợp đồng.
Thay đổi liên tục mà không có lý do chính đáng, hủy bỏ công việc hoặc thậm chí toàn bộ dự án vào phút cuối và thay thế chúng bằng những phương án khác, đánh giá các đặc điểm khác nhau mỗi ngày, đều là những dấu hiệu cho thấy sự vô kỷ luật và không có kế hoạch rõ ràng. Còn gì gây ức chế hơn việc gắn bó với một công ty thiếu chuyên nghiệp trong việc vạch ra kế hoạch và tuân thủ theo chúng?
Bất ổn tài chính
Khi một công ty, một thị trường hoặc một ngành gặp khó khăn về tài chính, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi người. Đồng thời, nhiều tập đoàn có thể đang phát triển mạnh mẽ và vẫn không ổn định về tài chính đối với công cụ của họ, không phải vì vấn đề tiền bạc mà vì quản lý tài chính yếu kém và tổ chức kém.
Trong mọi trường hợp, một lần nữa, hầu hết mọi người không chỉ làm việc để phát triển bản thân của họ mà còn để kiếm sống. Do đó, các khoản thanh toán 'tự phát' và bất thường có thể gây ra căng thẳng, ngay cả khi nhận được toàn bộ số tiền đã thỏa thuận.
Tổn thương tinh thần
Trong khi hợp đồng tài chính với một tổ chức bao gồm tất cả các khía cạnh bồi thường và nghĩa vụ của đôi bên, hợp đồng tâm lý là một khái niệm hoàn toàn khác.
Khi trở thành một phần một nơi làm việc mới, ta làm điều đó không chỉ vì những gì ghi trên giấy tờ mà còn vì mọi thứ công ty cho khiến ta tin rằng những điều khoản trong hợp đồng là đúng dựa trên thương hiệu của công ty, cách công ty thể hiện bản thân với tư cách là nhà tuyển dụng và những gì được trao đổi trong quá trình tuyển dụng. Khi một hoặc một số trong những điều khoản trên hợp đồng là giả hoặc không chính xác, khi đó hợp đồng tâm lý đã bị vi phạm, dẫn đến sự nghi ngờ, buông bỏ trong im lặng và căng thẳng trong công việc.
Như đã đề cập trước đó, căng thẳng không phải lúc nào cũng tiêu cực, miễn là bạn biết cách xử lý.
Cách lành mạnh để giảm căng thẳng công việc
Không nên để áp lực công việc làm cho chúng ta chìm đắm. Đó là lúc chúng ta cần tỉnh táo hơn trong mọi tình huống. Khi cảm thấy căng thẳng ở công việc, hãy tự đặt ra những câu hỏi sau:
Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy?
Sở thích của tôi là gì?
Tôi cần thay đổi điều gì để không bị đứng tại chỗ?
Thay đổi là chìa khóa mở cánh cửa tìm đến sức khỏe tinh thần
Nếu môi trường làm việc không rõ ràng gây căng thẳng, hãy đặt ra những ranh giới cụ thể hơn. Nếu người khác nói xấu sau lưng, hãy tránh tham gia cho đến khi họ không để ý đến bạn. Nếu sếp lãnh đạo độc hại, hãy bắt đầu tìm kiếm điều mới.
Khi chúng ta thay đổi, môi trường thích nghi và chúng ta có nhiều quyền lực hơn để tác động và khuyến khích sự thay đổi tích cực.
Chúng ta cần tiếp tục đương đầu và duy trì năng lượng ổn định. Liệu công việc này xứng đáng để tiêu hao sức mạnh và kiệt sức tinh thần như vậy không?
Nếu có, hãy học cách thích nghi, tập trung vào những bài học và mạng lưới quan hệ bạn có thể xây dựng.
Nếu không, hãy nhớ rằng chúng ta có hạn chế về năng lượng thỏa hiệp. Nếu bạn lãng phí nó (như một công việc không đáng nhớ trong 10 năm tới), khi cần nó, bạn có thể đã hết.
Rõ ràng, những hành vi này rất phức tạp và có lẽ hoàn toàn khác với cách thức hoạt động thông thường. Bạn sẽ không thức dậy vào một ngày nào đó và biết điều gì là quan trọng, làm thế nào để không coi đó là chuyện cá nhân, làm thế nào để tách bản thân khỏi công việc và tập trung vào vấn đề cũng như trải nghiệm của chính bạn trong suốt con đường công danh của mình.
Để quá trình chuyển đổi này xảy ra, có hai giải pháp khả thi:
I. Mẹo Nhanh Giúp Giảm Căng Thẳng Trong Công Việc
Về khía cạnh thực tế, đây là một số mẹo nhanh có thể giúp giảm căng thẳng trong công việc:
1. RỬA TAY BẰNG NƯỚC LẠNH
Khi chúng ta thấy mình ở trong trạng thái cảm xúc khó có thể thoát ra, một cú sốc chính xác là những gì chúng ta cần để tiến về phía trước. Rửa tay bằng nước lạnh (thậm chí là nước đóng băng) và rửa mặt, nếu có thể, có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng nhanh chóng để có thể bắt đầu suy nghĩ thấu đáo trở lại.
