Bạn Có Gặp Khó Khăn Khi Nói “Không”?
Tôi Từng Cảm Thấy Thật Tồi Tệ Khi Nói “Không”. Một Phần Bởi Vì Tôi Không Muốn Quay Lưng Với Mọi Người Trong Cơn Hoạn Nạn. Tôi Không Muốn Làm Họ Thất Vọng. Phần Nào Đó Trong Tôi Cảm Thấy Việc Nói “Không” Dường Như Làm Tổn Thương Mối Quan Hệ Tốt Đẹp Với Những Người Khác (Tôi Lớn Lên Trong Nền Văn Hóa Trung Hoa), Và Tôi Không Muốn Điều Đó Thực Sự Xảy Ra.
Vì Vậy, Tôi Đồng Ý Bất Cứ Khi Nào Tôi Có Thể, Và Tránh Việc Từ Chối
Nguồn Ảnh: Pinterest
Thực Tế Của Việc Nói “Có”
Đồng Ý Có Vẻ Là Một Cách Dễ Dàng Để Tránh Sự Tiêu Cực, Tránh Bất Mãn Nhưng Lại Là Một Giải Pháp Tồi Tệ Trong Thực Tế
Bởi Vì Việc “Chấp Nhận” Đem Đến Sự Giải Tỏa Ngắn Hạn Nhanh Chóng ( Ví Như Tránh Xung Đột Với Người Khác Và Giải Quyết Những Cảm Xúc Thấp Thỏm), Nhưng Nó Lại Có Hậu Quả Lâu Dài. Vì Mỗi Lần Chúng Ta Đồng Ý Với Thứ Gì Đó Tức Chúng Ta Từ Chối Sự Ưu Tiên Của Bản Thân Mình. Hãy Nghĩ Về Điều Này:
Mỗi Khi Bạn Chấp Nhận Những Điều Không Thật Sự Thích, Bạn Phủ Nhận Điều Bạn Thích
Mỗi Khi Bạn Chấp Nhận Những Thứ Không Thật Sự Hứng Thú, Bạn Phủ Nhận Những Gì Mình Đang Theo Đuổi
Mỗi Khi Bạn Đồng Ý Với Những Buổi Tụ Họp Vô Bổ, Bạn Nói “Không” Với Việc Dành Thời Gian Cho Những Người Bạn Thật Sự Quan Tâm
Mỗi Khi Bạn Đồng Ý Với Lời Nhờ Vả Từ Ai Đó, Bạn Nói “Không” Với Những Điều Quan Trọng Nhất Với Bạn
Vì Vậy, Khi Tôi Mới Bắt Đầu Kinh Doanh, Tôi Nói Có Với Hầu Hết Mọi Thứ. Những Cuộc Gặp Gỡ, Buổi Xã Giao, Cuộc Họp Để Thảo Luận, Yêu Cầu, Hợp Tác, Phỏng Vấn Trên Diễn Đàn, Phỏng Vấn Truyền Thông, Hội Thảo, V.v. - Tôi Đã Đồng Ý, Đồng Ý Và Đồng Ý
Điều Này Chỉ Ổn Trong Một Vài Năm Đầu. Nhưng Khi Việc Kinh Doanh Của Tôi Phát Triển Và Tôi Trở Nên Nổi Tiếng Hơn Trong Giới, Tôi Nhận Được Nhiều Lời Mời Hơn Tôi Có Thể Ứng Phó. Đồng Thời Có Những Người Liên Tục Gửi Đến Tôi Lời Đề Nghị Về Những Thứ Tôi Không Thật Sự Hứng Thú Và Lịch Trình Của Họ Chiếm Phần Lớn Bảng Biểu Của Tôi.
Sau Đó, Thời Gian Của Tôi Trở Nên Chật Kín Bởi Thỉnh Cầu Từ Họ. Tôi Luôn Luôn Bận Rộn Gặp Gỡ Mọi Người Và Giúp Đỡ Họ Mà Chẳng Thể Làm Những Điều Tôi Muốn. Tôi Thực Hiện Phỏng Vấn, Giải Đáp Thắc Mắc Bằng Email, Hợp Tác Với Những Người Khác, Đồng Ý Với Các Buổi Thảo Luận, Và Đưa Ra Lời Khuyên Cho Mọi Người Và Không Có Thời Gian Cho Những Dự Án Cá Nhân
Rất Nhanh, Tôi Trở Nên Kiệt Sức. Thời Gian Của Tôi Không Còn Là Của Tôi Nữa - Nó Đã Bị Những Gì Người Khác Muốn Từ Tôi Chiếm Lấy. Tôi Không Còn Cảm Thấy Hạnh Phúc Và Trở Nên Khốn Khổ Khi Danh Sách Yêu Cầu Từ Người Khác Không Ngừng Tăng, Và Tôi Không Còn Không Gian Riêng Cho Bản Thân Và Những Gì Tôi Muốn Làm.
Đó Là Khi Tôi Nhận Ra Sự Quan Trọng Của Việc Nói “Không”
Tại Sao Nói “Không” Là Cần Thiết
Chúng Ta Nói “Có” Với Tất Cả Mọi Người Là Một Điều Lý Tưởng Nhưng Nói “Có” Chỉ Để Tránh Xung Đột Hoặc Bất Đồng Không Phải Là Cách Tốt. Từ Chối Là Điều Cần Thiết Để…
Hoàn Thành Công Việc:
Có Thời Gian Cho Những Công Việc Quan Trọng:
Đặt Ranh Giới Cho Chính Mình:
Một Số Người Cho Rằng Bạn Lúc Nào Cũng Rảnh, Và Rằng Yêu Cầu Của Họ Là Quan Trọng Nhất, Bạn Nên Dành Thời Gian Cho Họ Và Chỉ Họ Mà Thôi. Nhưng Điều Đó Không Đúng. Khi Bạn Không Từ Chối Người Khác Và Không Đặt Ra Ranh Giới, Mọi Người Sẽ Tiếp Tục Đòi Hỏi Ở Bạn Như Một Lẽ Tự Nhiên. Nói “Không” Là Để Thiết Lập Ranh Giới Và Bảo Vệ Bản Thân Khỏi Người Khác.Giành Lại Quyền Kiểm Soát Cuộc Sống Của Bạn:
Vào Cuối Ngày, Mỗi Lời “Đồng Ý” Đều Đi Kèm Với Cái Giá Của Nó - Thời Gian, Năng Lượng, Hạnh Phúc Và Mục Tiêu Của Bạn. Sự Đánh Đổi Có Thể Nhỏ Cho Mỗi Lần “Đồng Ý”, Nhưng Những Sai Sót Nhỏ Trong Thời Gian Dài Sẽ Khiến Bạn Chệch Hướng Khỏi Đích Đến Mong Muốn.
Để Loại Bỏ Tất Cả Những Đánh Đổi Này, Những Sai Lệch Này, Bạn Cần Phải Nói Không - Để Có Thể Làm Những Gì Bạn Muốn
Nguồn Ảnh: Pinterest
Làm Thế Nào Để Nói “Không”
Khi Nói “Không”: Bạn Muốn Nói Một Cách Hiệu Quả Và Khéo Léo. Dưới Đây Là 7 Lời Khuyên Của Tôi Để Nói “Không”.
1. Hãy Thẳng Thắn
Đối Với Những Yêu Cầu Mà Bạn Muốn Từ Chối, Tốt Hơn Hết Là Bạn Nên Từ Chối Người Đó Ngay Lập Tức Thay Vì Trì Hoãn. Bạn Trì Hoãn Càng Lâu Thì Vấn Đề Càng Trở Nên Phức Tạp, Bởi Vì Lúc Đó Bạn Có Thêm Áp Lực Là Giải Thích Lý Do Tại Sao Bạn Lại Mất Nhiều Thời Gian Để Trả Lời. Chỉ Cần Đi Thẳng Vào Vấn Đề.