2. Sử dụng sóng não để giảm căng thẳng
Có rất nhiều bài nhạc miễn phí trên mạng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong công việc, miễn là bạn nghe chúng khi đang làm việc. Hầu hết đó đều mang âm hưởng êm dịu như tiếng mưa hoặc tiếng gió mang lại cảm giác ấm cúng và thư thái.
3. Tập luyện thể thao
Nguồn: Google
Đối với một số người, yoga và pilates là những lựa chọn tốt nhất để giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu sự căng thẳng đi cùng với những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, thì những vận động như võ thuật hoặc khiêu vũ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Điều thường rất hữu ích đối với hầu hết mọi người là chạy bộ, vì theo một cách nào đó, nó buộc bộ não phải tỉnh táo và tái khởi động.
4. Chia sẻ
Đừng ngại nói về sự căng thẳng trong công việc của bạn. Bạn bè, đối tác hoặc thậm chí đồng nghiệp của bạn nên là những người hỗ trợ và bạn không cần phải vượt qua thử thách một mình.
Đôi khi, ngay cả việc thể hiện bản thân và nói ra những gì mình đang nghĩ cũng đủ khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn.
5. Hình thành thói quen cá nhân
Nếu bạn là người chịu nhiều áp lực công việc, bạn cần hình thành một thói quen giúp bạn điều chỉnh lại để khi thực hiện nó, cảm giác an toàn và thư giãn sẽ quấn lấy và vỗ về bạn.
Một số ý tưởng hay cho các thói quen giảm căng thẳng là tắm bong bóng, pha trà và lái xe đường dài.
II. Thay đổi tư duy
Có rất nhiều mẹo xung quanh việc giải tỏa căng thẳng trong công việc, nhưng tại thời điểm này, bạn nên tập trung một chút vào khía cạnh sâu sắc hơn, tâm lý hơn và điều gì đó mà nếu hiểu và làm theo, bạn thay đổi cuộc sống: không chỉ là chức danh của bạn.
Năm 1987, một nhà nghiên cứu tên là Patricia Linville, đã đề xuất ý tưởng rằng hiểu rõ về bản thân của một người được thể hiện bằng nhiều khía cạnh.
Một mặt, có mức độ phức tạp cao của bản thân trong đó các khía cạnh của bản thân rất nhiều và khác biệt (không trùng lặp với nhau), mặt khác, có mức độ phức tạp của bản thân thấp khi các khía cạnh của bản thân ít và không phân biệt được (chồng lên nhau.)
Theo Linville, những cá nhân có mức độ phức tạp về bản thân thấp trải qua nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn (tích cực hoặc tiêu cực) khi có điều gì đó xảy ra với họ so với những người có mức độ phức tạp về bản thân cao.
Nói tóm lại, một người có cái nhìn đa chiều thì họ càng ít đặt gánh nặng lên các khía cạnh cụ thể trong tính cách của họ, trong khi một người có đầu óc đơn độc thì cường độ áp lực của họ càng nhiều.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một người đàn ông độc thân và làm luật sư trong một công ty rất lớn. Nếu người đàn ông này không có yếu tố nào khác để đạt được giá trị bản thân, nếu anh ta mất việc, rất có thể anh ta sẽ cảm thấy lạc lõng, không có mục đích và không định hình được bản thân. Đồng thời, nếu người đàn ông này là một luật sư, một người chồng, một người cha dành những ngày cuối tuần để chơi dù lượn và cũng rất yêu thích nghệ thuật, thì ngay cả khi anh ta mất việc, những khía cạnh khác trong tính cách của anh ta, hoặc thậm chí tốt hơn, cá thể thay thế, vẫn sẽ đủ mạnh để mang lại cho anh ta sự tự tin cần thiết để tiếp tục và tìm một công việc khác.
Khi chúng ta ám ảnh về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của mình, theo lẽ tất nhiên, ta sẽ cảm thấy rất căng thẳng vì đó là tất cả những gì chúng ta có.
Kết luận
Công việc là quan trọng. Hầu hết chúng ta tự định hình bản thân thông qua công việc của mình, chúng ta thậm chí có thể yêu thích nó, nó có thể là nguồn gốc của sự độc lập, lòng tự trọng và sự an ủi về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ.
Ta cần nhiều hơn những điều, và chúng ta không nên sợ hãi hay tội lỗi khi nắm bắt lấy tất cả các yếu tố bên trong của mình, bất kể chúng có mâu thuẫn hay không hiệu quả như thế nào bởi vì chỉ bằng cách cân bằng tất cả các bản sắc bên trong của chúng ta, chúng ta mới giảm thiểu căng thẳng để đảm bảo niềm hạnh phúc.
Tác giả: Zoe Fragou