Bất Cứ Khi Nào Tôi Cảm Thấy Khó Từ Chối Ai Đó, Tôi Đều Dùng Quy Tắc 2 Câu Để Vượt Qua. Hãy Bắt Đầu Bằng Câu “Xin Lỗi, Tôi Không Thể”. Sau Đó, Đưa Ra Lý Do Của Bạn Trong Một Câu. (Hoặc Nếu Bạn Không Muốn Đưa Ra Lý Do Thì Hãy Kết Thúc Ở Đó).Giới Hạn Trong 2 Câu Sẽ Khiến Việc Từ Chối Trở Nên Dễ Dàng Hơn Thay Vì Đưa Ra Một Số Lời Giải Thích Dài Dòng Về Lý Do Tại Sao Bạn Không Thể Làm Điều Gì Đó Vì Chúng Khiến Bạn Trì Hoãn Việc Từ Chối Người Đó, Bạn Cần Chấm Dứt Sự Đuổi Bắt Ngay Từ Đầu. Dù Bạn Thường Phản Hồi Với 3-4 Câu Trở Lên, Hãy Bắt Đầu Bằng Quy Tắc 2 Câu.
Giả Như:
“Tôi Xin Lỗi, Tôi Không Thể Đến Cuộc Hẹn Này Được.”
“Tôi Sẽ Vượt Qua Vòng Này, Xin Lỗi Về Điều Đó.”
“Nó Không Phù Hợp Với Tôi Lúc Này. Cảm Ơn Vì Đã Nghĩ Đến Tôi!”
“Tôi Không Thể Làm Điều Đó Vì Bị Ràng Buộc Bởi Vài Thứ. Tôi Rất Tiếc!'
Nguồn Ảnh: Pinterest
2. Hãy Chân Thành
Nhiều Khi Chúng Ta Lo Lắng Rằng Nếu Nói “Không” Thì Chúng Ta Sẽ Làm Tổn Thương Mối Quan Hệ Tốt Đẹp. Vì Thế Chúng Ta ậm ừ Và Nói Đồng Ý. Hoặc Chúng Ta Mủi Lòng Và Nói Đồng Ý Khi Người Đó Kiên Trì.
Sự Thật Là - Hầu Hết Mọi Người Sẽ Chấp Nhận Lời Từ Chối Của Bạn Khi Bạn Thể Hiện Sự Chân Thành. Không Dối Trá, Không Viện Cớ. Chỉ Cần Thể Hiện Sự Thành Thật. Ví Dụ: “Tôi Không Rảnh Để Gặp Nhau Từ Nay Đến Tháng 6 Vì Tôi Bận [X]”, Hoặc “Đó Không Phải Những Gì Tôi Muốn Làm Lúc Này, Xin Lỗi”.
Trong Tập Podcast Của Tôi Về Làm Thế Nào Để Nói Không Với Người Khác , Tôi Đã Chia Sẻ Rằng Tôi Từng Được Một Người Mà Tôi Đánh Giá Cao Mời Vào Ban Cố Vấn. Mặc Dù Tôi Muốn Từ Chối, Nhưng Tôi Không Có Lý Do Thỏa Đáng Để Làm Như Vậy. Không Phải Vì Tôi Có Mối Bận Tâm Nào Khác - Tôi Chỉ Đơn Giản Muốn Tập Trung Vào Công Việc Của Riêng Mình, Đó Thực Sự Là Một Lý Do Chính Đáng. Lo Lắng Về Điều Này Trong Vài Ngày, Sửa Đi Sửa Lại Email Trả Lời Của Mình, Tôi Đã Quyết Định Thành Thật Và Nói Rằng: Việc Tham Gia Vào Ban Cố Vấn Sẽ Lấy Mất Thời Gian Cho Các Dự Án Riêng Của Tôi Và Tôi Không Muốn Tham Gia Nếu Tôi Không Thể Cống Hiến 100% Khả Năng Của Mình. Sau Đó Tôi Nhấp “Gửi”.
Tôi Không Ngờ, Anh Ấy Đã Trả Lời Ngay Trong Ngày Và Nói Với Tôi Rằng Anh Ấy Đã Đọc Email Với Một Nụ Cười Và Rằng Điều Đó Hoàn Toàn Ổn!
Nhiều Khi, Sự Lo Lắng Của Chúng Ta Về Người Khác Là Vô Căn Cứ. Tập Trung Vào Việc Phản Hồi Một Cách Chân Thành, Không Nói Dối Hoặc Đưa Ra Lời Bào Chữa. Nếu Người Kia Hiểu Thì Họ Sẽ Thông Cảm. Nếu Không, Ngay Từ Đầu Họ Có Thể Đã Có Những Kỳ Vọng Không Phù Hợp Vào Bạn Và Tốt Nhất Bạn Không Nên Tạo Gánh Nặng Cho Bản Thân Vì Những Kỳ Vọng Đó (Xem #6).
3. Tập Trung Vào Yêu Cầu Không Phải Người Yêu Cầu
Một Trong Những Lý Do Khiến Tôi Gặp Khó Khăn Khi Nói “Không” Trước Đây Là Vì Tôi Không Muốn Từ Chối Người Đó . Mẹ Tôi Đã Không Kề Cạnh Khi Tôi Còn Nhỏ (Bởi Vì Bà Không Nhạy Cảm Về Mặt Cảm Xúc ), Và Điều Đó Khiến Tôi Muốn Trở Thành Một Người Có Thể Dựa Dẫm. Tuy Nhiên, Như Tôi Đã Chia Sẻ Ở Trên, Việc Đồng Ý Với Mọi Người Khiến Tôi Kiệt Sức. Lúc Đó Tôi Hoàn Toàn Trống Rỗng Và Đau Khổ.
Khi Học Cách Nói Không, Tôi Tập Trung Vào Yêu Cầu Chứ Không Phải Vào Con Người. Có Nghĩa Là, Thay Vì Cảm Thấy Buộc Phải Đồng Ý Vì Sợ Làm Người Đó Thất Vọng, Tôi Học Cách Xem Xét Yêu Cầu Và Đánh Giá Xem Nó Có Phù Hợp Với Kế Hoạch Của Mình Hay Không. Đây Có Phải Là Điều Tôi Thực Sự Làm Được Không? Đây Có Phải Là Điều Tôi Có Đủ Khả Năng Để Làm Bây Giờ Không? Cân Nhắc Về Danh Sách Việc Cần Làm Của Mình, Tôi Có Thể Làm Việc Này Mà Không Ảnh Hưởng Đến Chúng Không?
Nếu Câu Trả Lời Là “Không” Thì Tôi Sẽ Từ Chối. Đó Không Phải Vì Người Yêu Cầu. Không Có Gì Liên Quan Đến Cá Nhân. Chỉ Đơn Giản Là Vì Yêu Cầu Và Yêu Cầu Đó Không Phải Là Điều Tôi Có Thể Thực Hiện Vào Lúc Này. Khi Xem Xét Các Yêu Cầu Như Vậy, Bạn Sẽ Từ Chối Một Cách Khách Quan Những Yêu Cầu Không Phù Hợp Với Mình, Thay Vì Buộc Bản Thân Phải Nói Đồng Ý Chỉ Để Khiến Mọi Người Hài Lòng.
4. Hãy Tích Cực
Chúng Ta Được Dạy Rằng Từ “Không” Có Nghĩa Tiêu Cực Và Việc Nói “Không” Sẽ Dẫn Đến Xung Đột. Tuy Nhiên Ta Có Thể Nói “Không” Và Duy Trì Mối Quan Hệ Hài Hòa. Dưới Đây Là Cách Để Bạn Thực Hiện Điều Đó.
Để Bắt Đầu, Hãy Ngừng Liên Kết “Không” Với Sự Tiêu Cực. Hãy Thừa Nhận Đó Là Một Phần Tất Yếu Trong Giao Tiếp Của Con Người. Khi Bạn Coi “Không” Là Một Điều Xấu, Năng Lượng Tiêu Cực Này Sẽ Vô Tình Được Thể Hiện Trong Phản Ứng Của Bạn. Bạn Không Cần Thiết Phải Cảm Thấy Tồi Tệ, Tội Lỗi Hay Lo Lắng Về Cảm Xúc Của Người Khác (Quá Mức). Điều Này Không Có Nghĩa Là Bạn Nên Trả Lời Một Cách Thiếu Tế Nhị , Nhưng Bạn Không Nên Bị Ám Ảnh Quá Mức Về Những Gì Người Khác Cảm Nhận.
Tiếp Theo, Khi Nói “Không”, Hãy Bình Tĩnh Giải Thích Tình Huống Của Bạn. Hãy Cho Người Đó Biết Rằng Bạn Đánh Giá Cao Lời Mời/Yêu Cầu Của Họ Nhưng Bạn Không Thể Thực Hiện Vì [X]. Có Thể Bạn Có Những Ưu Tiên Khác, Hoặc Bạn Đang Bận Việc Gì Đó, Hoặc Đơn Giản Là Bạn Không Có Thời Gian. Bạn Rất Muốn Giúp Đỡ Hoặc Tham Gia Nếu Có Thể, Nhưng Đó Không Phải Là Điều Bạn Có Đủ Khả Năng Để Làm Lúc Này.
Ngay Cả Khi Bạn Từ Chối Yêu Cầu Của Người Đó, Hãy Đưa Ra Các Đề Nghị Khác Trong Tương Lai. Hãy Cho Người Đó Biết Rằng Bạn Luôn Có Thể Kết Nối Lại Sau Đó Để Gặp Gỡ, Cộng Tác, Thảo Luận, V.V.
Nguồn Ảnh: Pinterest
5. Đưa Ra Giải Pháp Thay Thế
Điều Này Là Tùy Chọn, Nhưng Nếu Bạn Biết Một Giải Pháp Thay Thế, Hãy Chia Sẻ Nó. Ví Dụ: Nếu Bạn Biết Ai Đó Có Thể Giúp Đỡ Họ, Hãy Chia Sẻ Thông Tin Liên Hệ (Tất Nhiên Là Với Sự Cho Phép Của Người Đó). Điều Này Chỉ Thực Hiện Được Khi Bạn Biết Được Một Giải Pháp Thay Thế, Chứ Không Phải Để Bù Đắp Cho Việc Từ Chối. Bạn Không Có Trách Nhiệm Tìm Giải Pháp Thay Thế Cho Người Khác.
6. Đừng Bắt Mình Phải Chịu Trách Nhiệm Về Cảm Xúc Của Người Khác
Nguyên Nhân Chính Khiến Tôi Không Thể Nói Lời Từ Chối Trong Quá Khứ Là Vì Tôi Không Muốn Khiến Người Khác Thấy Tồi Tệ. Tôi Nghĩ Mình Phải Chịu Trách Nhiệm Về Cảm Giác Của Người Khác Và Tôi Không Muốn Họ Buồn.
Kết Quả Là Tôi Cố Gắng Hết Mình Chỉ Để Làm Người Khác Vui. Tôi Đã Giành Vô Số Đêm Để Hoàn Thành Công Việc Vì Đặt Nhu Cầu Của Người Khác Lên Trước Nhu Cầu Của Mình Và Chỉ Có Thời Gian Cho Việc Riêng Của Mình Vào Ban Đêm. Điều Này Thật Khủng Khiếp Đối Với Sức Khỏe Và Tinh Thần Của Tôi.
Tại Một Thời Điểm Nào Đó, Chúng Ta Cần Vạch Ra Ranh Giới Giữa Việc Giúp Đỡ Người Khác Và Giúp Đỡ Chính Mình. Để Giúp Đỡ Người Khác , Chúng Ta Cần Bảo Vệ Sức Khỏe Và Hạnh Phúc Của Mình. Đừng Bắt Mình Phải Chịu Trách Nhiệm Về Cảm Xúc Của Người Khác, Đặc Biệt Nếu Họ Có Xu Hướng Phản Ứng Tiêu Cực Trước Lời Từ Chối Của Bạn, Hay Mong Đợi Rằng Bạn Nên Ở Bên Họ (Trong Khi Bạn Không Có Nghĩa Vụ Phải Làm Điều Đó) Và Dường Như Không Chấp Nhận Lời Từ Chối. Nếu Người Đó Chấp Nhận Câu “Không” Của Bạn, Thì Tuyệt Vời; Nếu Không Thì Tệ Quá. Hãy Làm Những Gì Bạn Có Thể Và Rời Đi Nếu Nó Nằm Ngoài Những Gì Bạn Có Thể Giúp Đỡ… Điều Này Dẫn Đến Lời Khuyên Số 7.
7. Hãy Sẵn Sàng Buông Bỏ
Nếu Người Đó Không Tôn Trọng Nhu Cầu Của Bạn Và Mong Đợi Bạn Luôn Nói Đồng Ý, Thì Bạn Có Thể Cân Nhắc Lại Mối Quan Hệ.
Chúng Ta Thường Được Dạy Phải Duy Trì Sự Hòa Hợp Bằng Mọi Giá, Đó Là Lý Do Tại Sao Chúng Ta Không Thích Nói Không - Chúng Ta Không Muốn Tạo Ra Bất Hòa. Điều Này Thực Sự Đúng Với Văn Hóa Của Tôi, Nơi Mọi Người Nói “Có” Ngay Cả Khi Họ Không Đồng Ý Với Điều Gì Đó, Chỉ Để Nuôi Dưỡng Sự Oán Giận Và Phàn Nàn Về Điều Đó Sau Này.
Nhưng Nếu Một Mối Quan Hệ Đang Khiến Bạn Kiệt Sức, Bạn Phải Tự Hỏi Bản Thân Xem Liệu Mối Quan Hệ Này Có Phải Là Điều Bạn Mong Muốn Hay Không. Một Mối Quan Hệ Lành Mạnh Là Cả Hai Bên Đều Hỗ Trợ Lẫn Nhau Mà Không Phải Là Nơi Một Bên Liên Tục Cho Và Cho Trong Khi Bên Kia Cứ Đòi Và Nhận.
Khi Tôi Xem Xét Về Những Mối Quan Hệ Khiến Tôi Kiệt Sức, Tôi Không Phải Là Chính Mình Trong Những Kết Nối Đó, Tôi Được Kỳ Vọng Sẽ Nói Đồng Ý Và Đối Phương Sẽ Không Vui Nếu Tôi Nói Không. Trong Những Mối Quan Hệ Như Vậy, Người Kia Sẽ Không Hài Lòng Khi Có Sự Từ Chối - Không Quan Trọng Việc Nói “Không” Như Thế Nào Vì Người Đó Chỉ Mong Đợi Một Câu “Có”.
Nếu Bạn Đang Đối Mặt Với Một Người Như Vậy, Câu Hỏi Đặt Ra Cho Bạn Là Liệu Mối Quan Hệ Này Có Đáng Để Duy Trì Không?
Nếu Không, Thì Thật Đơn Giản - Chỉ Cần Buông Bỏ Nó.
Nếu Đây Là Một Mối Quan Hệ Quan Trọng Với Bạn Thì Hãy Cho Người Đó Biết Về Vấn Đề Này . Có Thể Họ Không Nhận Thức Được Mình Đang Làm Gì Và Một Cuộc Trò Chuyện Cởi Mở, Trung Thực Sẽ Giúp Họ Nhận Ra Điều Đó.
Vì Vậy, Thay Vì Lo Lắng Về Việc Nói Không Với Người Không Chấp Nhận Câu Trả Lời Đó, Bạn Hãy Giải Quyết Vấn Đề Cốt Lõi - Rằng Bạn Đang Ở Trong Một Mối Quan Hệ Mà Bạn Được Kỳ Vọng Là Người Cho Đi . Hãy Loại Bỏ Những Mối Quan Hệ Độc Hại Và Không Lành Mạnh Trong Quá Trình Đó. Có Lẽ Thông Qua Nó, Bạn Sẽ Củng Cố Được Mối Quan Hệ Của Mình Với Họ. Bởi Vì Lúc Này Bạn Có Thể Thành Thật Với Họ Và Nói “Có” Hoặc “Không” Tùy Ý Bạn Mà Không Cảm Thấy Tội Lỗi, Sợ Hãi Hay Do Dự - Việc Nói “Không” Vốn Dĩ Là Vậy.